Đối với một doanh nghiệp cụ thể nào đó muốn thực hiện các giải pháp để phục hồi khi gặp khó khăn trong kinh tế của doanh nghiệp hay khủng hoảng của công ty thì vấn đề tái tổ chức lại cấu trúc của công ty rất quan trọng và cần thiết. Vậy tái tổ chức là gì? Đặc điểm và ảnh hưởng của tái tổ chức tới cổ đông?
Mục lục bài viết
1. Tái tổ chức là gì?
Tái tổ chức trong tiếng Anh là Reorganization.
Tái tổ chức là một quá trình được thiết kế để phục hồi một công ty gặp khó khăn về tài chính hoặc phá sản. Tái tổ chức liên quan đến việc điều chỉnh lại tài sản và nợ trên báo cáo tài chính của công ty, cũng như tổ chức các cuộc đàm phán với chủ nợ để sắp xếp các khoản thanh toán nợ còn lại.
Tái tổ chức là một nỗ lực để duy trì hoạt động của một công ty đang phải đối mặt với phá sản thông qua các thỏa thuận đặc biệt và tái cấu trúc để giảm thiểu khả năng tái diễn các tình huống trong quá khứ.
Quá trình tái tổ chức được giám sát bởi tòa án và tập trung vào việc tái cấu trúc tài chính của công ty sau khi phá sản. Trong thời gian này, công ty được bảo vệ khỏi khiếu nại của các chủ nợ.
Sau khi tòa án phá sản phê duyệt kế hoạch tái tổ chức, công ty sẽ trả nợ cho các chủ nợ trong khả năng tối đa, cũng như cơ cấu lại tài chính, hoạt động, quản lí và bất cứ điều gì khác được coi là cần thiết để vực dậy doanh nghiệp.
Luật phá sản của Mỹ cho phép các công ty đại chúng lựa chọn để tái tổ chức, đàm phán lại khoản nợ của họ với các chủ nợ để cố gắng có được các điều khoản tốt hơn. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động và trả nợ. Đây được coi là một bước quyết liệt, và quá trình này phức tạp và tốn kém.
2. Đặc điểm của tái tổ chức tới cổ đông:
+ Để cải thiện Bảng cân đối kế toán của công ty (bằng cách loại bỏ bộ phận không có lợi từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty)
+ Giảm nhân viên (bằng cách đóng cửa hoặc bán bớt phần không có lợi)
+ Thay đổi trong quản lý doanh nghiệp
+ Xử lý các tài sản không được sử dụng đúng mức, chẳng hạn như nhãn hiệu/quyền sáng chế/điểm bán hàng…
+ Thuê ngoài đối với một số hoạt động của công ty như hỗ trợ kỹ thuật, quản lý tiền lương,…
+ Chuyển dịch các hoạt động như di chuyển các hoạt động sản xuất đến các địa điểm có chi phí thấp hơn.
+ Sắp xếp lại các chức năng như tiếp thị, bán hàng và phân phối.
+ Tái đàm phán hợp đồng lao động để giảm chi phí.
+ Sắp xếp lại hoặc tái cấp vốn nợ để giảm thiểu các khoản thanh toán lãi.
+ Tiến hành một chiến dịch quan hệ công chúng nói chung để tái định vị công ty với người tiêu dùng.
3. Ảnh hưởng của tái tổ chức tới cổ đông:
Tái tổ chức thường không tốt cho các cổ đông và chủ nợ, do họ thể mất một phần đáng kể hoặc toàn bộ khoản đầu tư của mình. Nếu công ty thành công từ việc tái tổ chức, nó có thể phát hành cổ phiếu mới, điều này sẽ loại bỏ các cổ đông trước đó.
Nếu việc tổ chức lại không thành công, công ty sẽ thanh lì và bán bớt bất kì tài sản nào còn lại. Các cổ đông sẽ là những người cuối cùng có thể nhận bất kì khoản tiền nào còn lại sau khi trả tiền cho các chủ nợ, trái chủ và cổ đông ưu đãi, và trong một số trường hợp, họ không nhận được gì.
Tái tổ chức cấu trúc công ty
Tái tổ chức cũng có thể có nghĩa là một sự thay đổi trong cấu trúc hoặc quyền sở hữu của một công ty thông qua việc sáp nhập hoặc hợp nhất, chuyển nhượng, thay đổi cơ cấu vốn hoặc thay đổi cấu trúc quản lí – hay còn được gọi là tái cấu trúc.
Kiểu tái tổ chức này có nhiều khả năng là tin tốt cho các cổ đông vì nó được kì vọng sẽ cải thiện hiệu suất của công ty. Để thành công, việc tái tổ chức phải cải thiện khả năng ra quyết định và thực thi của công ty. Kiểu tái tổ chức này có thể diễn ra sau khi một công ty có được một tổng giám đốc điều hành mới.
Trong một số trường hợp, kiểu tái tổ chức thứ hai có thể là tiền thân cho loại tái tổ chức đầu tiên. Nếu công thất bại trong việc tái tổ chức thông qua biện pháp nào đó – ví dụ như sáp nhập, thì sau đó nó có thể cố gắng tái tổ chức thông qua luật phá sản của Mỹ.
4. Trình tự tái tổ chức cấu trúc doanh nghiệp:
Hiện nay ta thấy đối với việ tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp dựa trên nền tảng là cấu trúc cũ nhằm mục đích thay đổi cấu trúc, phương thức vận hành để khắc phục những yếu kém nội tại, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong tương lai.
Theo đó đa phần với việc tái cấu trúc doanh nghiệp có thể được áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc chỉ tái cấu trúc một phần ví dụ như vận hành, bộ máy nhân sự, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh,… tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của doanh nghiệp. Ví dụ như, nếu một công ty đang có vấn đề về cơ cấu nhân sự, còn các bộ phận khác vẫn hoạt động bình thường thì doanh nghiệp sẽ xem xét tái cấu trúc về cơ cấu nhân sự thôi. Bên cạnh đó hai khái niệm cơ bản về tái cấu trúc doanh nghiệp và tái lập doanh nghiệp là khác nhau hoàn toàn. Theo đó để có thể đưa ra phương hướng đúng đắn cho doanh nghiệp thì cần hiểu và phân biệt rõ hai khái niệm này. Khái niệm tái lập rộng hơn tái cấu trúc, nó bao gồm việc thiết lập, cải tổ và xây dựng dựa trên một nền tảng hoàn toàn mới. Còn tái cấu trúc là cải thiện các vấn đề nội tại dựa trên nền tảng sẵn có.
Bước 1: Xác định rõ tình trạng của doanh nghiệp
Đầu tiên ta có thể thấy trong 5 bước tái cấu trúc doanh nghiệp, việc xác định rõ tình trạng của doanh nghiệp là bước đi bắt buộc và hiển nhiên trong việc thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp. Như vậy nên các doanh nghiệp cần phải có kết hoạch để thống kê và xác định được việc trì trệ, lỏng lẻo ở đâu, bộ phận, phòng ban nào hoạt động chưa hiệu quả thì mới có thể lên kế hoạch tái thiết được.
Sau khi đã xác định chính xác tình trang của doanh nghiệp rồi thì mới có thể đưa ra mục tiêu và phạm vi tái cấu trúc cụ thể. Trong phần mục tiêu, không chỉ là mục tiêu chung mà cần chia cụ thể mục tiêu riêng cho từng nhóm và từng bộ phận.
Tiếp theo đó tại phạm vi tái cấu trúc cần tổng quát các nội dung và được hết những lổ hổng trong hệ thống, cách vận hành. Có thể căn cứ vào tình hình hiện tại của công ty mà phạm vi này có thể chỉ là một vài lĩnh vực hay toàn bộ công ty.
Bước 2: Lập bản kế hoạch và thiết kế chi tiết
Ở bước này ta có thể thấy đối vưới việc thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp là cả một quá trình mà bất cứ bước đi nào cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả của cả quá trình đó nên việc lập ra bản kế hoạch và thiết kế chi tiết là một việc vô cùng quan trọng.
Bên cạnh đó đây là một quá trình nên tất cả đều phải diễn ra theo thứ tự. Vậy nên, doanh nghiệp cần xác định những lĩnh vực có thể triển khai sớm nhất để có thể làm chủ được tiến độ và phù hợp với mức độ, tình trạng cấp bách của doanh nghiệp.
Bước 3: Xác lập phương thức tiếp cận
Một yếu tố không thể bỏ qua chính là phương thức tiếp cận. Việc lựa chọn phương thức tiếp cận không phù hợp thì việc tái cấu trúc sẽ trở nên đình trệ và bị kéo dài.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn cần phải đưa ra chiến lược thực hiện và kế hoạch theo kiểu cuốn chiếu. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra sự rõ rang trong việc thực tiện tái cấu trúc.
Bước 4: Triển khai kế hoạch theo từng bước
Tại bước này sau khi thực hiện hoàn tất tại bước 3 đã có được kế hoạch cuốn chiếu thì doanh nghiệp cần bắt tay vào triển khai từng bước một, không nên quá vội vàng dẫn đến không đảm bảo được hiệu quả.
Sau khi hoàn thành mỗi bước của kế hoạch, cần liên tục đánh giá về độ hiệu quả của nó, xem xét đã phù hợp chưa và có cần điều chỉnh ở đâu không.
Bước 5: Vận hành hệ thống mới và đánh giá định kỳ
Theo đó ta thấy có 5 bước cơ bản và trong các bước tái cấu trúc doanh nghiệp cuối cùng, sau khi hoàn thành tất cả các bước của kế hoạch, doanh nghiệp vận hành toàn bộ hệ thống mới. Trong quá trình này, cần có những đợt đánh giá định kỳ để biết kế hoạch tái cấu trúc này có mức độ hiệu quả đến đâu, đem lại chất lượng và đúng mục tiêu đề ra hay chưa.