Tài sản tiềm tàng là một thuật ngữ được sử dụng trong tài chính doanh nghiệp. Yếu tố tiềm tàng thể hiện khả năng có hoặc không đối với giá trị này. Dựa trên một căn cứ nào đó, doanh nghiệp có thể xác định các nguồn có thể trở thành tài sản trong tương lai. Tài sản tiềm tàng là gì? Đặc điểm và ví dụ về tài sản tiềm tàng
Mục lục bài viết
1. Tài sản tiềm tàng là gì?
Tài sản tiềm tàng trong tiếng Anh là Contingent Asset.
Khái niệm
Tài sản tiềm tàng là một lợi ích kinh tế tiềm năng phụ thuộc vào các sự kiện trong tương lai. Đây là tài sản có thể phát sinh trong tương lai và ngoài sự kiểm soát của công ty. Việc hình thành tài sản tiềm tàng phụ thuộc vào sự thay đổi, các diễn biến của các sự kiện trong tương lai.
Đó có thể là các yếu tố được xem xét trong một vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại. Với các căc cứ cho rằng có thể phát sinh các khoản bồi thường và công ty sẽ nhận được các giá trị tương ứng. Tuy nhiên, đây không phải căn cứ chắc chắn công ty sẽ nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào. Việc xem xét và đưa ra quyết định giải quyết vụ kiện thuộc về cơ quan có thẩm quyền. Khi các yếu tố xoay quanh xem xét giải quyết, các tình tiết có lợi cho doanh nghiệp thì họ mới có cơ sở xem xét đây chính là tài sản tiềm năng của doanh nghiệp mình.
Không có cơ sở xác định giá trị tài sản tiềm tàng.
Ngoài kiểm soát thể hiện khi công ty có căn cứ để xác định các giá trị đó có thể được tạo ra. Tuy nhiên công ty không có quyền hay khả năng quyết định. Công ty không biết chắc chắn liệu những lợi ích này sẽ thành hiện thực không. Và không thể xác định giá trị kinh tế chính xác của chúng.
Các yếu tố xem xét khả năng tiềm tàng của tài sản có thể được nhận biết được dễ dàng. Tuy nhiên, việc đó có thể trở thành tài sản thực tế không lại không thuộc yếu tố chủ động của công ty. Do đó không có cơ sở nào khẳng định được các giá trị này được hình thành trong tương lai.
Do đó những tài sản này không được ghi lại trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, chúng có thể được ghi chú trong thuyết minh báo cáo tài chính kèm theo. Nếu chúng đáp ứng một số điều kiện.
Tài sản tiềm tàng còn được gọi là tài sản tiềm năng.
Các tài sản này có thể trở thành tài sản trong tương lai của công ty. Nếu các điều kiện tác động đều được tạo ra theo hướng thuận lợi cho công ty. Khi đó, các giá trị tài sản công ty nhận được là giá trị thực tế. Do yếu tố khả năng này mà tài sản tiềm tàng còn được xem xét với tên gọi là tài sản tiềm năng. Đó là việc giúp tăng khả năng tài chính của công ty. Kèm theo các giá trị phát sinh trên tài sản khi nó được sử dụng trong đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên, yếu tố tiềm năng chỉ được xem xét khi tài sản này được tuyên bố là của công ty và thuộc sở hữu của công ty.
2. Đặc điểm về tài sản tiềm tàng:
Có thể được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán.
Trong trường hợp thông thường, các giá trị tài sản không được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán. Bởi yếu tố không có cơ sở xem xét vằ chắc chắn đây là tài sản thực tế. Như vậy, để căn cứ được xác lập một cách chắc chắn, cần xem xét khoảng thời gian. Ở những khoảng thời gian đầu của sự kiện, không có căn cứ để xác định. Tuy nhiên, nếu sự kiện vẫn diễn ra với các thuận lợi, thì khả năng công ty thu được các khoản lợi nhuận là rất cao. Khi các yếu tố được xác lập với khả năng cao, các dòng tiền liên quan đến nó trở nên tương đối chắc chắn.
Vậy để tài sản tiềm tàng trở thành một tài sản được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, cần phụ thuộc vào các khoản thời gian nhất định. Càng những khoảng thời gian về sau của sự kiện, các thông tin đưa đến kết luận về khả năng của doanh nghiệp càng chắc chắc. Tuy nhiên do đây là dòng tiền tiềm tàng của tương lai nên các khoảng thời gian xem xét cũng khác nhau. Nó phụ thuộc vào hoạt động thực tế đưa đến căn cứ xác định dòng tiền của doanh nghiệp là gì. Các nội dung của sự kiện. Sự kiện được giải quyết với mục đích gì?…
Khó xác định giá trị và khả năng trở thành tài sản trong tương lai.
Việc dựa trên căn cứ xác định chỉ hướng đến hoạt động xác định tài sản tiềm tàng. Ngoài ra doanh nghiệp không có căn cứ khác trong xác định dòng tiền. Do đó mà trong hoạt động thực tế, khó xác định các giá trị của dòng tiền.
Để trở thành tài sản tiềm năng, doanh nghiệp phải thực hiện xem xét trong thời gian có các
Tài sản tiềm tàng có thể phát sinh khi chưa biết rõ giá trị kinh tế của nó. Ngoài ra, tài sản tiềm tàng cũng có thể phát sinh do không chắc chắn sự kiện tạo ra nó liệu có xảy ra không và xảy ra khi nào. Một tài sản tiềm tàng xuất hiện do các sự kiện trước đó, nhưng toàn bộ thông tin tài sản sẽ không được thu thập cho đến khi các sự kiện trong tương lai xảy ra.
Các công ty phải đánh giá lại tài sản tiềm tàng liên tục.
Các tài sản tiềm tàng dù không được tính trong giá trị tài sản của công ty. Nhưng lại có liên quan đến hoạt động xác định cơ hội, hay rủi ro. Đó cũng là giá trị công ty cần quan tâm khi ước tính các khoản thu nhập đạt được tối đa. Với các dự án đầu tư lớn cần sự liều lĩnh, các tài sản này có thể được đưa vào ước tính giá trị của công ty. Việc thống kê và báo cáo cũng được thực hiện như hoạt động kiểm kê tài sản. Do đó, với các tài sản tiềm tàng cũng được báo cáo trong các báo cáo về tài chính. Và nó được thể hiện dưới hình thức của khoản thu nhập ước tính đạt được trong tương lai.
Công ty ước tính bằng cách sử dụng một loạt các kết quả có thể xảy ra. Bao gồm các phương án khi khoản tài sản này trở thành tài sản thực tế. Và các phương án khi giá trị này không trở thành giá trị thực tế. Ngoài ra việc đánh giá các trường hợp còn phải đưa ra phương án khi phát sinh các rủi ro liên quan. Cũng như trong trường hợp đó thì kinh nghiệm với các tài sản tiềm tàng tương tự là gì.
Thực hiện các báo cáo đối với ước tính giá trị tài sản tiềm tàng.
Mặc dù trên thực tế không có cơ sở để đánh giá cụ thể giá trị tài sản. Tuy nhiên dựa trên các tình tiết trên thực tế. Phải xây dựng các báo cáo ước tính giá trị. Khi ước tính số tiền để báo cáo, phải sử dụng định giá tài sản ước tính thấp nhất. Bởi việc đánh giá này cũng ảnh hưởng đến thực tế. Trong khi một giá trị không chắc chắc có được đem nên cân đối giá trị, không nên đẩy các giá trị lên cao, bởi vì yếu tố khả thi là rất nhỏ. Tài sản tiềm tàng không được ghi nhận lợi nhuận cho đến khi lợi nhuận thực sự xảy ra.
Các giá trị khi được ước lượng có thể không xảy ra trong thực tế, cho nên không dược nên các phương án tìm kiếm lợi nhuận khi thực sự có cơ sở chắc chắn về tài sản. Hoặc để chắc chắn không gây ra các tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, tài sản có thể không được báo cáo cho đến một khoảng thời gian sau khi phát sinh chi phí liên quan. Tức là khi tiến hành báo cáo đã xác định được tài sản đó được thuộc sở hữu doanh nghiệp, và nó phát sinh các chi phí liên quan.
3. Ví dụ về tài sản tiềm tàng:
Công ty A tham gia vào một vụ kiện với mong muốn nhận được bồi thường thiệt hại. Do họ đưa ra các căn cứ cho rằng quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình bị xâm phạm. Với yêu cầu đòi bồi thường, công ty A có thể xác định trong tài chính doanh nghiệp đang xuất hiện một tài sản tiềm tàng. Dựa trên các điều kiện yêu cầu đòi bồi thường, công ty cũng xác định được tương đối về giá trị của khoản thu này.
Tuy nhiên đây chỉ được coi là tài sản tiềm tàng vì kết quả của vụ việc vẫn chưa được biết. Cũng như giá trị số tiền bồi thường vẫn chưa được xác định. Việc xác định này phải dựa trên các mốc thời gian mới, khi các yêu cầu của công ty được xem xét. Đó các bất lợi hay tạo ra lợi thế cho công ty kiện bồi thường. Nếu xác định được phàn thằng của mình trong vụ kiện khi cơ quan thẩm quyền đã tiến hành xem xét trong, công ty A có thể ước lượng giá trị khoản tài sản tiềm năng này. Khoản giá trị này thường được tiết lộ trong báo cáo tài chính. Nhưng sẽ không được ghi nhận là một tài sản cho đến khi vụ kiện được giải quyết.
Bình luận hoạt động ghi nhận tài sản tiềm tàng.
Như vậy trong hoạt động tài chính của một công ty, cần có những ghi nhận thường xuyên về tài sản tiềm tàng. Các ghi nhận giúp đánh giá các khả năng tăng tài chính trong tương lai. Bên cạnh các tài sản tiềm tàng, là các ghi nhận các khoản nợ tiềm tàng. Các yếu tố này giúp công ty làm chủ trong hoạt động tài chính của mình. Có những điều chỉnh phù hợp với tình hình và nhanh chóng thích nghi với các thay đổi.