Lĩnh vực bảo hiểm hiện nay rất đa dạng với đối tượng bảo hiểm, ngoài bảo hiểm đối với con người hiện nay có các loại bảo hiểm đối với tài sản, trong đó có những loại tài sản nằm trong nhóm tà sản có nguy cơ rủi ro cao hơn so với loại tài sản khác, những loại tài sản này thường được gọi là " Tài sản rủi ro mục tiêu ".
Mục lục bài viết
1. Tài sản rủi ro mục tiêu là gì?
Tài sản rủi ro mục tiêu trong tiếng Anh là ” Target Risk Asset”.
Khi nhắc tới loại tài sản rủi ro mục tiêu chúng ta hiểu đây là các lớp tài sản được loại trừ khỏi phạm vi bảo hiểm trên hợp đồng bảo hiểm hoặc hợp đồng tái bảo hiểm do rủi ro cá biệt của chúng và theo đó một hợp đồng bảo hiểm hoặc hợp đồng tái bảo hiểm riêng biệt có thể bảo hiểm một loại tài sản rủi ro mục tiêu.
2. Đặc điểm và tài sản rủi ro mục tiêu trong thương mại:
Khi một công ty bảo hiểm cấp một hợp đồng bảo hiểm, họ đồng ý sẽ bảo hiểm cho chủ hợp đồng khỏi những tổn thất do các rủi ro cá biệt. Công ty bảo hiểm nhận các trách nhiệm pháp lí này đổi lại một khoản phí bảo hiểm từ chủ sở hữu hợp đồng. Các công ty đảm bảo mức phí bảo hiểm này dựa trên các tổn thất quá khứ cũng như ước tính tần suất có thể xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các tổn thất đó trong tương lai.
Công ty bảo hiểm có thể qui định một số tài sản có rủi ro cao hơn nhiều so với những tài sản khác và loại trừ những mục đó khỏi phạm vi được bảo hiểm. Những tài sản này là những tài sản rủi ro mục tiêu do công ty bảo hiểm xác định chúng là các tài sản loại trừ. Tài sản loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm là các loại tài sản bị cấm cấp bảo hiểm hoặc bảo hiểm tái bảo hiểm riêng.Các loại tài sản rơi vào nhóm tài sản rủi ro mục tiêu thường rất đắt đỏ để thay thế hoặc là có nhiều khả năng xảy ra các yêu cầu bồi thường lớn.
Ví dụ hợp đồng bảo hiểm nhà ở có thể loại trừ các tác phẩm nghệ thuật trang trí trong nhà vì giá trị của các tác phẩm nghệ thuật có thể vượt xa giá của các tài sản khác trong ngôi nhà.
Tài sản rủi ro mục tiêu trong Thương mại, hiện nay trong các hợp đồng bảo hiểm thương mại chẳng hạn như bảo hiểm trách nhiệm hay bảo hiểm tài sản, các công ty bảo hiểm thường được yêu cầu bảo hiểm một số lượng lớn các tài sản kinh doanh. Ví dụ một doanh nghiệp muốn bảo hiểm cho đội xe của họ, nếu các loại tài sản được bảo hiểm đa dạng, công ty bảo hiểm sẽ xác định xem mỗi tài sản có đang mang cùng một mức độ rủi ro hay không.
Tài sản rủi ro mục tiêu có thể được bảo hiểm trong một hợp đồng tái bảo hiểm tiềm năng, vì loại hợp đồng này được thiết kế để bảo hiểm một rủi ro duy nhất hoặc một nhóm các rủi ro hẹp. Tái bảo hiểm tạm thời khác với hợp đồng tái bảo hiểm ở chỗ loại tái bảo hiểm này có công ty tái bảo hiểm tự động chấp nhận tất cả các rủi ro được nhượng trong một lớp tài sản cụ thể.
3. Ý nghĩa của bảo hiểm về tài sản:
Bảo hiểm về tài sản đóng vai trò rất lớn, nó giúp cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phòng ngừa những rủi ro bất ngờ xảy ra trong tương lai mà chúng ta không thể nào đoán trước nhằm mục đích để hạn chế tổn thất, bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh… Khi xảy ra rủi ro trong phạm vi của bảo hiểm công ty bảo hiểm phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người tham gia bảo hiểm theo các khoản trong hợp đồng. Tùy các mức bảo hiểm tài sản mà bạn tham gia điều này giúp bạn san sẻ phần nào gánh nặng tài chính và những áp lực để bạn có thể yên tâm khắc phục hậu quả
Vai trò của bảo hiểm tài sản là có thể giúp đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước, bên cạnh đó cũng mang tới nhiều lợi ích thiết thực cho các cá nhân, gia đình và các tổ chức. Bảo hiểm tài sản chiếm được sự quan tâm của rất nhiều người, nhất là những chủ doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất bởi không chỉ mang vai trò trong việc ổn định an sinh xã hội, mà còn mang nhiều vai trò quan trọng khác nữa. Một số vai trò nổi bật về bảo hiểm tài sản như sau:
Thứ nhất, bảo hiểm tài sản đóng vai trò trong chuyển rủi ro, cụ thể đối với việc chuyển dịch rủi ro là một trong những vai trò chính của bảo hiểm tài sản cần được nhắc đến đầu tiên. Khi tham gia bảo hiểm cùng với việc đóng các mức phí theo quy định là bạn đã chuyển giao hoàn toàn những rủi ro được ước tính bằng tài chính sang cho công ty bảo hiểm.
Khi xảy ra bất kỳ sự cố nào đó gây tổn hại về tài sản (những tài sản mà bạn đã đóng bảo hiểm) thì phía công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho bạn. Do đó, bạn có thể yên tâm bởi những rủi ro không may của bạn đã được chia sẻ từ các công ty bảo hiểm.
Bảo hiểm tài sản còn có tác dụng san sẻ tổn thất tài chính với nguyên tắc lấy số đông bù số ít qua đó cũng san sẻ tổn thất là tác dụng hết sức quan trọng của bảo hiểm. Theo đó ta thấy khi số đông tham gia bảo hiểm, không phải tất cả mọi người tham gia đều gặp phải rủi ro tổn thất mà chỉ một số ít người trong đó không may gặp phải rủi ro. Như vậy có thể thấy thông qua việc đóng góp một khoản tiền nhỏ, người tham gia bảo hiểm không những được bảo vệ trước những thiệt hại về tài chính mà còn góp phần hỗ trợ, giúp đỡ những người không may khác ta thấy với tác dụng này đã thể hiện rõ nguyên tắc lấy số đông bù số ít và nguyên tắc tương hỗ.
Ngoài ra bảo hiểm tài sản còn giúp chúng ta kích thích tiết kiệm, cụ thể đó là bảo hiểm tài sản làm tác động rất lớn đến tư duy và suy nghĩ của nhiều cá nhân và các chủ doanh nghiệp. Bảo hiểm tài sản không chỉ mang tính bảo vệ cho doanh nghiệp của bạn trước những rủi ro không may xảy ra mà còn là một hình thức tiết kiệm khá linh hoạt. Đối với khoản tiền người tham gia bảo hiểm đóng khi không có sự cố thì chúng mang tính chất giống như tiền gửi tiết kiệm định kỳ hàng tháng. Do đó, đóng bảo hiểm cũng chính là một hình thức tiết kiệm vô cùng hiệu quả.
Bảo hiểm tài sản còn đóng vai trò đối với việc phát triển kinh tế xã hội cụ thể khi tham gia bảo hiểm tài sản bạn sẽ phải đóng một mức chi phí nhất định, khoản tiền đó được xem là một quỹ tiền tệ lớn nếu như không xảy ra sự cố hay thiệt hại phải bồi thường thiệt hại theo các điều khoản có trong hợp đồng. Với những khoản tiền đó, các công ty bảo hiểm sẽ tính toán đầu tư sao cho có được hiệu quả cao nhất. hiện nay trên thị trường, tình hình kinh tế mà các công ty bảo hiểm sẽ đầu tư vào nền kinh tế theo nhiều hình thức khác nhau như: Thị trường vốn, thị trường bất động sản và quan trọng nhất là thị trường chứng khoán. Điều đó giúp cho nền kinh tế của nước ta càng thêm phát triển mạnh mẽ hơn.
Cuối cùng đó là vai trò không thể thiếu như hỗ trợ làm ổn định chi phí cho cá nhân, doanh nghiệp của chúng ta nếu có sự cố xảy ra. Theo đó việc không tham gia bảo hiểm tài sản sẽ vô cùng thiệt thòi, vì dù bạn sẽ không mất bất kỳ một khoản tiền nào nhưng bạn sẽ phải tự lập ra các khoản tiền dự phòng cho các rủi ro. Số tiền dự phòng đó thậm chí còn cao hơn rất nhiều so với mức phí mà bạn phải đóng khi tham gia bảo hiểm.
Tham gia bảo hiểm tài sản giúp bạn hoàn toàn chủ động hơn về tài chính bởi sẽ được đảm bảo an toàn và chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại khi có sự cố xảy ra. bên cạnh đó bảo hiểm tài sản còn giúp chúng ta giảm thiểu tổn thất, mức độ thiệt hại thấp nhất bởi trong khi thực hiện nghiệp vụ đa phần các công ty bảo hiểm sẽ chú ý nhiều hơn đến các biện pháp phòng tránh. Điều đó là việc làm rất cần thiết để có thể bảo vệ được đối tượng bảo hiểm và đảm bảo an toàn cho con người và tài sản vật chất của xã hội. Như vậy chúng ra thấy đây là những vai trò quan trọng nhất của bảo hiểm tài sản mà bạn nên nắm bắt được. Tham gia bảo hiểm tài sản chắc chắn là điều mà các chủ doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất cần cân nhắc thật kỹ để tham gia bảo hiểm một cách hiệu quả nhất.