Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn luôn là các yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt tài sản ngắn hạn chiếm một tỷ trọng không hề nhỏ cũng như nắm giữ vai trò chủ chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Tài sản ngắn hạn là gì?
Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu.
Tài sản ngắn hạn tại doanh nghiệp hiện nay rất quan trong bởi nó thường được các chủ doanh nghiệp sử dụng rất thường xuyên. Những tài sản ngắn hàng này thường được dùng để chi trả các chi phí phát sinh khác nhau trong quá trình vận hành của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tài sản ngắn hạn cũng là thước đo phán ảnh tình hình biến động về kinh doanh của một doanh nghiệp.
Các tài sản ngắn hạn hiện nay của một doanh nghiệp có thể tồn tại với rất nhiều hình thái. Trong đó có thể kể tới một số tài sản như:
- Tiền
- Hiện vật có giá trị
- Các dạng đầu tư ngắn hạn
- Trái phiếu
- Cổ phiếu
Tài sản ngắn hạn (hay còn gọi là tài sản lưu động) đại diện cho tất cả các tài sản của một doanh nghiệp dự kiến sẽ được sử dụng, lưu chuyển và thu hồi vốn trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài hơn 12 tháng thì thời hạn áp dụng của tài sản ngắn hạn sẽ phải phụ thuộc vào chu kỳ hoạt động của họ. Tài sản lưu động xuất hiện trên bảng cân đối kế toán của công ty – một trong những báo cáo tài chính bắt buộc phải được hoàn thành mỗi năm.
Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, chứng khoán bán được, nợ phải trả trước và các tài sản ngắn hạn khác. Với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì giá trị của tài sản ngắn hạn sẽ thường có tỷ trọng lớn, dao động trong khoảng từ 25 – 50% tổng tài sản doanh nghiệp. Hơn nữa, tài sản ngắn hạn là những tài sản có tính thanh khoản cao và có thể dễ dàng bán để thu hồi tiền. Chính vì vậy việc quản lý cũng như sử dụng tài sản ngắn hạn sẽ có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.
- Các ví dụ về tài sản ngắn hạn:
1- Tiền và các khoản tương đương tiền: là tiền lưu động có trong bảng cân đối kế toán hiện tại của doanh nghiệp. Bao gồm tập hợp tài sản là các khoản đầu tư ngắn hạn và có tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền và có rủi ro thay đổi giá thấp
2- Các khoản nợ và các khoản phải thu: Các khoản nợ hoặc các khoản phải thu là số tiền doanh nghiệp chưa thanh toán, đã xuất hóa đơn nhưng chưa được chuyển tiền cho doanh nghiệp.
3- Chi phí trả trước: là những khoản chi phí do doanh nghiệp trả trước và được trả cho một kỳ hạn trong tương lai. Đó là lý do nó được thể hiện như một tài sản của doanh nghiệp. Ví dụ về chi phí trả trước là tiền thuê văn phòng: thường được thanh toán theo quý hoặc theo năm tùy vào hợp đồng thuê.
4- Đầu tư ngắn hạn: Khi doanh nghiệp có một số tiền nhàn rỗi trên bảng cân đối kế toán tức là doanh nghiệp sẽ loại bỏ chi phí cơ hội đầu tư cho khoản tiền nhàn rỗi đó. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ lựa chọn đầu tư số tiền chưa sử dụng đó vào các dự án kinh doanh ngắn hạn khác nhau như quỹ tương hỗ hoặc tiền gửi không kỳ hạn để đầu tư và sử dụng số tiền đó.
2. Đặc điểm của tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn có tính chất thay đổi hình thái biểu hiện liên tục trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Vì là ngắn hạn nên nó có thể được chuyển hóa từ tiền tệ sang vật chất và ngược lại. Đặc biệt mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có những hình thái về tài sản ngắn hạn là không giống nhau. Bên cạnh đó còn có một số đặc điểm khác như:
- Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao và thời gian luân chuyển nhanh chóng
- Tài sản ngắn hạn nhanh chóng thích nghi với sự biến động lên xuống của sản xuất và doanh số. Nguyên nhân là do những khoản đầu tư cho tài sản ngắn hạn có thể được hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không tốn kém quá nhiều chi phí.
- Trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn luôn được vận động, được chuyển hóa không ngừng để giúp cho việc sản xuất được diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng.
3. Tài sản ngắn hạn bao gồm:
Bên cạnh tiền mặt, các khoản tương đương tiền như cổ phiếu, tín phiếu Kho bạc ngắn hạn hoặc trái phiếu… thì những khoản mục sau cũng được bao gồm trong tài sản ngắn hạn.
- Khoản phải thu
Các khoản phải thu thể hiện số tiền do một công ty hàng hóa hoặc dịch vụ được giao hoặc sử dụng nhưng chưa được khách hàng thanh toán. Các khoản này được coi là tài sản ngắn hạn miễn là chúng có thể được thanh toán trong vòng một năm. Nếu một doanh nghiệp thực hiện bán hàng bằng cách cung cấp các điều khoản tín dụng dài hơn cho khách hàng của mình, thì một phần trong số những khoản phải thu đó có thể không đủ điều kiện để đưa vào tài sản ngắn hạn.
Cũng có thể một số khoản phải thu khó có khả năng thu hồi, việc này được phản ánh trong dự phòng phải thu khó đòi được khấu trừ vào các khoản phải thu. nếu khoản mục phải thu nào đó không thể thu hồi được thì nó sẽ được ghi trong chi phí nợ xấu và mục đó không được xem xét trong tài sản ngắn hạn.
- Hàng tồn kho
Hàng tồn kho đại diện cho nguyên liệu thô, linh kiện và thành phẩm. Đây là tài sản ngắn hạn, nhưng việc xem xét đối với mặt hàng này cần phải hết sức thận trọng. Các phương pháp kế toán khác nhau có thể được sử dụng để làm tăng hàng tồn kho, và đôi khi nó có thể không có khả năng thanh khoản như các tài sản ngắn hạn khác. Tùy thuộc vào sản phẩm và ngành công nghiệp.
Ví dụ, có rất ít hoặc không có gì đảm bảo rằng một tá thiết bị di chuyển đất nặng chi phí cao có thể được bán trong năm tới, nhưng có khả năng bán thành công một ngàn chiếc ô trong mùa mưa sắp tới . Hàng tồn kho có thể không thanh khoản như các khoản phải thu và nó làm chôn vốn lưu động. Một vài ngành công nghiệp có nhu cầu tiệu thụ thay đổi bất ngờ, hàng tồn kho có thể bị tồn đọng.
- Chi phí trả trước
Chi phí trả trước bao gồm cả các khoản thanh toán tạm ứng được thực hiện bởi một công ty đối với hàng hóa và dịch vụ sẽ được nhận trong tương lai. Nó được coi là tài sản ngắn hạn. Mặc dù chúng không thể được chuyển đổi thành tiền mặt, nhưng chúng là các khoản thanh toán đã được xử lý. Các thành phần như vậy giải phóng vốn cho những mục đích kinh doanh khác. Chi phí trả trước có thể bao gồm các khoản thanh toán cho các công ty bảo hiểm hoặc nhà thầu.
Trên bảng cân đôi kế toán, tài sản ngắn hạn sẽ được hiển thị theo thứ tự thanh khoản, nghĩa là các mặt hàng có khả năng và để chuyển đổi thành tiền mặt cao hơn sẽ được xếp hạng cao hơn. Thứ tự ưu tiên các thành phần của tài sản ngắn hạn là tiền mặt (bao gồm tiền tệ, kiểm tra tài khoản và tiền mặt), đầu tư ngắn hạn (như chứng khoán thị trường lỏng), các khoản phải thu, hàng tồn kho, vật tư và chi phí trả trước.
Do đó, công thức tài sản ngắn hạn là tổng hợp đơn giản của tất cả các tài sản có thể được chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng một năm. Chẳng hạn, nhìn vào bảng cân đối của một công ty, chúng ta có thể tính được:
Tài sản ngắn hạn = C + CE + I + AR + MS + PE + OLA |
Trong đó: |
C= Tiền mặt |
CE= Tương đương tiền |
I= Hàng tồn kho |
AR= Các khoản phải thu |
MS= Chứng khoán đầu tư |
PE= Chi phí trả trước |
OLA= Tài sản lưu động khác |
4. Cách tính tài sản ngắn hạn trong báo cáo tài chính:
Đối với việc tính giá tài sản ngắn hạn của các doanh nghiệp, các nhân viên kế toán cần chú ý những điều sau.
- Việc tính giá của tài sản ngắn hạn chỉ tiến hành tính giá tiền khi tài sản là ngoại tệ. Vì trong trường hợp này, tài sản được coi như một loại hàng hóa đặc biệt mà các đơn vị có thể thực hiện các giao dịch mua bán.
- Ngoài ra, với các khoản thu ngắn hạn cũng không tiến hành công tác tính giá của tài sản ngắn hạn. Nhưng trong những trường hợp thu hồi các khoản phải thu khó đòi, các kế toán cần phải lập dự phòng để không phản ánh cao hơn giá trị thực tế có thể có của tài sản.
Hiện nay, tài sản ngắn hạn của một doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn chính là nguồn vốn mà doanh nghiệp thường phải chi ra để sử dụng trong các hoạt động mua sắm, bảo trì các thiết bị; máy móc.
Cùng với đó là việc mua sắm nguyên liệu, hàng hóa nhằm mục đích sử dụng cho công việc kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính vì thế, tài sản ngắn hạn có thể coi như một điều kiện tiên quyết của tất cả quá trình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp nếu có khối lượng tài sản ngắn hạn đủ sẽ đảm bảo được các hoạt động kinh doanh cũng như quyết định được quy mô phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.
Kết luận: Tài sản ngắn hạn chiếm một vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình kinh doanh. Để tiến hành được thành công các hoạt động này thì nhất thiết doanh nghiệp cần phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu,… Chính vì vậy đây sẽ là một điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp có thể đi vào sản xuất kinh doanh bình thường.