Tái cơ cấu kinh tế là một hành động được thực hiện bởi một công ty để sửa đổi đáng kể các khía cạnh tài chính và hoạt động của công ty, thường là khi doanh nghiệp đang phải đối mặt với áp lực tài chính. Vậy tái cơ cấu kinh tế là gì? Nội dung và vai trò của tái cơ cấu kinh tế?
Mục lục bài viết
1. Tái cơ cấu kinh tế là gì?
Tái cơ cấu là một hành động được thực hiện bởi một công ty để sửa đổi đáng kể các khía cạnh tài chính và hoạt động của công ty, thường là khi doanh nghiệp đang phải đối mặt với áp lực tài chính. Tái cơ cấu là một loại hành động của công ty được thực hiện liên quan đến việc sửa đổi đáng kể nợ, hoạt động hoặc cơ cấu của công ty như một cách để hạn chế tổn hại tài chính và cải thiện hoạt động kinh doanh.
Khi một công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ của mình, công ty thường sẽ hợp nhất và điều chỉnh các điều khoản của khoản nợ trong một cơ cấu lại nợ, tạo ra một cách để thanh toán cho các trái chủ. Một công ty cũng có thể tái cơ cấu hoạt động hoặc cơ cấu của mình bằng cách cắt giảm chi phí, chẳng hạn như tiền lương, hoặc giảm quy mô thông qua việc bán tài sản. Tái cơ cấu là khi một công ty thực hiện những thay đổi đáng kể đối với cơ cấu tài chính hoặc hoạt động của mình, thường là trong khi bị ép buộc về tài chính. Các công ty cũng có thể tái cơ cấu khi chuẩn bị bán, mua lại, sáp nhập, thay đổi mục tiêu tổng thể hoặc chuyển giao quyền sở hữu. Sau khi tái cơ cấu, công ty sẽ được duy trì với các hoạt động kinh doanh trơn tru hơn, kinh tế hơn.
Kinh tế học là một môn khoa học xã hội liên quan đến việc sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Nó nghiên cứu cách các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ và quốc gia đưa ra lựa chọn về cách phân bổ nguồn lực. Kinh tế học tập trung vào các hành động của con người, dựa trên các giả định rằng con người hành động với hành vi hợp lý, nhằm tìm kiếm mức lợi ích hoặc tiện ích tối ưu nhất. Nền tảng của kinh tế học là các nghiên cứu về lao động và thương mại. Do có thể có nhiều ứng dụng lao động của con người và nhiều cách khác nhau để thu được các nguồn lực, nên kinh tế học có nhiệm vụ xác định phương pháp nào mang lại kết quả tốt nhất. Kinh tế học nói chung có thể được chia thành kinh tế vĩ mô, tập trung vào hành vi của nền kinh tế nói chung, và kinh tế vi mô, tập trung vào từng cá nhân và doanh nghiệp.
Từ hai định nghĩa về tái cơ cấu và định nghĩa về kinh tế vừa được tác giả đêu ra ở trên thì có thể hiểu một cách dơn giản nhất về tái cơ cấu kinh tế là sự thay đổi cơ cấu kinh tế của một chủ thể nhất định trên thị trường kinh tế từ quá trình sắp xếp, cơ cấu lại nền kinh tế với qui mô lớn hơn và tốc độ nhanh hơn theo như quy định của pháp luật hiện hành để đạt mục tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế của một chủ thể nhất định về kinh tế xã hội trong những giai đoạn phát triển kinh tế nhất định mà đã được các chủ thể có liên quan thông qua và thống nhất thực hiện việc chuyển đổi này.
Đối với sự hình thành và phát triển của một doanh nghiệp thì việc tái cơ cấu kin tế được xem là những đòi hỏi khách quan của quá trình vận động và phát triển. Đồng thời, thì trong một thời điểm nhất định, nền kinh tế cần phải có sự thay đổi để chuyển sang một trạng thái mới tốt hơn và ở đó sẽ phải đòi hỏi các chủ thể tham gia vào thị trường kinh tế này cần phải có trình độ cao hơn để có thể đáp ứng được với sự thay đổi này của nền kinh tế theo như quy luật phát triển tự nhiên của mọi sự vật hiện tượng trong xã hội hiện nay.
2. Nội dung của tái cơ cấu kinh tế:
Khi nhắc đến thuật ngữ về tái cơ cấu kinh tế thì chắc hẳn một điều rằng ai cũng biết đến đó chính là một trong những thay đổi trong thị trường kinh tế của một hay nhiều chủ thể mà việc thay đổi này nó lại được thể hiện dựa trên việc có tính bước ngoặt về cơ chế hay là những chính sách kinh tế nhất định mà các chủ thể có thể dự định được trước đó hoặc là không để đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội đặt ra. Đồng thời việc tái cơ cấu kinh tế này cũng đã là tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lí, đặc biệt là cơ cấu ngành và cơ cấu khu vực kinh tế sở hữu hợp lí.
Nói một cách chung nhất thì tái cơ cấu nền kinh tế được xác định là một quá trình Chính phủ chủ động thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một đất nước mà có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế nước khác bằng việc ban hành các chính sách về tài chính và tiền tệ hay là các chính sách về hành chính, kinh tế và sử dụng các công cụ thuộc chức năng và nhiệm vụ của mình theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Đồng thời, để tái cơ cấu kinh tế có thể tác động tới việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực cần thiết trong thị trương kinh tế nhất định để nhằm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo một xu hướng nhất định mà việc chuyển dịch này đã được Chính phủ dự định thực hiện trước đó và đạt được các mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn phát triển.
Đối với mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời tạo lập hệ thống đòn bẩy khuyến khích hợp lí. Thì sẽ cần đến một đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế nhằm mục tiêu ổn định và dài hạn, quan trong nhất là ưu đãi về thuế và các biện pháp khuyến khích đầu tư khác
Bên cạnh đó thì không thể nào không nhắc đến hoạt động thúc đẩy phân bố và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo cơ chế thị trường vào các ngành và những mặt hàng sản phẩm hay dịch vụ có lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra thì việc Chính phủ đưa ra các nội dung trong đề án để nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp và năng lực cạnh tranh; hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lí trên cơ sở cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế;
Hoạt động tái cơ cấu kinh tế được thực hiện là để phát triển các ngành và các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao. Việc này sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao trong những ngành kinh tế chính và từ đó từng bước thay thế các ngành công nghệ thấp và những giá trị gia tăng thấp để trở thành các ngành kinh tế chủ lực của một vùng kinh tế, của một quốc gia.
Hiểu theo một cách khác đơn giản hơn thì việc tái cơ cấu kinh tế được xác định như quá trình phân bố lại nguồn lực xã hội theo cơ chế thị trường, qua đó, nguồn lực xã hội sẽ được phân bố lại hợp lí hơn, được sử dụng có hiệu quả hơn. Mà ở đây sự thay đổi về phân bố nguồn lực nói trên sẽ từng bước làm thay đổi cách thức tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu và dần nâng cấp trình độ phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khác có tác động đến tái cơ cấu kinh tế, bao gồm môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng kết cấu hạ tầng, và chất lượng nguồn nhân lực.
3. Vai rò của tái cơ cấu kinh tế:
Một trong những vai trò của tái cơ cấu kinh tế không thể bỏ qua đó chính là việc tái cơ cấu được thực hiện ở tất cả các cấp độ của nền kinh tế bao gồm tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế, tái cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và tái cơ cấu các doanh nghiệp và trở thành xu hướng tái cơ cấu của các nền kinh tế trên thế giới.
Tái cơ cấu kinh tế cũng góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển kinh tế dựa vào tri thức, thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng thị trường mà trong đó chú trọng phát triển xanh và thân thiện với môi trường. Tái cơ cấu kinh tế đóng góp vai trò rất lớn trong hoạt động định hướng hướng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông qua việc tham gia ngày càng sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành, cũng như các mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế.
Không những thế mà tái cơ cấu nền kinh tế đống vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng thay thế nhằm giảm mức độ nhạy cảm về năng lượng và mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu. Không những thế mà việc tái cơ cấu kinh tế dựa trên quan hệ hài hòa giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Nền kinh tế phát triển theo hướng “đứng vững trên hai chân” một mặt đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, mặt khác tăng cường phục vụ thị trường nội địa và thúc đẩy đầu tư trong nội bộ nền kinh tế.