Tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp là hệ thống các luồng giá trị của những nguồn tài chính trong quá trình cấp phát, chấp hành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Chức năng và phân loại?
Pháp luật về đầu tư tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là tập hợp các quy định do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh tại các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
1. Tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp là gì?
– Tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp được hiểu là hệ thống các luồng giá trị của những nguồn tài chính trong quá trình cấp phát, chấp hành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp được thành lập nhằm mục đích phục vụ có hiệu quả cao nhất đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
– Tại thời điểm hiện tại, pháp luật về đầu tư tại đơn vị HC-KT đặc biệt được nhìn nhận dưới góc độ là pháp luật về đầu tư kinh doanh nói chung, thuộc bộ phận cấu thành của pháp luật về kinh doanh thương mại ở Việt Nam. Như vậy, pháp luật về đầu tư tại đặc khu kinh tế. Do khái niệm về đầu tư được hiểu theo nghĩa rộng nên pháp luật về đầu tư cũng cần được tiếp cận theo hướng bao quát được hết các khía cạnh cơ bản của hoạt động đầu tư. Như vậy, nội dung pháp luật về đầu tư tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được xây dựng cần đảm bảo có các vấn đề cơ bản sau:
+ Thứ nhất, quy định về thủ tục đầu tư tại đơn vị HC-KT đặc biệt. Thủ tục đầu tư hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các quy định về chủ thể đầu tư, hình thức đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư và trình tự thực hiện thủ tục đầu tư tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Thứ hai, quy định về các biện pháp khuyến khích đầu tư bao gồm bảo đảm đầu tư, hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư. Đây được coi là vấn đề quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đặc khu kinh tế. Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, chính sách ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp hoạt động tại đặc khu kinh tế thường tập trung ở các nhóm thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu nhập khẩu, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Trong công tác quản lý nhà nước về hải quan và kiểm tra biên giới, việc quản lý hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu vào đặc khu kinh tế được chia làm hai tuyến.
– Tuyến một là biên giới thực sự của Trung Quốc với các nước khác, hải quan và biên phòng ở tuyến này quản lý việc xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh với nước ngoài. Tuyến hai là ngăn cách đặc khu kinh tế với nội địa. Phương châm quản lý của Trung Quốc đối với đặc khu kinh tế là “bỏ lỏng tuyến một, quản chặt tuyến hai” tức là tạo điều kiện thuận lợi tự do cho người và hàng hóa từ nước ngoài ra vào đặc khu, mặt khác quản lý chặt chẽ việc buôn lậu trốn thuế nhập cư trái phép giữa đặc khu với nội địa nhằm bảo vệ thị trường nội địa và thực thi chính sách tự do hoá ở đặc khu.
– Tất cả hàng hóa ra vào đặc khu kinh tế đều phải chịu sự quản lý giám sát của hải quan Trung Quốc, kể cả hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu của đặc khu với nước ngoài hay với nội địa. Người mang hàng hoá vào các đặc khu kinh tế bắt buộc phải khai báo hải quan và phải có giấy phép nhập hàng vào đặc khu. Đối với hàng nhập khẩu cho nhu cầu tiêu dùng tại đặc khu, máy móc thiết bị, nguyên liệu linh kiện… dùng cho sản xuất đều được miễn thuế nhập khẩu và thuế công thương nghiệp với một số lượng nhất định. Về chính sách thuế xuất, nhập khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp trong đặc khu kinh tế có sự thay đổi theo thời gian, được điều chỉnh theo sự biến động của tình hình đầu tư.
– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không phải nộp thuế xuất nhập khẩu đối với các thiết bị sản xuất, nguyên liệu, phụ tùng thay thế, linh kiện, phương tiện giao thông và hàng hoá văn phòng phẩm, những vật dụng được nhập khẩu cho nhu cầu bản thân; các mặt hàng xuất khẩu do doanh nghiệp sản xuất ra trừ các mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu; các mặt hàng tiêu dùng, ngoài những mặt hàng chịu sự kiểm soát của Nhà nước như thuốc lá, rượu… được giảm thuế một nửa. Đối với thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới việc sau khi đầu tư tại nước sở tại và thu được một số lợi nhuận thì số lợi nhuận đó có thể được chuyển nguyên vẹn về nước họ hay không. Với thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài 0% tại đặc khu kinh tế đã bảo vệ được quyền lợi, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài; đó thực sự là một khuyến khích cho họ đầu tư. Về chính sách tiền tệ tín dụng và ngân hàng, một trong những yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất trong các đặc khu kinh tế là việc thành lập các trung tâm giao dịch ngoại hối. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền bán ngoại tệ vào thị trường trong nước, nhưng không được mua ngoại tệ trừ một số trường hợp nằm trong kế hoạch phân phối ngoại tệ của Nhà nước”.
– Với mục tiêu thu hút các nhà đầu tư có quy mô lớn nhằm tạo đột phá trong quá trình phát triển đặc khu, từ đó thúc đẩy kinh tế – xã hội đất nước phát triển, Dự thảo Luật còn có quy định về nhà đầu tư chiến lược. Khái niệm nhà đầu tư chiến lược đã được đưa ra ngay từ Dự thảo Luật đầu tiên và được nhiều lần chỉnh sửa trong các Dự thảo Luật. Dự thảo Luật lần 2 quy định nhà đầu tư có dự án đầu tư tại đặc khu chỉ cần đáp ứng điều kiện về quy mô vốn đầu tư là đạt tiêu chuẩn nhà đầu tư chiến lược. So với Dự thảo Luật lần 2 thì Dự thảo Luật hiện nay đã có sự tiến bộ hơn. Như vậy, có thể thấy, Dự thảo Luật hiện nay xem xét nhà đầu tư đạt tiêu chuẩn là nhà đầu tư chiến lược không chỉ dựa vào tiêu chí quy mô vốn đầu tư như Dự thảo Luật trước đây mà còn dựa vào các tiêu chí khác như có cam kết bằng văn bản về việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, cam kết đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, gắn bó lợi ích lâu dài với đặc khu…
Tuy nhiên, Việt Nam không có quy định về việc thẩm định để xác định khả năng thỏa mãn các tiêu chí mà hoàn toàn dựa vào cam kết của nhà đầu tư. Vậy nhà đầu tư chiến lược cam kết mà không thực hiện hoặc thực hiện nhưng thực hiện không đúng thì sẽ như thế nào? Mặc dù Dự thảo Luật đã ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tư chiến lược bằng quy định nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh do không thực hiện đúng cam kết của mình. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm như thế nào thì Dự thảo Luật chưa có quy định. Điều này dẫn đến nhà đầu tư có thể lợi dụng việc thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động hậu kiểm của cơ quan quản lý nhà nước để không thực hiện đúng các cam kết của mình.
– Bên cạnh đó, một số quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư chiến lược trong Dự thảo Luật chưa được quy định chặt chẽ. Cụ thể là nhà đầu tư chiến lược được ưu tiên khi lựa chọn thực hiện dự án đầu tư trên cùng địa bàn đặc khu trong trường hợp dự án đầu tư có từ hai nhà đầu tư trở lên quan tâm đề xuất thực hiện. Trường hợp có hai nhà đầu tư chiến lược trở lên quan tâm đề xuất thực hiện thì việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan (điểm a khoản 1 Điều 30 Dự thảo Luật). Vậy “pháp luật có liên quan” là pháp luật nào? Việc quy định không rõ ràng dễ dẫn đến lạm dụng và tiêu cực.
2. Chức năng và phân loại:
– Theo quy định tại Điều 18 Dự thảo Luật, nhà đầu tư có quyền đầu tư tại đặc khu theo các hình thức sau: đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; thực hiện dự án đầu tư tại đặc khu; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế có trụ sở chính tại đặc khu; đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) với tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu; đầu tư theo hình thức hợp đồng đối tác công tư (hợp đồng PPP) giữa nhà đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế có liên quan. Ngoài các hình thức đầu tư trên, nhà đầu tư có quyền đề xuất thực hiện hình thức đầu tư khác tại đặc khu phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam. Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định việc thực hiện hình thức đầu tư trên cơ sở đề xuất của nhà đầu tư. Như vậy, Dự thảo Luật cho phép nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện các hình thức đầu tư khác sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu chấp thuận. Đây là căn cứ pháp lý để triển khai các hình thức đầu tư mới phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng chưa được quy định tại pháp luật hiện hành.
– Theo Dự thảo Luật, các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư tại đặc khu được chia thành ba nhóm dự án đầu tư là: dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc phân chia các nhóm thủ tục đầu tư này dựa vào mức độ quản lý của Nhà nước đối với dự án đầu tư. Theo đó, thủ tục đầu tư được phân chia thành hai loại cơ bản: thủ tục quyết định chủ trương đầu tư và thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Qua quá trình nghiên cứu, có thể nhận thấy Dự thảo Luật đã có những cải cách thủ tục hành chính về đầu tư kinh doanh theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn so với thủ tục đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao hay các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, tăng tính công khai, minh bạch nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong tiếp cận và thực hiện các thủ tục đầu tư.