Trong hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế có rất nhiều những phương pháp được thực hiện với các mục đích phục vụ cho những trường hợp cần thiết hoặc đó cũng là một hình thức trong kinh doanh đối với ngân hàng thương mại như việc sử dụng hình thức tái chiết khấu. Vậy tái chiết khấu là gì? Đặc điểm, nội dung và ví dụ tái chiết khấu như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tái chiết khấu là gì?
Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại, trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu những giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng thương mại để nhận lấy một khoản tiền bằng giá trị đến hạn trừ đi lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí.
Theo Luật các tổ chức tín dụng 47/2010/QH12: “Chiết khấu là việc mua có kì hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán”.
Tái chiết khấu trong tiếng Anh là Rediscount.
Tái chiết khấu là việc một công cụ nợ ngắn hạn và có thể chuyển nhượng được chiết khấu lần thứ hai. Khi thanh khoản trên thị trường thấp, các ngân hàng có thể tăng tiền mặt bằng cách tái chiết khấu. Tái chiết khấu cũng là một phương thức ngân hàng Trung ương cấp vốn cho các ngân hàng.
2. Hình thức tái chiết khấu:
– Mua có kì hạn giấy tờ có giá: Là việc ngân hàng mua và nhận chuyển nhượng quyền sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng đồng thời khách hàng cam kết sẽ mua lại giấy tờ có giá đó sau một khoảng thời gian xác định tại hợp đồng chiết khấu.
– Mua có bảo lưu quyền truy đòi giấy tờ có giá: Là việc ngân hàng mua và nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán từ khách hàng, khách hàng có trách nhiệm hoàn trả đối với số tiền chiết khấu, lãi chiết khấu và các chi phí hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động chiết khấu.
Sở dĩ chọn chiết khấu lần thứ hai trong quá trình chiết khấu la bởi nhận thức được ưu điểm đáng có của việc chiết khấu đó là:
– Chiết khấu là nghiệp vụ ít rủi ro, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là khá chắc chắn. Ưu điểm này xuất phát từ đặc điểm của hối phiếu là có tính đảm bảo cao cho người thụ hưởng.
– Đây là hình thức tín dụng khá đơn giản, ít phiền phức đối với ngân hàng, bởi thủ tục và quy trình cho vay khá đơn giản. Chiết khấu không làm “đóng băng vốn” của ngân hàng và thời hạn chiết khấu ngắn (thường nhỏ hơn 90 ngày) và ngân hàng thương mại có thể khá dễ dàng xin tái chiết khấu hối phiếu ở Ngân hàng có nhu cầu về vốn.
– Tiền cấp cho khách hàng khi chiết khấu thường được chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, bởi vậy nó lại tạo nguồn vốn cho ngân hàng.
Tái chiết khấu xảy ra khi một công cụ nợ chuyển nhượng ngắn hạn được chiết khấu lần thứ hai. Lý do mà công ty phát hành sẽ làm điều này là để kích thích nhu cầu cho vay khi lãi suất của nhà đầu tư cạn kiệt. Do đó, khi thanh khoản trên thị trường thấp, các ngân hàng có thể cố gắng huy động vốn bằng cách tái chiết khấu.
Tái chiết khấu còn được hiểu một cách chi tiết hơn là:
– Tái chiết khấu là việc hạ thấp giá trị thị trường của một công cụ nợ lần thứ hai, làm tăng chênh lệch giữa giá chiết khấu và mệnh giá của nó.
– Tái chiết khấu được sử dụng để khơi dậy nhu cầu mới giữa các nhà đầu tư trái phiếu và giúp các công ty huy động vốn nợ trên các thị trường bi quan.
– Tái chiết khấu cũng có thể đề cập đến khoản tài trợ do ngân hàng trung ương cung cấp cho các ngân hàng, trong đó ngân hàng trung ương sẽ tái chiết khấu một kỳ phiếu đã chiết khấu từ người đi vay cho một ngân hàng để tạo tính thanh khoản cho ngân hàng.
Trong hoạt động tái chiết khấu còn được tính lãi tái chiết khấu là lãi suất tính trên số tiền ghi trên thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị trước khi đến hạn thanh toán. Lãi suất tái chiết khẩu là giá cả của dịch vụ mua, bán thương phiếu, giấy tờ có giá. Lãi suất tái chiết khấu được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi.
Về tính chất thì lãi suất tái chiết khấu là lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Trung ương đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán, được ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ.…
Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó) để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn. Đến khi các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán, vì vậy họ bán lại các khoản sẽ thu này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho ngân hàng nhà nước một khoản.
Như vậy, để áp dụng phương pháp tái chiết khấu một cách có hiệu quả thì phải hiểu được tính chất từ việc chiết khấu, sử dụng biệp pháp chiết khấu để kết hợp với hinh thức tái chiết khấu với mục đich để kích thích nhu cầu cho vay khi lãi suất của nhà đầu tư lâm vào tình trạng có dấu hiệu cạn kiệt.
3. Đặc điểm, nội dung tái chiết khấu:
Nội dung
– Để thu hút các nhà đầu tư, các công ty phát hành nợ có thể chiết khấu trái phiếu của họ, nghĩa là các nhà đầu tư có thể mua trái phiếu với giá thấp hơn mệnh giá của nó và nhận được số tiền bằng với mệnh giá của trái phiếu khi đáo hạn.
Nếu đề nghị đầu tiên không tạo ra lãi đủ sức hấp dẫn với nhà đầu tư, nhà phát hành có thể áp dụng chiết khấu bổ sung cho trái phiếu, làm tăng chênh lệch giữa giá chiết khấu và mệnh giá. Khi điều này xảy ra, ta gọi tổ chức phát hành tái chiết khấu trái phiếu.
– Ngân hàng Trung ương tái chiết khấu
Thuật ngữ tái chiết khấu cũng đề cập đến quá trình một ngân hàng Trung ương hoặc Cục Dự trữ Liên bang chiết khấu giấy tờ có giá đã được ngân hàng chiết khấu.
Ngân hàng trung ương là ngân hàng đầu não của mỗi quốc gia, là ngân hàng độc quyền phát và thực hiện các chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Cục Dự trữ Liên bang là một định chế tài chính phi lợi nhuận, thuộc sở hữu của các ngân hàng thành viên do chính phủ Mỹ thành lập. Nó bao gồm 12 ngân hàng Dự trữ Liên bang và khoảng 5000 ngân hàng thành viên.
Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Việc tái chiết khấu của ngân hàng Trung ương thường được gọi là cửa sổ chiết khấu (discount window). Thuật ngữ này xuất phát từ những ngày mà nhân viên giao dịch sẽ đến cửa sổ tại ngân hàng Trung ương để tái chiết khấu chứng khoán của công ty.
Cục Dự trữ Liên bang được trao quyền chấp nhận các khoản vay và nghĩa vụ nợ khác của ngân hàng làm tài sản thế chấp cho các khoản tài trợ tại cửa sổ chiết khấu. Cửa sổ chiết khấu được Fed sử dụng để tái chiết khấu chứng khoán tư nhân. Đây được coi như một công cụ để trực tiếp cung cấp vốn cho các ngân hàng với một mức lãi suất cụ thể. Do đó, nó ảnh hưởng đến chi phí biên của ngân hàng.
4. Ví dụ về tái chiết khấu:
Một khách hàng vay ngân hàng 10.000 đô la và kí vào một hối phiếu nhận nợ cho biết rằng họ sẽ trả lại cho ngân hàng 12.500 đô la sau một năm. Sự khác biệt về giá mà ngân hàng nhận lại khi đáo hạn và số tiền cho vay là tiền mà ngân hàng kiếm được từ khoản vay.
Hối phiếu nhận nợ là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng qui định trên hối phiếu nhận nợ hoặc theo lệnh của người này để trả cho một người khác.
Nếu ngân hàng muốn nhận tiền trợ cấp vốn từ Cục Dự trữ Liên bang, ngân hàng có thể tái chiết khấu hối phiếu đủ điều kiện này tại cửa sổ chiết khấu của Fed với giá 11.500 đô la. Khi làm như vậy, Cục Dự trữ Liên bang sẽ sở hữu hối phiếu.
Ngân hàng Trung ương sẽ tái chiết khấu giấy tờ có giá cho một ngân hàng để hỗ trợ vấn đề thanh khoản thấp do một số yếu tố như tính thời vụ hoặc thiếu tiền gửi của khách hàng.
Như vậy, từ những nội dung được trình bày trên có thể thấy nội dung của tái chiết khấu với mục đích chính đó là thu hút sự đầu tư hay chính các công ty phát hành nợ có thể chiết khấu. Quá trình này diễn ra bởi hai cơ quan đó là Ngân hàng nhà nước trung ương và Cục Dự trữ Liên bang thông qua loại giấy tờ có giá tức là giấy tờ có tính xác thực cho hoạt động tái chiết khấu đó.