Tách rời tương quan là thuật ngữ được sử dụng trong thị trường trao đổi, buôn bán hàng hóa. Với yếu tố chuyển dịch các khối tài sản không đồng nhất. Việc xác định này giúp các chuyên gia trong đánh giá tính chất tương quan giữa khối tài sản. Tách rời tương quan là gì? Tách rời tương quan giữa các thị trường
Mục lục bài viết
1. Tách rời tương quan là gì?
Tách rời tương quan trong tiếng Anh là Decoupling.
Tách rời tương quan là thuật ngữ chỉ hiện tượng lợi nhuận của một lớp tài sản dịch chuyển chệch khỏi hướng đi dự kiến. Các tương quan ban đầu được xác định không còn đi theo quỹ đạo. Được xác định bởi các mô hình tương quan với các lớp tài sản khác. Có thể hiểu ban đầu, so với các lớp tài sản, chúng có một sự tương quan và đặt dưới các dự kiến mà con người căn cứ. Thể hiện cụ thể khi sự chuyển dịch ban đầu dự kiến là tăng. Trong khi thực thế phản ánh giá trị lớp tài sản đó giảm. Để xác định được sự chuyển dịch cần so sánh và căn cứ với các lớp tài sản khác.
Khi một nhóm các khoản đầu tư hoặc tài sản có tương quan cao, được dự kiến vẫn sẽ có tương quan ổn định trong tương lai. Lại có những chuyển dịch đi lạc khỏi các đặc tính tương quan thống thường của chúng. Thì sự tách rời tương quan đã diễn ra.
Tuy nhiên, với một số tác động, quá trình biến đổi làm lợi nhuận của một lớp tài sản không còn đi đúng hướng dự kiến. Trong hoạt động kinh tế thị trường, các chuyên gia có đánh giá và dự kiến nhằm đưa ra các hướng phát triển lợi nhuận trong tương lai. Do đó mà một số lớp tài sản khác nhau khi có ảnh hưởng tác động cũng sẽ được xem xét. Với quy luật ban đầu của thị trường, các lớp tài sản này cũng phát triển theo một quy luật. Khi đó được gọi là có sự tương quan giữa chúng.
Tách rời tương quan diễn ra khi các lớp tài sản khác nhau cùng tham gia trong thị trường.
Vốn thường tăng hoặc giảm cùng nhau theo quy luật hoặc tính chất tương đương. Bắt đầu dịch chuyển theo các hướng ngược lại không theo các dự kiến ban đầu và hướng chuyển dịch từ trước. Các lớp tài sản này chuyển dịch theo một hướng, trong khi lớp tào sản khác chuyển dịch theo hướng ngược lại. Một bên tăng trong khi một bên khác giảm xuống.
Ví dụ như giá dầu và khí đốt tự nhiên thường tăng/ giảm cùng nhau. Do chúng có sự tác động qua lại trong tính chất. Cũng sự liên quan mật thiết. Thông thường một sản phẩm hàng hóa có giá trị cao khi chúng cần thiết với nhu cầu. Trong khi cách sản xuất cần nhiều công đoạn, chi phí dùng cho sản xuất cao. Sự tách rời tương quan xảy ra khi giá dầu dịch chuyển theo một hướng. Và khí tự nhiên dịch chuyển theo hướng ngược lại.
Hay ví dụ, giá trị của vàng giảm. Như vậy thông thường sẽ kéo theo công ty khai thác vàng giảm giá trị. Tuy nhiên, thực tế giá trị của họ lại tăng giá trị. Điều này phản ánh các công ty này đã được tách rời tương quan với giá vàng.
Đặc điểm Tách rời tương quan
Để thực hiện xem xét trong tách rồi tương quan. Trong hoạt động đầu tư thường sử dụng phương pháp thống kê tương quan. Tức là sự thống kê, nhằm xác định tính tương quan có diễn ra theo dự kiến ban đầu không. Hay xảy ra hiện tượng tách rời tương quan. Để thực hiện phương pháp này, hoạt động thống kê đưa ra xác định mối quan hệ giữa hai tài sản trở lên. Với các tài sản này theo các thống kê với những giai đoạn nhất định đều thể hiện sự tương quan. Các giá trị kéo theo cùng tăng hoặc cùng giảm theo quỹ đạo. Các chuyên gia hoàn toàn có thể xác định được các nguyên nhân, hay các nhân tố tác động đến sự tương quan đó.
Với các tương quan diễn ra ổn định, nó phù hợp với đòi hỏi và quy luật của thị trường. Cho đến khi diễn ra các tách rời tương quan. Hoạt động này đưa đến sự biến đổi nhất định của thị trường. Từ đó mà các chuyên gia cần xem xét, đánh giá dựa trên các tác động và biến đổi. Cũng như sự tách rời tương quan đặt ra đòi hỏi hay thách thức nào cho nền kinh tế. Cũng như ảnh hưởng ra sao đối với các tài sản tương quan ban đầu.
Giá trị hệ số tương quan.
Giá trị này là thước đo được sử dụng để tính mức độ mạnh của mối tương quan giữa hai tài sản. Nó thường nằm trong phạm vi từ -1 đến +1. Trong đó, giá trị cao hơn biểu thị hai tài sản có tương quan mạnh hơn. Với các hướng đi về chiều âm và dương trên một trục. Hệ số 0 được gán làm mốc đối với xem xét tính chất của sự chuyển dịch.
– Hệ số tương quan bằng -1: các tài sản dịch chuyển theo hướng ngược nhau.
– Hệ số bằng +1: các tài sản sẽ dịch chuyển theo cùng một hướng.
Tách rời tương quan trong hoạt động đầu tư.
Để đa dạng hóa cho các hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư thường tham gia nhiều hoạt động khác nhau. Điều này giúp họ tránh các rủi ro khi một số hoạt động đầu tư không thu được lợi nhuận. Nói cách khác là hoạt động đầu tư không đem lại lợi nhuận. Do đó để đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Cũng như tìm kiếm các lợi nhuận bù đắp các rủi ro có thể xảy ra trên các khoản đầu tư. Nhà đầu tư sẽ thực hiện phân bổ đầu tư cho các tài sản không tương quan. Tuy nhiên vẫn xem xét trên các khả năng sinh lợi mà hoạt động đầu tư mang lại.
Khi một lớp tài sản có xu hướng giảm khả năng tạo ra giá trị, họ có những khoản đầu tư khác vẫn phát sinh giá trị và tìm kiếm lợi nhuận. Tối đa hóa việc giảm thiểu các rủi ro. Bởi khi giá trị một tài sản giảm xuống, các khoản đầu tư khác trong danh mục đầu tư sẽ không tương quan. Giá trị các khoản đầu tư khác đem lại vẫn đảm bảo và ổn định. Bảo vệ nhà đầu tư khỏi các rủi ro và tổn thất quá lớn.Thông thường, các cổ phiếu trong cùng ngành, lĩnh vực sẽ có mối tương quan cùng chiều cao. Bởi các tính chất kéo theo trong sản xuất, kinh doanh. Vì vậy nhiều nhà đầu tư thường tham gia đầu tư với các dự án khác nhau. Kết hợp cổ phiếu từ nhiều ngành trong danh mục của mình.
2. Tách rời tương quan giữa các thị trường:
Cơ bản có thể hiểu, tách rời tương quan thể hiện sự dịch chuyển tương quan giữa các lớp tài sản khác nhau trong cùng một thị trường. Trong khi tách rời tương quan giữa các thị trường thể hiện sự chuyển dịch tương quan giữa các thị trường khác nhau.
2.1. Khái niệm:
Tách rời tương quan giữa các thị trường là thuật ngữ chỉ hiện tượng lợi nhuận của các thị trường khác nhau chuyển chệch khỏi hướng đi dự kiến. Các tương quan ban đầu được xác định không còn đi theo quỹ đạo. Được xác định bởi các mô hình tương quan với các lớp thị trường khác ban đầu có diễn ra sự tương quan. Có thể hiểu ban đầu, so với các thị trường khác, chúng có một sự tương quan và đặt dưới các dự kiến mà con người căn cứ.
Các thị trường ban đầu đặt trong sự tương quan khi có các yếu tố tương đương tác động đến hoạt động và hiệu quả của thị trường. Tuy nhiên, với các tác động từ yếu tố chủ quan hoặc khách quan, chúng xảy ra sự tách rời tương quan. Khi mà xảy các giá trị của thị trường có các hướng chuyển dịch khác nhau. Như vậy có thể thấy được rằng, các thị trường và các nền kinh tế một khi đã dịch chuyển cùng nhau, cũng có thể bị tách rời tương quan.
Các tách rồi tương quan này thường không phổ biến so với tách rồi tương quan giữa các lớp tài sản. Bởi vì với các ngành và lĩnh vực hoạt động sẽ dễ dàng tương quan và dễ dàng tách rời hơn. Trong khi các thị trường có quy mô và tính chất rộng hơn. Sự tách rời phải dựa vào nhiều yếu tố tác động dẫn đến chuyển dịch.
2.2. Ví dụ:
Ví dụ điển hình Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt đầu từ Mỹ. Tạo ra các tác động lớn đến kinh tế thế giới. Lan sang phần lớn các thị trường trên thế giới dẫn đến cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Như vậy, khi cùng có sự phát triển trong thị trường vào các thời điểm trước. Và đến khi xảy ra khủng hoảng, các nước có ảnh hưởng và quan hệ với thị trường với Mỹ khả năng lớn sẽ bị ảnh hưởng. Như vậy thể hiện sự tương quan giữa các thị trường. Tuy nhiên, nếu quốc gia nào thị trường vẫn phát triển và không chịu tác động từ Mỹ, thể hiện sự tách rời tương quan với thị trường của Mỹ. Nói rộng hơn là trong trường hợp này đã diễn ra sự tách rời tương quan giữa các thị trường.
Một số thị trường mới nổi lúc đó như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil đã không phụ thuộc vào thị trường của Mỹ. Nên khi khủng hoảng xảy ra, họ không bị ảnh hưởng. Các thị trường này đã chuyển hóa thành thị trường lớn tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của họ.
Như vậy việc xem xét tách rời tương quan giữa các lớp tài sản giúp phản ánh các thay đổi trong giá trị tài sản. Điều đó có thể xuất phát từ sự biến đổi một số yếu tố trong thị trường. Các tách rời tương quan xảy ra không chỉ tác động đến giá trị tài sản. Nó còn là căn cứ để nhà đầu tư xem xét, đánh giá lựa chọn dự án đầu tư phù hợp. Ngoài ra các chuyên gia có thể đánh giá các thay đổi đối với thị trường. Nó đem lại tác động tích cực và hạn chế gì cho thị trường.