Tác nghiệp là một thuật ngữ rất quen thuộc hiện nay. Thuật ngữ này cũng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, nghề nghiệp khác nhau. Việc tác nghiệp ở mỗi lĩnh vực, nghề nghiệp là một vấn đề rất được quan tâm. Chính vì thế mà bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tác nghiệp là gì?
Mục lục bài viết
1. Tác nghiệp là gì?
Ta hiểu về tác nghiệp như sau:
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta, bất cứ ai cũng đã từng nghe nhắc đến cụm từ tác nghiệp. Trên thực tế thì cụm từ này cũng như sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, nghề nghiệp khác nhau. Tác nghiệp có thể hiểu đơn giản quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việc theo chuyên môn của các chủ thể là những nhân viên trong một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nào đó như là các doanh nghiệp kinh doanh, cơ quan báo chí, truyền hình,… Tác nghiệp cũng sẽ có thể được thực hiện ngay chính các doanh nghiệp, cơ quan đó hoặc cũng có thể được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau, trên các tỉnh thành của đất nước hay thậm chí cả những quốc gia khác.
Thuật ngữ tác nghiệp ở từ điển Hán Nôm được định nghĩa là phận sự, vị trí làm việc. Từ đây thì chúng ta có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa của từ tác nghiệp cơ bản chính là: Ở tại mỗi một vị trí công việc cụ thể nào đấy trong cuộc sống sẽ đều có những công việc riêng của mình để nhằm mục đích có thể nói lên tính cách riêng của loại hình ngành nghề ấy.
Mục tiêu của tác nghiệp:
Mục tiêu của tác nghiệp cụ thể đó chính là nhằm mục đích có thể định hướng được cho các chủ thể đến một cái đích nhất định nào đó khi thực hiện công việc của mình. Đa số thì mục tiêu của việc tác nghiệp đều sẽ hướng chủ thể là những người thực hiện đến một kết quả tốt nhất, theo mong muốn mà mình đã đặt ra ban đầu. Và đối với từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể thì cũng sẽ đặt ra những mục tiêu tác nghiệp khác nhau để nhằm từ đó có thể thực hiện, thậm chí cả các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực cũng có thể đưa ra những mục tiêu tác nghiệp khác nhau, phụ thuộc vào chiến lược, kế hoạch phát triển của các doanh nghiệp đó.
Mục tiêu tác nghiệp trong giai đoạn hiện nay đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi người để nhằm mục đích có thể đảm bảo mang đến một kết quả tốt nhất cho chính bản thân của đối tượng tác nghiệp và với doanh nghiệp. Nếu như các chủ thể không xác định mục tiêu thì trong quá trình tác nghiệp chắc chắn bạn sẽ không thể hoàn thành các công đoạn một cách tốt nhất. Một đối tượng là nhà báo không xác định việc mình lấy thông tin để làm gì, lấy các thông tin như thế nào thì nhà báo đó sẽ không thể thu được một kết quả tốt và đúng với nhu cầu của mọi người.
Trước khi các chủ thể thực hiện tác nghiệp thì mỗi người trên thực tế sẽ đều phải đưa ra một kế hoạch thật cụ thể toàn bộ công việc mình cần phải làm, qua việc lập kế hoạch đó các chủ thể sẽ có thể đề xuất được chiến lược hay yêu cầu về trang thiết bị cần thiết cho công việc của mình được thực hiện một cách tốt nhất cũng như sẽ có thể đạt được mục tiêu mà bản thân và doanh nghiệp đã đề ra từ ban đầu.
2. Tác nghiệp trong tiếng Anh là gì?
Tác nghiệp trong tiếng Anh là: Operational.
3. Tìm hiểu về đi tác nghiệp:
Ta hiểu về đi tác nghiệp như sau:
Đi tác nghiệp có thể được hiểu một cách đơn giản là hoạt động của con người để tiến hành những công việc được phân công ở vai trò của mình.
Đối với mỗi một vị trí đã được phân công thì cũng sẽ đều có cách tác nghiệp riêng. Do đó mà sẽ cần phải có một chuỗi những hoạt động để có thể hoàn tất công việc của chính mình và những công việc ấy sẽ mang tính đặc thù khác biệt cho những công việc mà bạn đang đảm nhận.
Thời gian đi tác nghiệp:
Trên thực tế thì đối với thời gian đi tác nghiệp thì sẽ không có quy định cụ thể bởi vì thời gian đi tác nghiệp sẽ tùy vào từng lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau mà các chủ thể cũng sẽ có tính chất cũng như khối lượng công việc khác nhau.
Hơn thế nữa thì cho dù là cùng một công việc giống nhau nhưng thời gian để tư vấn, giới thiệu sản phẩm cho đến ký kết hợp đồng chắc chắn sẽ không thể giống nhau tại các địa điểm khác nhau. Chính vì thế, hiểu đơn giản thời gian tác nghiệp chính là khoảng thời gian mà các chủ thể có thể hoàn thành công việc của mình. Mặc dù thời gian này không có quy định cụ thể nhưng sẽ có thời hạn cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đưa ra nhằm mục đích để có thể đạt được kết quả trong thời gian hợp lý nhất.
4. Các khái niệm có liên quan đến tác nghiệp:
Một số khái niệm có liên quan đến tác nghiệp bao gồm:
– Thứ nhất: Kế hoạch tác nghiệp:
Kế hoạch tác nghiệp hay quy trình tác nghiệp được hiểu cơ bản chính là một hoạt động nhằm mục đích có thể thực hiện những công việc có sự liên kết với nhau để từ đó sẽ có thể tạo ra được một sản phẩm, hay mục đích cuối cùng có được của nó.
Đối với mỗi một bộ phận riêng và ở từng doanh nghiệp khác nhau thì những quy trình tác nghiệp sẽ có những sự khác biệt. Về mặt quy trình tác nghiệp của doanh nghiệp sẽ cần phải phù hợp với doanh nghiệp đó và những phòng ban sẽ đều phải tiến hành theo một tiến trình tác nghiệp thích hợp và đúng đắn.
Ta nhận thấy, lập kế hoạch tác nghiệp phải là những kế hoạch chi tiết, rõ ràng, cụ thể hóa kế hoạch chiến lược. Việc lập kế hoạch tác nghiệp có vai trò giúp doanh nghiệp trình bày rõ được chi tiết cần phải làm gì để từ đó có thể đạt được những mục tiêu tổng quát đã đề ra ở kế hoạch chiến lược.
Đa phần thì trong một doanh nghiệp, việc lập kế hoạch tác nghiệp sẽ thể hiện rõ những kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể sẽ bao gồm những kế hoạch xuất nhập hàng hóa, nhân sự, ngân sách, kế hoạch phát triển sản phẩm,… Các chủ thể là những nhà quản lí khi lập được kế hoạch tác nghiệp hoàn hảo cũng sẽ đảm bảo nhân sự trong doanh nghiệp cũng như xác định được rõ ràng trách nhiệm của mình. Con người là yếu tố vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp đối với quá trình lập kế hoạch tác nghiệp.
– Thứ hai: Quy trình tác nghiệp:
Quy trình tác nghiệp được hiểu là một hoạt động nhằm mục đích để thực hiện những công việc có liên quan tới nhau nhằm từ đó sẽ tạo ra được một sản phẩm, hay cũng có thể là kết quả sau cùng đạt được từ nó.
– Thứ ba: Công việc quản lý hoạt động:
Quản lý hoạt động tác nghiệp được hiểu là những công tác của các cấp quản lý, lãnh đạo để luôn đảm bảo rằng những nhân viên của mình vẫn đang thực hiện đúng theo hướng những gì đã được phân công trong kế hoạch trước đó.
– Thứ tư: Hoạt động điều khiển:
Điều khiển tác nghiệp thực chất chính là những hoạt động của những cấp quản lý trong điều hành hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó còn có cả những hoạt động tác nghiệp của chính doanh nghiệp ấy.
5. Tìm hiểu về tác nghiệp đối với ngành báo chí:
Tác nghiệp báo chí được hiểu như sau:
Ta nhận thấy rằng, ngành nghề thì tác nghiệp báo chí chính là cụm từ được nghe nhắc đến nhiều nhất. Tác nghiệp đối với ngành báo chí được hiểu cơ bản chính là những hoạt động chỉ công việc của các nhà báo, phóng viên, biên tập viên báo chí,… như là đi thực tế tại nhiều nơi, các địa điểm diễn ra các vấn đề nổi trội liên quan đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,… và ghi chép, lưu lại các thông tin đó rồi về biên tập và đưa lên các bài báo, các video clip, phóng sự,… qua các kênh truyền thông đại chúng để từ đó giúp tất cả mọi người có thể nắm bắt được tin tức một cách nhanh chóng nhất.
Chúng ta cũng sẽ có thể hiểu đơn giản tác nghiệp báo chí chính là một cụm từ nhằm mục đích để miêu tả những hoạt động của những chủ thể là các nhà báo, phóng viên ở những địa điểm có tin tức nổi bật.
Những thông tin quan trọng về tác nghiệp đối với ngành báo chí:
Tác nghiệp trong báo chí sẽ khác hoàn toàn so với tác nghiệp trong các doanh nghiệp, cụ thể như đó chính là môi trường tác nghiệp cùng với những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình các nhà báo, phóng viên, biên tập viên báo chí,… thực hiện tác nghiệp. Đó có thể là những rủi ro gián tiếp hoặc trực tiếp nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi và có thể xảy ra bất cứ lúc nào cụ thể có thể kể đến như là:
– Đầu tiên là vấn đề sức khỏe là điều đầu tiên và quan trọng nhất mà các nhà báo, phóng viên thường xuyên gặp phải. Các chủ thể khi đi công tác quá xa và với tần suất quá lớn, lượng công việc quá nhiều và liên tục hoạt động chắc chắn sẽ khiến cho sức khỏe bị sụt giảm đi rất nhiều.
– Đi tác nghiệp ở nhiều tỉnh thành, địa phương, các môi trường, lĩnh vực khác nhau cũng sẽ rất dễ gặp nguy hiểm, nhất là với những vụ việc, sự kiện liên quan đến bạo lực. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp nhà báo, phóng viên phải hy sinh trong quá trình tác nghiệp.
– Một số rủi ro gián tiếp có thể gặp phải đó là đưa những thông tin đúng sự thật và bị chính bản thân những người trong cuộc đó không chấp nhận, họ có thể đập phá các trang thiết bị, dụng cụ tác nghiệp cụ thể như là máy ảnh, máy quay,..
Chúng ta nhận thấy rằng, rủi ro luôn là điều mà không ai muốn gặp phải trong quá trình thực hiện tác nghiệp. Tuy nhiên, bất cứ ai cũng không thể nào bỏ nghề chỉ vì nghe đến những rủi ro có thể gặp phải đó. Do vậy, những chủ thể khi làm việc trong ngành báo chí cần phải hết sức lưu ý trong quá trình tác nghiệp để nhằm mục đích có thể giảm tránh tối đa những vấn đề rủi ro cho chính bản thân của mình.