Trên thị trường chứng khoán hiện nay ta thấy giao dịch thanh toán chứng khoán phải thưc hiện theo các nguyên tắc và cach thức hoạt động khác nhau. cụ thể là thanh toán theo " T+1, T+2, T+3 trong giao dịch". Vậy T+1, T+2, T+3 trong giao dịch là gì? Đặc điểm, cách hoạt động và ví dụ?
Mục lục bài viết
1. T+1, T+2, T+3 trong giao dịch là gì?
Trong hoạt động của thị trường chứng khoán thì có các nguyên tắc T+ cần lưu ý trong chứng khoán bởi vì các nguyên tắc này vô cùng quan trọng mà nhà đầu tư nào khi tham gia thị trường chứng khoán đều phải nắm rõ, cùng với những thuật nghĩ liên quan đến ngày giao dịch hưởng quyền và ngày thanh toán chứng khoán với T+1, T+2, T+3 trong giao dịch thì cần nắm rõ để thực hiện giao dịch được tốt hơn.
Chắc hẳn chúng ta đã có nghe qua về các thông số của giao dịch chứng khoán và nhất là các nhà đầu tư sẽ rất quan tâm tới vấn đề này và có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các thông số mà người ta gọi là T1 hay T +1, T2 hay T +2 hay T3 hoặc T+3 trong chứng khoán thì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn thông qua dữ liệu sau đây với bản thân người mới đầu tư cần hiểu rõ về các thuật ngữ này bởi nó liên quan đến hoạt đông mua và thanh toán.
Như chúng ta thấy thì các thông số T+1, T+2, T+3 để có thể tiến hành đề cập đến ngày thanh toán của các giao dịch chứng khoán. Chữ T là ngày giao dịch (Transaction), là ngày giao dịch diễn ra. Các số 1, 2 hoặc 3 biểu thị bao nhiêu ngày sau ngày giao dịch thì việc thanh toán hoặc chuyển tiền và chuyển quyền sở hữu chứng khoán mới được diễn ra.
2. Đặc điểm, cách hoạt động và ví dụ:
Theo các thông số trên thị trường chứng khoán thi để xác định ngày thanh toán T+1, T+2, T+3, những ngày được tính là những ngày mà thị trường chứng khoán mở cửa.
Theo đó thông số T+1 có nghĩa là nếu giao dịch xảy ra vào thứ Hai, việc thanh toán phải diễn ra vào thứ Ba. Tương tự như vậy, T+3 có nghĩa là một giao dịch xảy ra vào thứ Hai thì phải được thanh toán vào thứ Năm, giả sử không có ngày nghỉ lễ nào xảy ra giữa những ngày này.
Bên cạnh đó nếu bạn bán chứng khoán có ngày thanh toán T+3 vào Thứ Sáu, việc chuyển quyền sở hữu và chuyển tiền phải diễn ra vào thứ Tư tuần tới. Theo thông số này thì với khoảng thời gian giữa giao dịch và thanh toán không linh hoạt để nhà đầu tư có thể rút lui khỏi thỏa thuận. Thỏa thuận được thực hiện vào ngày giao dịch, và việc chuyển giao sẽ không được diễn ra cho đến ngày thanh toán.
Cũng từ đó nếu khi tham gia vào thị trường chứng khoán, các nguyên tắc T0, T+1, T+2, T+3 chúng ta cần lưu ý vì đó là các nguyên tắc rất là cần thiết giúp nhà đầu tư có các chiến thuật đúng đắn. Cụ thể hơn như khi bạn tiến hành đặt lệnh Mua hoặc Bán một mã chứng khoán thành công thì ngày đó là ngày giao dịch (T+0).
+ Đối với giao dịch trái phiếu ngày thanh toán là ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch (T+1).
+ Đối với giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ ngày thanh toán là ngày làm việc thứ 3 sau ngày giao dịch (T+3).
Cụ thể để hiuer hoen về vấn đề này chúng ta hãy giả sử như khi chúng ta mua cổ phiếu A vào thứ 2, bạn sẽ phải đợi đến thứ 4 thì cổ phiếu mới về và đến thứ 5 thì bạn mới bán được. Như vậy thứ 2 sẽ là ngày giao dịch T+0, thứ 4 là ngày thanh toán T+2 và thứ 5 là T+3.
Căn cứ theo quy định của Luật Chứng Khoán hiện hành, sau khi Mua xong bạn phải đợi sau 3 ngày làm việc (tức ngày T+3) thì bạn mới có thể Bán. Và khi bạn Bán cổ phiếu, phải đợi đến ngày T+2 bạn mới nhận được tiền và đến ngày T+3 bạn mới có thể thực hiện giao dịch từ số tiền này.
Như vậy, nếu nhà đầu tư F0 còn đang phân vân và chưa hiểu rõ cách thức giao dịch trên các sàn chứng khoán thì chúng ta nên tìm hiểu rõ về các thông tin chúng tôi đưa ra như trên để biết nguyên tắc hoạt động của các thông số cơ bản này.
Trước đây, các giao dịch chứng khoán được thực hiện thủ công thay vì điện tử. Các nhà đầu tư sẽ phải chờ giao hàng chứng khoán cụ thể, đó là một chứng chỉ thực tế và họ sẽ không trả tiền cho đến khi nhận được chứng chỉ đó. Vì thời gian giao hàng có thể thay đổi và giá có thể dao động, các nhà quản lí thị trường thiết lập một khoảng thời gian và chứng khoán và tiền mặt phải được giao trong những ngày đó. Một số năm trước, ngày thanh toán cho cổ phiếu là T+5, hoặc 05 ngày làm việc sau ngày giao dịch. Cho đến gần đây, việc thanh toán được đặt ở T+3.
Cách thức hoạt động của T+1, T+2, T+3
Ngày thanh toán khác nhau tùy theo loại chứng khoán. Ví dụ, tín phiếu kho bạc là loại chứng khoán duy nhất có thể được giao dịch và thanh toán trong cùng một ngày. Tất cả các cổ phiếu và hầu hết các quĩ tương hỗ hiện đang là T+2. Tuy nhiên, trái phiếu và một số quĩ thị trường tiền tệ sẽ có ngày thanh toán khác nhau giữa T+ 1, T 2 và T+3.
Ví dụ về T+1, T+2, T+3
Ví dụ về cách hoạt động của ngày thanh toán T+1, T+ 2, T+3. Hãy xem xét một nhà đầu tư mua cổ phiếu của Microsoft (MSFT) vào thứ Hai, ngày 9/4/2018. Trong khi nhà môi giới sẽ ghi nợ tài khoản của nhà đầu tư sau khi đặt lệnh thành công, trạng thái của nhà đầu tư là cổ đông của Microsoft sẽ không được thanh toán trong sổ sách của công ty cho đến thứ Tư, ngày 11/4/2018.
Ngày thanh toán là ngày mà nhà đầu tư trở thành cổ đông của theo theo sổ sách của công ty. Cuối tuần và ngày lễ sẽ không được tính.
3. Vì sao thanh toán vào ngày T+1, T+2, T+3:
Với các nhà đầu tư chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng mà vẫn tránh được rủi ro thua lỗ, nhằm bảo toàn vỗn của mình, nhưng nếu giao dịch vướn phải T+ thì khả năng thua lỗ sẽ nhiều hơn.
Để tránh được tình trạng này, các chuyên gia đút kết được những chiến thuật bảo toàn vốn cũng như tìm được lợi nhuận nhanh chóng khi xác định được xu hướng của thị trường, vài chiến thuật gợi ý dưới đây mà bạn có thể áp dụng khi gặp T+2
Trong giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư chắc hẳn sẽ thắc mắc về các nguyên tắc ngày T+3 mới được quyền thành toán mà không khớp ngay lập tức? Lời giải đáp sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơm về các chu kỳ thanh toán trong giao dịch chứng khoán.
Theo số liệu thống kê hiện nay có đến 2,3 triệu tài khoản chứng khoán được mở và đang giao dịch,số lệnh chứng khoán diễn ra hằng ngày không phải là con số nhỏ, để tránh phát sinh các lỗi kỹ thuật khi vận hành khối lượng giao dịch rất lớn như vậy, nên cần áp dụng chu kỳ T+2 thanh toán. Mục đích để tạo khoản trông về thòi gian nhằm khắc phục được những sự k=cố xảy ra đảm bảo sự thông suốt trong quá trình vận hành của thị trường.
+ Trên thế giới chu kỳ thanh toán phổ biến là T+3
+ Tại việt Nam chu kỳ vận hành là T+2
+ Thị trường chứng khoắn MỸ là T+4
Theo quy định mới thì chu kỳ thanh toán tại Việt Nam rút về 16h30 ngày T+2 => đến ngày T+3 cổ phiếu mới chính thức được bán.
4. So sánh giao dịch chứng khoán T0 và T2:
So với suât chứng khoán trước đây thì việc thanh toán cần phải đợi sau 2 ngày so với ngày tiến hành giao dịch, nhưng hiện tại quy định thay đổi T+0 có lợi hơn cho nhà đầu tư về luật T+2 như sau
+ Giúp nhà đầu tư có thể bán hoặc mua chứng khoán kịp thời trước khi biến động giá giữa mỗi phiên giao dịch
+ Tăng tính thanh khoản cho thị trường
+ So với T+2, ngày T+0 thu hút được các nhà đầu tư tham gia nhiều hơn, thúc đầy thị trường giao dịch và tăng thanh khoản
+ Dọn đường cho các nhà đầu tư có cơ hội bán không chứng khoán
Như vậy, căn cứ dựa trên các qquy định của Luật chứng khoán và các nội dung đã phân tích như trên thì ta thấy nhà đầu tư có cơ hội vay mượn cổ phiếu, chầm cố chứng khoán và dự bán với giá giảm trong tương lại để thu lợi, tuy nhiên thực chất việc này vẫn mang lại lợi ích cho bên công ty chứng khoán nhiều hơn nhờ các chi phí dịch vụ, lãi suất margin.