Học và hành là hai yếu tố gắn liền, không thể tách rời. Điều đó được khẳng định qua "Bàn luận về phép học" của La Sơn Pha Tử Nguyễn Thiếp. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về mối quan hệ này cũng như nếu lên những suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý về mối quan hệ giữa học và hành:
1.1. Mở bài:
“Bàn luận về phép học” là một phần được trích từ bài tấu của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung nhằm trình bày về mục đích của việc học.
Việc học mang ý nghĩa lớn lao, cao quý, với những mục đích cao cả. Tuy nhiên không phải cứ học là sẽ tốt, mà muốn học tốt thì mỗi người phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho tinh, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
1.2. Thân bài:
a. Nội dung phép học:
Ngay từ ban đầu, học để lấy kiến thức gốc, để lĩnh hội những gì căn bản nhất, sau đó học dến tứ thư, ngũ kinh, chư sử- những kiến thức đơn giản để bắt đầu một công cuộc học tập trường kỳ.
Học rộng để mở mang kiến thức, lĩnh hội thêm nhiều những điều ta chưa biết, sau đó tóm lược lại cho gọn lấy những điều học được áp dụng vào thực tế hay còn gọi là “hành”.
Chỉ khi đạt được như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước cũng nhờ đó mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo học có quan hệ tới lòng người, mang lợi ích thiết thực cho nhân dân, cho đất nước.
b. Giải thích:
Trong phép học La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa học và hành. Vậy có thể lí giải thế nào về học và hành?
– Học là quá trình lính hội, tiếp thu tri thức của nhân loại thông qua hoạt động học tập ở nhà trường, lớp qua sách vở.
– Hành là vận dụng, áp dụng linh hoạt những gì đã học, được tiếp thu vào đời sống thực tiễn.
Tại sao học phải đi đôi với hành? Có thể lí giải lí do như sau:
Mục đích của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết của con người, nhằm phục vụ mọi công việc trở nên hiệu quả cao hơn và tốt hơn.
Vì vậy, có thể khẳng định học mà không hành tức chỉ nắm lí thuyết, nhồi nhét kiến thức một cách bản năng mà không áp dụng lí thuyết đó vào thực tiễn thì việc học sẽ trở thành vô ích, công công vì vừa mất thời gian, tiền bạc, công sức mà không mang lại bất kì một lợi ích thiết thực, cụ thể nào vào thực tế.
Nếu chỉ làm việc tức là “hành” theo bản năng hay thói quen và kinh nghiệm mà không có lý thuyết (học) cụ thể, tinh tường soi sáng thì công việc sẽ tiến triển chậm chạp, hiệu quả thấp hoặc thậm chí không đạt được mục đích ban đầu đề ra. Đặc biệt đối với những công việc đòi hỏi phải có những sự hiểu biết nhất định về kiến thức chuyên ngành như khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại mới thực hiện được thì nhất thiết phải học và học không ngừng để trau đồi kiến thức, nâng cao sự hiểu biết sâu rộng.
c. Bàn luận:
Khẳng định ý kiến trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Hiểu được điều căn bản nhất trong phương pháp học của Nguyễn Thiếp là học đi đôi với hành, giữa học và hành có mối quan hệ hết sức chặt chẽ, bổ sung nhau, không thể tách rời.
1.3. Kết bài:
Học và hành phải đi đôi, ta không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao.
Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã ba thế kỉ nhưng vẫn đây là kim chỉ nam cho phương pháp giảng dạy và học trong thời đại hiện nay.
2. Mối quan hệ giữa học và hành ngắn nhất:
Có một điều mà xưa nay luôn đúng rằng học và hành luôn đi đôi với nhau, không hề tách rời. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích”. Cũng vì thế mà từ xa xưa các danh sĩ nổi tiếng đã ý thức được ý nghĩa sâu xa của việc học phải đi đôi với việc với hành thì mới vạn sự mới thành công.
Trước hết, chúng ta hiểu học là cả một quá trình dài, một hành trình dài tiếp thu, lĩnh hội kiến thức từ thầy cô, bạn bè nhay những kiến thức từ trong cuộc sống cũng như trau dồi thêm kiến thức thông qua việc mỗi người tự mày mò tìm hiểu các kiến thức từ sách vở hay những trang mạng internet. Còn hành là thực hành, là vận dụng những lý thuyết trên sách vở mà chúng ta được học vào cuộc sống thực tiễn để biến kiến thức trở thành hành động, giúp mọi việc thành công hơn. Học – hành hai từ không thể tách rời, đây được coi là hai công đoạn của quá trình sống, giúp con người học tập, trau dồi tri thức, rèn luyện kỹ năng để có thể làm chủ cuộc sống. Chính vì thế, có thể khẳng định học và hành có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời nhau.
Có thể ví von dễ hiểu như sau: Việc học là gốc, là rễ của một cái cây, để cây phát triển tốt ra các nhánh thì điều kiện tiên quyết là rễ phải khoẻ. Đặt trong thời đại công nghệ số hiện nay, việc học đi đôi với hành lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Sự phát triển, lớn mạnh không ngừng của các tiến bộ khoa học kĩ thuật buộc chúng ta phải tự nâng cao bản thân, vừa trau dồi kiến thức vừa biết cách áp dụng những kiến thức ấy vào cuộc sống một cách hiệu quả. Nếu chúng ta không trau dồi kiến thức một cách thường xuyên đồng thời biết cách áp dụng vào cuộc sống thì chúng ta đang tự đẩy mình cách xa xã hội, thụt lùi với nền văn minh nhân loai và dầmn trở nên tách biệt với cuộc sống, không thể hoà nhập với thế giới, dần bị trở thành người thừa của xã hội.
Như Bác Hồ đã nói lí luận phải đi đôi với thực hành, học và hành là hai điều không thể tách rời nhau. Chính vì nhận thấy tầm quan trọng ấy, học sinh ngày nay nên tiếp thu, trau dồi kiến thức cũng như phải vận dụng vào thực tiễn ngay từ khi còn đang học trên ghế nhà trường để khi bước chân vào xã hội, chúng ta sẽ không bị bỡ ngỡ bởi đã có được những kinh nghiệm thực tiễn quý báu thông qua việc thực hành.
3. Trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành:
Bác Hồ đã từng nói: “Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì vô ích”. Chính vì vậy việc học tập là từ xưa đến nay được xem là một quá trình lâu dài và bền bỉ trong cuộc đời mỗi con người, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại. Tuy nhiên, để có thể học tốt và học giỏi, hiệu quả thì chúng ta cần phải có phương pháp học tập cụ thể, khoa học, và một trong những phương pháp học tập đó phải kể đến là học đi đôi với hành, tức là vừa học lí thuyết vừa áp dụng vào thực tế.
Học là một quá trình dài lĩnh hội, tiếp thu tri thức của con người nhằm mục đích phát triển tư duy và nhận thức của mình để làm mọi công việc được thuận lợi. Trong quá trình học tập, chúng ta có thể lĩnh hội kiến thức từ nhà trường, thầy cô, bạn bè, học từ đời sống, hoặc thậm chí là tự học. Còn hành là thực hành, là vận dụng những lý thuyết trên sách vở vào cuộc sống thực tế. Học – hành là hai công đoạn của một quá trình giúp con người học tập tri thức, rèn luyện kỹ năng để bước vào cuộc sống, làm chủ cuộc sống. Vì vậy, học và hành có mối quan hệ mật thiết, gắn bó, không thể tách rời nhau.
Đây là một điều đúng đắn. Nếu chúng ta chỉ chăm chú vào việc học, nhồi nhét kiến thức suông mà không áp dụng thực tế, không thực hành thì những kiến thức ấy chỉ là những điều được viết ra trên giấy, hoàn toàn không có giá trị đời sống thực tế. Một người dù có am hiểu kiến thức nhiều đến đâu, dù có nắm được những tri thức sâu xa mà không áp dụng được những kiến thức ấy vào thực tế, không giúp ích cho đời thì đó chỉ là những tri thức vô nghĩa, vô giá trị. Ngược lại, một cá nhân có tri thức và biết vận dụng tri thức ấy vào đời sống thực tiễn, biết rèn luyện bản thân thêm nhiều kĩ năng thì tri thức ấy sẽ trở thành công cụ hữu hiệu nhất để tạo nên thành công của con người, góp phần giúp ích cho cuộc sống chúng ta. Đặt ngược lại giả thuyết nếu chúng ta chỉ hành mà không có học, trau dồi thêm kiến thức thì làm việc gì cũng khó bởi bất cứ công việc gì trong cuộc sống này đều cần có kiến thức nền, cần có sự hiểu biết nhất định. Đặc biệt là những công việc phức tạp thì tầm quan trọng của tri thức càng được khẳng định. Còn nếu chỉ hành mà không có lí thuyết thì chỉ thêm phá hoại những công việc ấy mà thôi. Vì vậy, có thể khẳng định học và hành là hai điều cần thiết, không thể tách rời giúp con người hoàn thiện và phát triển bản thân, thành công trên con đường mà mình đã chọn.
Một hiện tượng đáng báo động hiện nay mà chúng ta cần cảnh tỉnh và loại bỏ ngay là hiện tượng một sống bộ phận giới trẻ học nhưng không hành. Các bạn bỏ quên việc học, lười ghi chép hay ghi chép chỉ để đấy mà không áp dụng vào thực tế, thay vào đó là dành thời gian cho những việc vô bổ như chơi game, lướt web,…. Điều đó thật đáng buồn bởi các bạn trẻ là mầm non của đất nước, cần có thái độ học tập nghiêm tức, đồng thời áp dụng được những kiến thức ấy vào thực tiễn cuộc sống để góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Hãy luôn luôn trau dồi tri thức và rèn luyện cho mình những kĩ năng sống có ích để chuẩn bị những hành trang thật tốt khi bước vào cuộc sống.
Từ những lí luận trên có thể khẳng định học và hành là quan hệ song song, hỗ trợ lẫn nhau không thể tách rời. Một người biết vận dụng tổ hai yếu tố ấy nhất định sẽ thành công trong tương lai. Vì vậy mỗi người ngay từ bây giờ hãy lựa chọn cho mình những phương pháp học phù hợp, kết hợp giữa học lí thuyết và áp dụng thực tiễn để việc học tập trở nên có ích.