Quan niệm Không nên kết bạn với những người học yếu mang một ý nghĩa không tốt. Vì vậy chúng ta không nên theo quan niệm đó mà phải kết bạn với những người học yếu, giúp họ giải quyết những vấn đề họ không hiểu để về sau họ trở thành một học sinh khá, trở thành một công dân tốt trong xã hội để giúp cho đất nước trong thời kì hội nhập.
Mục lục bài viết
1. Nghị luận về Không kết bạn với người học yếu:
Câu nói của ông bà, cha mẹ thường dạy con cháu “Chọn bạn mà chơi”, để khuyên chúng ta biết nhìn nhận chọn đúng bạn, phù hợp với lứa tuổi tránh bị bạn bè rủ rê lôi kéo vào những tệ nạn xã hội.
Thực tế cho thấy câu nói đó có phần đúng bởi vì bản thân mỗi người chúng ta ai cũng muốn có được những người bạn tốt để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, khuyến khích, động viên nhau cùng vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Chúng ta có những người bạn tốt điều đó thật đáng quý, bởi chính trong xã hội phát triển đến chóng mặt theo xu thế thị trường ngày nay hầu hết mọi người bị cuốn vào vòng xoáy đó hình thành không ít người có lối sống ích kỷ vì bản thân mình là chính, không chịu chia sẻ. Chúng ta chơi với những người bạn học tốt đem lại lợi ích rất lớn chính là việc chúng ta học hỏi ở các bạn ấ
Ngược lại, chúng ta kết giao với những bạn học yếu hoặc chưa tốt thì chúng ta sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì các bạn học yếu thường là ham chơi, lười học, thích quậy phá, nghịch ngợm, nói chuyện trong lớp, mất tập trung ngại khó, hay trốn học chơi game….. Khi chúng ta chơi với các bạn học yếu như vậy thì dần dần chính chúng ta sẽ bị nhiễm những thói hư tật xấu đó. Hậu quả chúng ta tự biến mình thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Vì vậy, chúng ta phải cân nhắc thận trọng trong quan hệ với các bạn học yếu hoặc bạn chưa tốt, vì học cái xấu thì dễ chứ học điều tốt thì khó.
Nhưng quan điểm này cũng không đúng, xét cho cùng nếu không ai chơi với bạn học yếu thì các bạn ấy biết dựa vào đâu? Các bạn ấy sẽ chơi với ai? Hay chơi với các bạn còn yếu kém hơn mình để rồi tụt dốc học tập giảm sút rơi vào các tệ nạn xã hội? Hoặc chỉ vì học lực kém, tư cách đạo đức tốt mà các bạn ấy bị hắt hủi, xa lánh, để rồi chính chúng ta đẩy các bạn ấy vào mặc cảm, tự ti, bi quan, thất vọng. Đôi khi các bạn ấy chưa tìm được phương pháp học hiệu quả nên học yếu chứ về tư cách đạo đức các bạn ấy rất tốt. Cho nên, chúng ta không thể xa lánh hoặc bỏ rơi mà cần phải động viên, khích lệ các bạn ấy bằng tình cảm chân thành và hành động thiết thực, dẫn dắt các bạn ấy hướng dẫn các bạn ấy học tập có hiệu quả, cùng tham gia vào những hoạt động bổ ích, lành mạnh giúp các bạn ấy mạnh dạn, sống hòa đồng hơn như thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ dã ngoại, lửa trại, các hoạt động từ thiện…
Trong học tập, nếu chúng ta có ý thức giúp đỡ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn hay có trở ngại về nhận thức, chúng ta cùng trao đổi từng bài văn hay, tranh luận cách làm mỗi bài toán khó thì các bạn ấy sẽ tiến bộ rất nhanh. Mặt khác, đây cũng là dịp giúp bản thân chúng ta khắc sâu kiến thức, nhớ kĩ, nhớ lâu bài giảng của thầy cô giáo. Chúng ta cũng phải biết phương pháp giúp các bạn ấy học tốt như dùng những lời nói nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ hiểu, khích lệ các bạn vượt lên chính mình để cùng tiến bộ. Khi các bạn ấy đạt được thành tích dù là nhỏ nhất chúng ta cũng nên động viên, khích lệ kịp thời. Khi bạn vấp ngã, chúng ta đừng bỏ chạy mà hãy quan tâm nâng đỡ bằng cả tấm lòng và tình cảm. Đặc biệt là chúng ta không được có thành kiến xấu về các bạn học yếu, coi thường các bạn ấy bởi có thể lúc này các bạn ấy học yếu nhưng khi các bạn ấy nắm bắt được phương pháp tốt thì có thể chúng ta lại là những người học yếu.
Đứng trước sự phát triển của xã hội và nhiều cái mới du nhập vào nước ta, xấu có, tốt có. Bản thân chúng ta phải biết tránh xa những sự cám dỗ của các thói hư tật xấu, đồng thời chủ động nắm bắt cơ hội. Trước hết bản thân chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Rèn luyện đức tính khiêm tốn, tự tin, nhẫn nại, thi đua lành mạnh cùng các bạn khá giỏi để trở thành người có ích cho xã hội.
2. Bình luận Không kết bạn với những người học yếu:
Quan điểm Không kết bạn với những người học yếu là quan điểm không đúng, xét cho cùng nếu không ai chơi với bạn học yếu thì các bạn ấy biết dựa vào đâu? Các bạn ấy sẽ chơi với ai? Hay chơi với các bạn còn yếu kém hơn mình để rồi tụt dốc học tập giảm sút rơi vào các tệ nạn xã hội? Hoặc chỉ vì học lực kém, tư cách đạo đức tốt mà các bạn ấy bị hắt hủi, xa lánh, để rồi chính chúng ta đẩy các bạn ấy vào mặc cảm, tự ti, bi quan, thất vọng.
Đôi khi các bạn ấy chưa tìm được phương pháp học hiệu quả nên học yếu chứ về tư cách đạo đức các bạn ấy rất tốt. Cho nên, chúng ta không thể xa lánh hoặc bỏ rơi mà cần phải động viên, khích lệ các bạn ấy bằng tình cảm chân thành và hành động thiết thực, dẫn dắt các bạn ấy hướng dẫn các bạn ấy học tập có hiệu quả, cùng tham gia vào những hoạt động bổ ích, lành mạnh giúp các bạn ấy mạnh dạn, sống hòa đồng hơn như thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ dã ngoại, lửa trại, các hoạt động từ thiện…
Trong học tập, nếu chúng ta có ý thức giúp đỡ các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn hay có trở ngại về nhận thức, chúng ta cùng trao đổi từng bài văn hay, tranh luận cách làm mỗi bài toán khó thì các bạn ấy sẽ tiến bộ rất nhanh. Mặt khác, đây cũng là dịp giúp bản thân chúng ta khắc sâu kiến thức, nhớ kĩ, nhớ lâu bài giảng của thầy cô giáo. Chúng ta cũng phải biết phương pháp giúp các bạn ấy học tốt như dùng những lời nói nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ hiểu, khích lệ các bạn vượt lên chính mình để cùng tiến bộ. Khi các bạn ấy đạt được thành tích dù là nhỏ nhất chúng ta cũng nên động viên, khích lệ kịp thời. Khi bạn vấp ngã, chúng ta đừng bỏ chạy mà hãy quan tâm nâng đỡ bằng cả tấm lòng và tình cảm. Đặc biệt là chúng ta không được có thành kiến xấu về các bạn học yếu, coi thường các bạn ấy bởi có thể lúc này các bạn ấy học yếu nhưng khi các bạn ấy nắm bắt được phương pháp tốt thì có thể chúng ta lại là những người học yếu.
Đứng trước sự phát triển của xã hội và nhiều cái mới du nhập vào nước ta, xấu có, tốt có. Bản thân chúng ta phải biết tránh xa những sự cám dỗ của các thói hư tật xấu, đồng thời chủ động nắm bắt cơ hội. Trước hết bản thân chúng ta cần có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Rèn luyện đức tính khiêm tốn, tự tin, nhẫn nại, thi đua lành mạnh cùng các bạn khá giỏi để trở thành người có ích cho xã hội.
3. Suy nghĩ Không kết bạn với những người học yếu:
Từ xưa đến nay cha ông ta vẫn thường nhắc nhở rằng ” Học thầy không tày học bạn” để thấy được rằng chúng ta không chỉ học được những bài học từ thầy cô mà còn học từ những người bạn. Vì vậy mà có những đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau trong học tập. Nhưng hiện nay nhiều bạn có quan niệm ” không nên kết bạn với những người học yếu”, vì họ sợ là mình sẽ bị học yếu đi. Nhưng bạn hãy biết rằng không có ai là học yếu hết, cũng không có ai là giỏi hết. Bạn có thể giỏi ở lĩnh vực này nhưng bạn yếu kia có thể bạn ấy học kiến thức trên lớp chưa được tốt nhưng bạn ấy là có thể có khả năng ở những môn năng khiếu, hay giỏi tay nghề, khéo léo thì sao. Nếu chúng ta đã học tốt hơn bạn thì vẫn nên kết bạn với những bạn học yếu để giúp đỡ, cùng với bạn phát triển. Hãy chia sẻ cho bạn ấy những cách học, phương pháp học hiệu quả để có thể giúp bạn ấy phát triển hơn. Không những vậy chúng ta có thể học được từ bạn ấy nhiều điều, học được sự cố gắng hoặc những phần mà bạn ấy tốt. Chúng ta nên kết bạn và giúp đỡ những bạn học yếu đó để bạn ấy có thể học tốt hơn một chút. Chúng ta nên bỏ ngay quan niệm đó khỏi suy nghĩ, mà hãy nghĩ một điều tích cực hơn. Tạo cho lơp sự đoàn kết, thân thiết từ những việc làm nhỏ của bạn.