Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có thể “suy nghĩ tích cực” với áp lực. Những suy nghĩ này tác động không tốt đến cuộc sống của chúng ta cũng như đến với những người xung quanh; do đó, chúng ta phải có những kiến thức để nhận biết và phòng tránh những suy nghĩ tiêu cực.
Mục lục bài viết
1. Suy nghĩ tiêu cực là gì?
Suy nghĩ tiêu cực trong tiếng anh gọi là negative thoughts. Suy nghĩ tiêu cực được cho là một trạng thái tồi tệ của con người.
Chắc hẳn bất cứ ai trong chúng ta đều đã từng trải qua tình trạng suy sụp, thất vọng, mất niềm tin vào cuộc sống từ đó nảy sinh các suy nghĩ tiêu cực, bi quan; Với sự phát triển của xã hội tham vọng của con người ngày càng lớn và mong muốn đạt được nhiều lợi ích hơn về cả vật chất và tinh thần nhưng với một lý do nào đó mà họ không thể với tới tham vọng như mong muốn, họ sẽ dễ rơi vào trạng thái thất vọng, tự ti về bản thân từ đó nảy sinh ra các suy nghĩ bi quan, chán nản ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội và cộng đồng.
Bên cạnh đó trong hoạt động trong ngày chúng ta còn phải tiếp xúc với nhiều người và ở nhiều môi trường khác nhau như trong học tập, trong công việc, gia đình,… không phải lúc nào hoạt động xung quanh ta đều diễn ra một cách thuận lợi mà có những lúc chúng sẽ diễn ra không như những gì ta mong muốn; qua đó chúng sẽ trở thành những áp lực cuộc sống tác động trực tiếp đến cảm xúc, lý trí của chúng ta. Do đó, suy nghĩ tiêu cực được hiểu là những suy nghĩ bi quan, phiến diện và thiếu khách quan dẫn đến tâm trạng, chán nản, mệt mỏi, thất vọng, mất động lực đối với cuộc sống và tự ti về bản thân. Tóm lại đây là trạng thái cảm xúc không tốt của con người.
Về mức độ của suy nghĩ tiêu cực có nhiều mức độ khác nhau; mức độ nặng hay nhẹ phụ thuộc vào ý chí, cảm xúc, tính cách của từng người và nhiều yếu tố khác. Trong cuộc sống có những người với tính cách năng động khi rơi vào trạng thái tiêu cực bằng bản năng và ý chí kiên cường họ dễ dàng đẩy lùi những suy nghĩ bi quan để trở về trạng thái thường ngày đối với họ những thất bại và áp lực là những, thử thách của cuộc sống danh cho họ để họ kiên cường hơn, trưởng thành hơn; họ sẵn sàng đối mặt với nó và tiếp tục đứng lên bắt đầu hành trình mới.
Ngược lại, với những người có tính cách yếu đuối dễ gục ngã trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống hay là một người đa cảm dễ dàng xúc động, suy sụp khi gặp các tác động lớn về tâm lý như trong chuyện tình cảm, những đánh giá soi mói của người khác hay thường nhìn vào sự thành công của người khác rồi lại tự ti, thất vọng về bản thân dẫn đến các suy nghĩ tiêu cực, bị quan tác động khống chế cảm xúc và hành vi dẫn đến nảy sinh cảm xúc chán nản, hay than vẫn ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh; nghiêm trọng hơn là sinh ra nghĩ quẩn tác động đến hành vi tự làm tổn thương đến bản thân.
Tuy nhiên, suy nghĩ tiêu cực không phải lúc nào cũng xấu. Nếu chúng ta biết cách chế ngự, đối mặt, triệt tiêu suy nghĩ tiêu cực sẽ giúp cảm xúc, tinh thần vững vàng, tạo động lực để đối mặt với những khó khăn, thử thách của cuộc sống hướng đến sự thành công, vui vẻ và hạnh phúc.
2. Nguyên nhân dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực:
Hiện nay, về nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tiêu cực là vô cùng nhiều, tùy thuộc vào từng người mà những nguyên nhân có thể tác động đến tâm lý, cảm xúc để trở thành suy nghĩ tiêu cực; một số nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ tiêu cực như sau:
Thứ nhất, do các trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ. Trong cuộc sống có nhiều người thường sống về quá khứ nhiều hơn là ở hiện tại nhìn vào những thất bại trong quá khứ và sinh ra cảm xúc muốn bỏ cuộc. Nhiều người với một vấn đề nào đó mà họ đã thất bại nhiều lần và họ nghĩ họ không thể thực hiện được họ sẽ lẩy sinh các suy nghĩ bi quan, mất niềm tin vào bản thân, thất vọng về cuộc sống.
Thứ hai, các sự kiện xảy ra không mong muốn: Trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cuộc sống cũng là màu hồng; mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống đều sẽ diễn ra theo ý muốn của chúng ta.
Khi cuộc sống diễn ra không theo mong đợi thì chúng ta thường không giữ được sự ổn định về cảm xúc và có thể tiếp tục suy nghĩ một cách lạc quan; có nhiều người dễ dàng thất vọng và mất niềm tin đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay. Trong đó thường gặp nhất là trượt kỳ thi, kết quả học tập kém, bản thân mắc phải lỗi lầm lớn, bị sếp khiển trách, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, các vấn đề tài chính,…
Thứ ba, ảnh hưởng từ những người xung quanh: Những kỳ vọng, mong muốn của mọi người xung quanh cũng là một nguyên nhân gây ra suy nghĩ tiêu cực của con người. Việc cha mẹ hoặc người thân đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, vợ hoặc chồng là phải đạt được danh hiệu, phải kiếm được thật nhiều tiền,… vuệc này sẽ gây ra áp lực cho người thực hiện và khi không thể đạt được nhưng mong muốn của người thân xung quanh họ thường rơi vào trạng thái buồn dầu, thiếu sức sống, tự ti về bản thân.
Bên cạnh đó để có thể vừa lòng tất cả mọi người xung quanh chúng ta là một điều không thể, khi bạn cố làm vừa lòng người này thì lại mất lòng người kia. Chính vì thế việc những người xung quanh có những nhận xét, đánh giá hay nặng nề hơn là nói xấu về bạn là một điều không thể tránh khỏi; không phải ai cũng có thể giữ được sự bình tĩnh, cảm xúc ổn định khi nghe được những nhận xét, đánh giá không tốt về bản thân mình; đối với những người đa cảm dễ dàng bị lay động thì đây là một cú sốc lớn đánh trực tiếp vào tâm lý gây ra những cảm xúc tiêu cực, tự ti, buồn dầu, ngày qua ngày vướng vào luẩn quẩn đấu tranh cảm xúc, ngại tiếp xúc với những người xung quanh.
Ví dụ: Ta có thể thấy tại Hàn quốc với các nhóm nhạc Kpop họ thường phải đối mặt với nhiều nhận xét tiêu cực từ fan và Anti fan về ngoại hình, giọng hát cho đến cách ứng xử,… đã có nhiều thành viên suy sụp tinh thần bị rơi vào trạng thái suy nghĩ tiêu cực không được điều trị kịp thời dẫn đến trầm cảm, nặng hơn là nhiều người đã bị cảm xúc chế ngự gây tổn thương cho cơ thể
Thứ ba, di truyền: Theo nghiên cứu về tính cách con người có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái. Chính vì vậy nếu bố mẹ là những người ít nói, ngại tiếp xúc đối mặt với những khó khăn hay bi quan về cuộc sống có thể kiến con cái sau này sinh ra mang trong mình tính cách của bố, mẹ có suy nghĩ tiêu cực khi gặp áp lực, khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, yếu tố này cũng bị ảnh hưởng bởi cách giáo dục và những yếu tố tâm lý xã hội. Những người có bố mẹ hay suy nghĩ tiêu cực cũng sẽ hình thành suy nghĩ tương tự khi phải đối mặt với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
Một vài nghiên cứu cho rằng một vài người sinh ra đã có gen bi quan. Tuy nhiên, nếu người đó có loại gen này thì chúng thường không hoạt động trừ khi người đó trải qua các trải nghiệm tồi tệ.
Thứ tư, ảnh hưởng từ lối sống: Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học suy nghĩ tiêu cực có thể xuất phát từ lối sống buông thả, không lành mạnh của con người (lạm dụng chất, hút thuốc lá, làm việc quá sức, thiếu ngủ,…) từ lối không không lành mạnh dẫn đến bản thân luôn rơi vào tình trạng uể oải, thiếu sức sống sinh ra các suy nghĩ tiêu cực. Trong khi đó, những người có lối sống lành mạnh thường suy nghĩ tích cực và có đánh giá khách quan khi phải đối mặt với khó khăn, vấn đề trong cuộc sống.
Thứ năm, Do các bệnh tâm lý, tâm thần: Suy nghĩ tiêu cực dai dẳng có thể là biểu hiện của các vấn đề tâm lý, tâm thần như rối loạn nhân cách, stress, rối loạn lo âu, trầm cảm, hoang tưởng,… Các bệnh lý này gây ra sự bất ổn về mặt cảm xúc, hành vi và khiến suy nghĩ thở nên bi quan, tiêu cực. Tuy nhiên, người có vấn đề tâm lý không biết cách kiểm soát cảm xúc và suy nghĩ, ngay cả khi nhận thấy được sự vô lý trong suy nghĩ của bản thân.
3. Suy nghĩ tiêu cực biểu hiện như thế nào?
Suy nghĩ tiêu cực có thể biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau có thể từ bằng lời nói hay cử chỉ, hành vi hoặc là sự im lặng,… Ta có thể nhận biết người đang có suy nghĩ tiêu cực qua một số biểu hiện sau:
– Người có suy nghĩ tiêu cực thường lo lắng, căng thẳng và không tin tưởng vào bản thân
– Thường xuyên đề cập đến những vấn đề tiêu cực với cách đánh giá và nhìn nhận bi quan. Một số người còn thể hiện rõ sự tiêu cực về tương lai của bản thân.
– Người có suy nghĩ tiêu cực đôi khi hay kể lể, nhìn vào thành công của người khác lại than vãn về bản thân và cuộc sống của họ; nhưng cũng có khi giấu kín suy nghĩ của bản thân.
– Suy nghĩ tiêu cực sẽ biểu hiện qua khuôn mặt, cảm xúc tiêu cực như lo lắng, bất an, bi quan, buồn chán, tuyệt vọng, thấp thỏm, sợ hãi,…
– Người có suy nghĩ tiêu cực ít khi vui vẻ, ngược lại thường có cảm xúc khá bất ổn, nhạy cảm và đôi khi dễ cáu kỉnh, nóng giận.
– Một số người có suy nghĩ tiêu cực thích sống cô lập, tách biệt với những người xung quanh.
– Một đặc điểm thường thấy ở người có suy nghĩ tiêu cực là tự ti, không tin tưởng bản thân, thụ động trong cuộc sống, có thói quen đổ lỗi, thiếu trách nhiệm, luôn mệt mỏi, uể oải và thường sống – làm việc một cách máy móc.
– Những biểu hiện khác.
4. Phòng tránh suy nghĩ tiêu cực hiệu quả?
Từ những nội dung trên chúng ta có thể nhận thấy suy nghĩ tiêu cực có tác hại rất lớn đến cuộc sống của mỗi người cũng như ảnh hưởng đến gia đình và những người người xung quanh; chính vì vậy phải nhanh chóng, kịp thời có các biện pháp phòng tránh. Ta có thể tận dụng các biện pháp phòng tránh sau:
– Xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực tập thể dục rèn luyện bản thân, ăn uống, ngủ nghỉ có giờ giấc hợp lý là cách hiệu quả nhất giúp phòng tránh suy nghĩ tiêu cực.
– Được nhiều sách để có nhiều kiến thức trong việc chế ngự, hạn chế suy nghĩ tiêu cực.
– Rèn luyện cảm xúc trước những tác động lớn về tâm lý để cải thiện chuẩn bị cho các tác động tiêu cực của cuộc sống.
– Nỗ lực hoàn thiện bản thân hơn từng ngày từ năng lực đến kỹ năng mềm và tính cách. Khi bản thân hoàn thiện hơn, bạn sẽ tự tin và chủ động trong cuộc sống. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn suy nghĩ tiêu cực và cảm xúc buồn chán, lo lắng, căng thẳng,…
– Luôn dành cho bản thân khoảng thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi tránh rơi vào tình trạng stress.
– Kết bạn, tiếp xúc với những người có tinh cách, suy nghĩ lạc quan, vui vẻ và tránh xa, hạn chế tiếp xúc với những người có lối không lành mạnh hay suy nghĩ tiêu cực.