Sức sinh lời là vấn đề mà tất cả các doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh đều rất quan tâm để tiến hành đầu tư có hiệu quả, sức sinh lời phản ánh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thu lại được mấy đồng. Hiện nay có rất nhiều các đối tượng của sức sinh lời. Vậy, Sức sinh lợi của từng đối tượng là gì? Ý nghĩa và Chỉ tiêu đo lường
Mục lục bài viết
1. Sức sinh lợi của từng đối tượng là gì?
Kinh doanh như chúng ta đã biết thi đây là hoạt động được thực hiện nhắm mục đích sinh lợi, tức là nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Trên cơ sở điều kiện vật chất – kỹ thuật sẵn có của mình, các doanh nghiệp luôn tìm mọi biện pháp thích hợp để thu được mức lợi nhuận tối đa. Khả năng sinh lợi hay khả năng tạo ra lợi nhuận thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng khả năng sinh tiền, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả.
Sức sinh lợi của từng đối tượng hiện nay còn gọi là Hệ số khả năng sinh lợi. Sức sinh lợi của từng đối tượng cho chúng ta biết cụ thể một đồng hay có thể là một đơn vị đo khả năng sinh lợi yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc một đồng cụ thể hay một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh mang về mấy đồng hay mấy đơn vị lợi nhuận. Trong sức sinh lời thì trị số của chỉ tiêu càng lớn, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
2. Ý nghĩa của sức sinh lợi của từng đối tượng:
Việc tạo ra lượng lợi nhuận cao nhất trên một đơn vị chi phí hay một đơn vị yếu tố đầu vào hoặc trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh cũng thể hiện tương quan so sánh giữa tổng lợi nhuận thu được với tổng chi phí bỏ ra hay với tổng yếu tố đầu vào sử dụng hoặc tổng kết quả kinh doanh thu được lại. Theo đó nên để đo lường khả năng sinh lợi, cần phải xem xét mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị yếu tố đầu vào cụ thể đó là về tài sản, nguồn vốn hay chi phí đầu vào giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động sản xuất – kinh doanh, tổng chi phí hoạt động… Hoặc trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh (doanh thu thuần, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ…). Có thể sử dụng công thức sau đây để biểu hiện khả năng sinh lợi của từng đối tượng (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí):
Sức sinh lợi của từng đối tượng = Lợi nhuận thu được/Trị số của từng đối tượng
Cách đo lường khả năng sinh lợi này cho biết: 100 đồng yếu tố đầu vào hay chi phí đầu vào hoặc 100 đồng đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh mang về mấy đồng lợi nhuận. Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên 100 đồng yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc 100 đồng đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh càng cao, khả năng sinh lợi càng cao và do vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại; mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên 100 đồng yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc 100 đồng đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh càng thấp, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng thấp nghiệp vụ kế toán tổng hợp
Trên một khía cạnh khác, khi mức hao phí các yếu tố hay chi phí đầu vào tính trên một đoan vị lợi nhuận thu được (một đồng hay 100 đồng) càng thấp, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao và ngược lại; mức hao phí các yếu tố đầu vào hay chi phí đầu vào tính trên một đơn vị lợi nhuận thu được càng cao, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng thấp. Vì thế, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp còn có thể xác định theo chỉ tiêu “Mức hao phí” của từng đối tượng theo công thức học kế toán
Các bộ phận để tính toán các công thức nêu trên bao gồm:
Yếu tố đầu vào:
Yếu tố đầu vào phản ánh các yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nên kết quả đầu ra như: Tài sản (tổng tài sản, tài sản cố định, tài sản thuần thuộc hoạt động kinh doanh, TSDH thuộc HĐKD), nguồn vốn (VCSH, vốn cổ phầu thường, vốn đầu tư). Do các yếu tố tham giá tạo nên kết quả có thể biến động (tăng, giảm) trong kỳ nên khi xác định khả năng sinh lợi, các yếu tố đầu vào được tính theo số bình quân.
Chi phí đầu vào: nên học kế toán ở đâu
Chi phí đầu vào phản ánh hao phí của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động trong quá trình kinh doanh có liên quan đến việc tạo nên kết quả kinh doanh trong kỳ. Thuộc chi phí đầu vào bao gồm nhiều khoản, chẳng hạn như: giá vốn hàng bán; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp; chi phí HĐKD; tổng chi phí hoạt động;… Do chi phí phát sinh trong kỳ được lũy kế lại nên khi xác định khả năng sinh lợi, chi phí đầu vào được tính trên tổng số phát sinh theo từng loại thanh toán t/t
Đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh
Đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh cũng bao gồm nhiều chỉ tiêu khác nhau. Tuy nhiên, xét về mặt ý nghĩa kinh tế, khả năng sinh lợi thường chỉ xác định theo doanh thu thuần (bao gồm doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần HĐTC) hoặc doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ hay tổng giá trị sản xuất,…Khi xác định khả năng sinh lợi, các chỉ tiêu này được xác định theo tổng số phát sinh lũy kế trong kỳ.
Lợi nhuận thu được
Lợi nhuận thu được trong kỳ sử dụng để xác định khả năng sinh lợi tùy thuộc vào mục đích cung cấp thông tin. Thông thường, chỉ tiêu sinh lợi nhuận được sử dụng theo mức độ quan trọng, phổ biến, từ lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho đến lợi nhuận sau thuế hợp đồng kinh doanh, lợi nhuận sau thuế hoạt động tiêu thụ, lợi nhuận gộp tiêu thụ,…Cũng như bộ phận chi phí đầu vào và bộ phận đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh, bộ phận lợi nhuận thu được sử dụng để xác định khả năng sinh lợi là tổng số lợi nhuận đạt được của cả kỳ.
3. Chỉ tiêu đo lường của sức sinh lợi của từng đối tượng:
Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp còn được đo lường qua chỉ tiêu “Tỉ suất sinh lợi của từng đối tượng” và được xác định theo công thức:
Tỉ suất sinh lợi của từng đối tượng = (Lợi nhuận thu được/Trị số của từng đối tượng) x 100%
Cách đo lường khả năng sinh lợi này cho biết: 100 đồng yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc 100 đồng đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh mang về mấy đồng lợi nhuận.
Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên 100 đồng yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc 100 đồng đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh càng cao, khả năng sinh lợi càng cao và do vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại;
Mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên 100 đồng yếu tố hay chi phí đầu vào hoặc 100 đồng đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh càng thấp, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng thấp.
4. Phân tích mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi với hiệu quả kinh doanh:
Khả năng sinh lợi có quan hệ chặt chẽ với hiệu quả kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể có hiệu quả kinh doanh cao nếu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thấp và ngược lại. Vì thế, có thể khẳng định khả năng sinh lợi là biểu hiện cao nhất của hiệu quả kinh doanh. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể có được khi doanh nghiệp tạo ra khả năng sinh lợi cao. Điều này chỉ có thể đạt được một khi doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, nâng cao năng suất công việc, việc thúc đẩy tốc độ luân chuyển của tài sản, đặc biệt là TSNH có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong kinh doanh. Về thực chất, khả năng sinh lợi là biểu hiện của việc kết hợp theo một tương quan xác định cả về lượng và về chất của các yếu tố cấu thành quá trình kinh doanh: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Vì thế, có thể nói, doanh nghiệp chỉ có thể đạt được khả năng sinh lợi cao khi và chỉ khi các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh được sử dụng hợp lý, có hiệu quả. Nhận thức đúng đắn điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích nhân tố phản ánh điều kiện kinh doanh tác động tới khả năng sinh lợi. Trên cơ sở đó, xác định những biện pháp hữu hiệu để phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh