Sự thiếu hụt là thuật ngữ được thể hiện trong hoạt động kinh tế. Sự thiếu hụt tạo ra các ảnh hưởng nhất định khi hoạt động kinh tế không được hiệu quả. Quá trình kinh doanh trong thời gian ngắn không đáp ứng được kịp thời các đòi hỏi trong nhu cầu sử dụng. Sự thiếu hụt là gì? Nguyên nhân và giải thích tình trạng thiếu hụt
1. Sự thiếu hụt là gì?
Sự thiếu hụt trong tiếng Anh là Shortage.
Khái niệm.
Sự thiếu hụt là thuật ngữ được sử dụng đối với các diễn biến về mặt kinh tế. Phản ánh trạng thái mà ở đó lượng cầu lớn hơn lượng cung tại mức giá thị trường. Nó có thể được phản ánh đối với các dấu hiệu trong sự chuyển dịch cung cầu. Các yếu tố có thể thay đổi khác nhau, nhưng kết quả tạo ra là có sự tạm thời thiếu hàng hóa. Khi mà nhu cầu tiêu dùng đối với hàng hóa dịch vụ trong khoảng thời gian xác định vẫn đang cao. Tuy nhiên, lượng cung ứng ở giai đoạn đó lại không đưa sản phẩm đến với tất cả người dùng có nhu cầu.
Sự thiếu hụt diễn ra dựa trên các biến đổi về quy luật cung cầu. Khi đó, có hai hướng dẫn đến thiếu hụt như sau:
Cầu tăng trong khi các đại lượng khác đang ổn định.
Biểu hiện cho tình trạng các nhu cầu tiêu dùng được đẩy mạnh trong thị trường đang có những tính chất ổn định trước đó. Ngay tai thời điểm thiếu hụt, hàng hóa tồn kho không đủ đáp ứng tất cả các nhu cầu. Hoạt động sản xuất vẫn được tiến hành ổn định như trước. Do đó mà hàng hóa chưa được đẩy mạnh sản xuất. Do đó trong một khoảng thời gian ngắn, các đòi hỏi thị trường không được đáp ứng. Người tiêu dùng không có sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đầy đủ để sử dụng.
Ngoài ra, các nhu cầu trên thị trường không thay đổi nhưng cung giảm.
Nguyên nhân này thường không diễn ra phổ biến như tình trạng phía trên. Bởi sự ổn định của hoạt động thị trường luôn mang đến lợi ích nhất định nhà sản xuất. Việc nhà sản xuất đồng loạt rút khỏi thị trường gây ra ảnh hưởng cho xu hướng cung cầu là không diễn ra. Tuy nhiê, đây vẫn được xem là một nguyên nhân có thế gây nên sự thiếu hụt.
Nói cách khác, nếu đề cập trên giá sản phẩm. Một sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ khi được quan tâm của thị trường. Và các sản phẩm hiện có đang không đủ cung ứng cho tất cả các nhu cầu. Điều này khiến nhà sản xuất chiếm lĩnh các thế độc quyền trên thị trường. Họ hoàn toàn có thể nâng giá sản phẩm để tìm kiếm lợi nhuận. Khi mà sự tăng giá vẫn trong khả năng sở hữu của các người mua tiềm năng. Như vậy có thể thấy, khoảng thời gian này là cơ hội tốt để nhà sản xuất nâng giá bán sản phẩm, tìm kiếm lợi nhuận lớn.
Khi giá thị trường nhỏ hơn mức giá cân bằng, nhà sản xuất được quyền nâng giá sản phẩm. Người có nhu cầu vẫn là một số lượng lớn. Cho tới khi hoạt động sản xuất được đẩy mạnh và bão hòa trên thị trường, nhà sản xuất vẫn có thể nâng giá thị trường của hàng hóa. Giá trên thị trường nhỏ hơn mức giá cân bằng dẫn tới lượng cầu lớn hơn lượng cung. Từ đó gây ra hiện tượng thiếu hụt.
2. Nguyên nhân:
Ngoài các nguyên nhân đến từ thực tế cung, cầu trong hoạt động kinh tế. Các nhóm nguyên nhân khác cũng có thể làm ảnh hưởng đến cung cầu và dẫn đến sự thiếu hụt. Thông thường, với sự ổn định về giá cả và nhu cầu của thị trường. Nhà sản xuất luôn có được cơ sở trong sản xuất và sản phẩm hàng tồn kho phù hợp. Các hoạt động có thể được duy trì đều đặn và đem đế ổn định. Tuy nhiên, các biến đổi hay phát sinh thêm trong nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến quy luật cung – cầu. Đặc biệt khi nhu cầu tăng nhanh không thể đáp ứng kịp thời là nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt.
Có thể kể đến ba nguyên nhân chính của sự thiếu hụt, đó là:
Cầu tăng (đường cầu dịch chuyển sang phải).
Với một tác động nào đó từ con người hoặc yếu tố khách quan. Nhu cầu của một hàng hóa nào đó được đẩy lên cao. Khi đó, nguồn cung vẫn không đổi, thì tình trạng thiếu hụt sẽ xảy ra. Có thể kể đến các xu hướng định hướng tiêu dùng khiến người mua tập chung vào một sản phẩm hàng hóa nhất định Ai cũng muốn sở hữu cho mình sản phẩm và thực hiện tìm mua sản phẩm cùng trong một thời điểm.
Hoặc các tình trạng dịch bệnh, thiên tai,.. không thể đoán định và chuẩn bị trước. Lương thực, hàng thiết yếu, các trang thiết bị bảo hộ,… đột nhiên tăng nhu cầu. Việc không có chuẩn bị trước khiến hoạt động sản xuất không đáp ứng được kịp thời nhu cầu. Trong một thời gian ngắn, nhu cầu tăng vọt. Hoạt động sản xuất cần một quỹ thời gian nhất định để điều chỉnh, kịp thời đẩy nhanh tiến độ. Do đó, khoảng thời gian ngắn, người tiêu dùng vẫn chưa được đáp ứng hoàn toàn nhu cầu sử dụng hay tích trữ hàng hóa.
Cầu lớn hơn cung dẫn đến giá cân bằng cao hơn. Khi mà người bán hoàn toàn có nhiều sự lựa chọn trong tìm kiếm khách hàng. Một lượng sản phẩm nhất định nhưng nhiều người có nhu cầu sở hữu. Có thể thấy giá thị trường đang thấp hơn giá cân bằng của hàng hóa trên thị trường. Do đó, đẩy giá sản phẩm lên cao là hoạt động sẽ được tiến hành. Cầu càng thấp, giá sản xuất càng tăng. Do trên thị trường không có hoạt động cạnh tranh.
Cung giảm (đường cung dịch chuyển sang trái).
Trong các nội dung có thể ảnh hưởng đến cung cầu, đây được xem là một nguyên nhân. Được phản ánh khi mà nhu cầu mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ không đổi. Tính chất ổn định nhu cầu vẫn được thể hiện. Tuy nhiên, nhà sản xuất lại thay đổi chiến lược kinh doanh. Thể hiện bằng hoạt động giảm sản lượng sản xuất hoặc ngừng sản xuất hàng hóa, ngừng cung cấp dịch vụ. Khi đó tình trạng thiếu hụt xảy ra, dẫn đến giá cân bằng cao hơn.
Tuy nhiên thông thường, nguyên nhân này không diễn ra phổ biến. Nhà sản xuất luôn có chiến lược cụ thể trong giảm số lượng hàng hóa sản xuất. Việc điều chỉnh này được quan sát trong một thời gian và tiếp tục điều chỉnh phù hợp với thị trường. Do đó, các ảnh hưởng trong lượng cầu cung rất ít khi gây ra tình trạng thiếu hút.
Hoặc do sự can thiệp của Chính phủ.
Trong một số hàng hóa hay sản phẩm có tính chất đặc biệt. Nó được điều chỉnh bằng các chính sách phân phối, ấn định giá của Chính phủ. Hoạt động này được hướng đến mục đích ổn định giá cả của hàng hóa trên thị trường. Tránh việc nhà sản xuất, phân phối độc quyền có các điều chỉnh giá bất lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu giá cả không được xác định hợp lý, nó có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt. Khi mà giá sản phẩm, dịch vụ trên thị trường thấp hơn ngưỡng cân bằng.
3. Giải thích tình trạng thiếu hụt:
Cầu vượt quá cung gây ra thiếu hụt.
Trong một thị trường hoạt động bình thường, luôn có sự ổn định giữa đại lượng cung- cầu. Thông qua thực tế nhu cầu của người sử dụng, nhà sản xuất luôn có chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp. Do đó lượng hàng hóa trao đổi trên thị trường hay lượng tồn kho luôn được xác định với số lượng, giá trị cụ thể. Khi tình trạng thiếu hụt càng trầm trọng, phản ánh nhu cầu càng tăng cao trên mức bình thường của hàng hóa. Sự ổn định làm cho cân bằng giữa lượng cầu và lượng cung cân đối tại một mức giá được xác định bởi các lực lượng trên thị trường.
Sự thiếu hụt là một tình huống diễn ra đối với lượng cầu vượt quá lượng cung. Cầu về một sản phẩm hoặc dịch vụ vượt quá nguồn cung sẵn có. Các hàng hóa đang được sản xuất không kịp thời đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Khi điều này xảy ra, thị trường được cho là trong tình trạng mất cân bằng. Với ảnh hưởng đối với nhu cầu thực tế, thay đổi giá cả hàng hóa trên thị trường, tác động và gây biến đổi cũng như sáo trộn nhất định đối với nền kinh tế.
Sự tạm thời thiếu hụt và nhanh chóng được điều chỉnh.
Thông thường, tình trạng này chỉ tạm thời diễn ra và nhanh chóng được điều chỉnh. Vì sản phẩm sẽ được bổ sung và thị trường có thể lấy lại trạng thái cân bằng. Khi nhu cầu tăng cao, tạo ra dấu hiệu giúp nhà sản xuất tiến hành đẩy mạnh công suất. Các hoạt động được tiến hành bởi đa số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ đó. Thiếu hụt không nên nhầm lẫn với “khan hiếm”, trong đó thiếu hụt thường mang tính tạm thời và có thể được bổ sung. Còn khan hiếm mang tính hệ thống và không thể bổ sung.
Với các đáp ứng nhanh chóng ra thị trường, giá thành sản phẩm có thể tăng cao rồi trở lai ổn định. Cân bằng được xác định khi người tiêu dùng đều có thể sở hữu các sản phẩm.
Kết luận.
Như vậy, sự thiếu hụt có thể diễn ra tại bất cứ thời điểm nào trong hoạt động kinh tế. Có thể đến từ các nguyên nhân có thể dự báo trước. Cũng có thể phát sinh bởi các yếu tố khách quan mà con người không lường trước được. Do đó để đảm bảo hoạt động ổn định, các doanh nghiệp có thể dự trữ các mặt hàng tồn kho không tiêu hao.
Ngoài ra, cần chuẩn bị sẵn sàng các phương án cho nguyên liệu, yếu tố tham gia vào sản xuất. Khi diễn ra sự thiếu hụt, doanh nghiệp nào có khả năng cung ứng sản phẩm nhanh và nhiều, doanh nghiệp đó có thể tạo được các cạnh tranh lớn với thị trường. Doanh thu hay lợi nhuận tạo ra trong giai đoạn này cũng có thể tăng mạnh hơn.