Chứng khoán và thị trường chứng khoán đang trở thành một trong lĩnh vực đầy hứa hẹn tại Việt Nam. Việc nắm rõ những kiến thức cũng như cách đầu tư vào chứng khoán là điều hết sức cần thiết để đạt hiệu quả cao. Các giao dịch chứng khoán đang rất được các nhà đầu tư quan tâm.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về giao dịch chứng khoán:
Trước hết chúng ta cần có cai nhìn tổng thể về chứng khoán như sau:
Chứng khoán và thị trường chứng khoán là thước đo sức mạnh của nền kinh tế. Thị trường chứng khoán là nơi tiềm năng đề các nhà đầu tư thực hiện đầu tư để nhằm mục đích sinh lời.
Chứng khoán là một loại chứng từ có giá dài hạn hoặc bút toán ghi số xác nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể là người sở hữu đối với vốn hoặc tài sản của tổ chức phát hành chứng từ đó. Chứng khoán còn được xem là hàng hóa của thị trường chứng khoán.
Chứng khoán có giá là hình thức quan trọng được sử dụng để biểu hiện của tư bản giả, bản thân không có giá trị độc lập, chứng khoán có giá là những bản sao bằng giấy tờ của tư bản thực. Những chứng khoán có giá sẽ mang lại thu nhập cho người sở hữu nên chứng khoán có giá cũng là đối tượng mua bán và có giá cả. Thông thường trên chứng khoán có giá sẽ không ghi tên người sở hữu, chính bởi vì thế, có thể chuyển nhượng chứng khoán có giá tự do từ người này sang người khác mà không cần có chữ kí của người chuyển nhượng. Trong lịch sử phát triển thị trường chứng khoán, lúc đầu chứng khoán được in bằng giấy nhưng dần dần nó đã được thể hiện dưới hình thức phi vật thể thông qua nghiệp vụ ghi chép kế toán bằng phương tiện điện tử.
Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ hay một số hình thức khác. Chứng khoán cũng được coi là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính.
Chứng khoán hiện nay được chia thành ba loại phổ biến nhất, cụ thể như sau:
– Chứng khoán nợ được hiểu là loại chứng khoán xác nhận mối quan hệ giữa chủ nợ (người sở hữu) và công ty phát hành. Chứng khoán nợ thông thường sẽ được nhà đầu tư phát hành dưới dạng trái phiếu, chứng khoán dạng nợ, giấy tờ. Hiện nay, chứng khoán nợ có tỷ trọng giao dịch khá lớn trên thị trường chứng khoán.
– Chứng khoán vốn được hiểu là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành và được xác nhận quyền sở hữu một phần thu nhập và tài sản của công ty. Chứng khoán vốn biểu thị cho những như đầu tư sở hữu một phần công ty, được hưởng lợi nhuận và cũng chịu rủi ro từ tình hình kinh doanh của công ty đó. Chứng khoán vốn hiện nay thông thường được phát hành dưới dạng cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường, chứng chỉ Quỹ hay một số hình thức khác.
– Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính được hình thành dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai theo khoản 9 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019.
Đặc điểm của chứng khoán:
– Tính thanh khoản: Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các loại tài sản khác, thể hiện qua khả năng mua bán trên thị trường. Các chứng khoán khác nhau có khả năng chuyển nhượng là khác nhau. Trong đó, cổ phiếu có mức thanh khoản cao nhất.
– Tính rủi ro: Chứng khoán là tài sản tài chính mà giá trị của chứng khoán sẽ chịu tác động lớn của những loại rủi ro.
– Tính sinh lợi: Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi các chủ thể là nhà đầu tư sở hữu đều mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này có được từ cổ tức được chia hoặc việc tăng giá chứng khoán trên thị trường.
Giao dịch chứng khoán:
Từ những hiểu biết và phân tích được nêu trên, ta nhận thấy, giao dịch chứng khoán là việc mua, bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Việc mua, bán chứng khoán có thể thực hiện trên thị trường có tổ chức (cụ thể như là sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán) hoặc trên thị trường phi tổ chức.
Trên thị trường có tổ chức (còn gọi là thị trường giao dịch tập trung), việc các chủ thể thực hiện mua, bán thông qua vai trò trung gian của các tổ chức môi giới là thành viên của sở giao dịch hoặc trung tâm giao dịch.
Trên thị trường phi tổ chức (phi tập trung) mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán sẽ mua, bán chứng khoán với nhau và với các nhà đầu tư tại các sàn giao dịch của các ngân hàng hay công ty chứng khoán.
2. Sự tắc nghẽn trong giao dịch chứng khoán:
2.1. Khái niệm sự tắc nghẽn trong giao dịch chứng khoán:
Sự tắc nghẽn trong giao dịch chứng khoán được xem là một tình huống thị trường trong đó nhu cầu mua một tài sản hoặc công cụ giao dịch khớp với nguồn cung của người bán. Điều này đã dẫn đến giá không di chuyển đáng kể từ đó làm cho hành động giá trở nên vững chắc hoặc gần như tắc nghẽn.
Tắc nghẽn trong giao dịch chứng khoán được xem là sự giao dịch trong một phạm vi hoặc giá chuyển động đi ngang đaz cho thấy sự cân bằng giữa người mua và người bán.
2.2. Sự tắc nghẽn trong tiếng Anh là gì?
Sự tắc nghẽn trong tiếng Anh là Congestion.
2.3. Đặc điểm của sự tắc nghẽn trong giao dịch chứng khoán:
Sự tắc nghẽn trong giao dịch chứng khoán là trường hợp khi các yếu tố cung và cầu ảnh hưởng đến thanh khoản và giá giao dịch của chứng khoán hoặc công cụ giao dịch.
Sự tắc nghẽn là một khái niệm quan trọng được sử dụng bởi các nhà phân tích kĩ thuật và những nhà giao dịch theo phương pháp kĩ thuật.
Phân tích kĩ thuật bởi các nhà phân tích kĩ thuật về sự tắc nghẽn trong giao dịch chứng khoán dựa trên nhiều lí thuyết khác nhau, một trong số đó là lí thuyết đấu giá.
Lí thuyết đấu giá cho biết luôn có một số người mua và người bán trên thị trường tại bất kì thời điểm nào và giá của một cổ phiếu (hoặc bất kì tài sản nào) phụ thuộc vào sức mạnh của người mua và người bán.
Nếu chủ thể là người mua mạnh hơn, giá cổ phiếu tăng lên vì người mua sẵn sàng trả giá cao hơn. Nếu người bán mạnh hơn, giá cổ phiếu sẽ giảm và người bán bán với giá thấp hơn.
Khi có sự cân bằng tương đối giữa cung và cầu thì giá sẽ giao dịch trong một phạm vi hẹp với biến động giá rất nhỏ.
Theo các nhà phân tích kĩ thuật , phạm vi này được gọi là một khu vực tắc nghẽn. Khi giá cả đi ngang, điều đó cũng được gọi là tắc nghẽn.
2.4. Nguyên nhân gây ra sự tắc nghẽn trong giao dịch chứng khoán:
Sự tắc nghẽn có thể xảy ra do bởi vì tài sản không có sự phát triển, và vì vậy các chủ thể là người mua và người bán tương đối cân bằng, giữ cho giá tương đối ổn định.
Sự tắc nghẽn cũng xảy ra trong thời gian do dự. Ví dụ cụ thể là giá có thể tăng lên, nhưng sau đó bắt đầu đi ngang. Khoảng thời gian đi ngang này được gây ra bởi các nhà giao dịch nhân đánh giá lại triển vọng của tài sản và suy nghĩ lại những gì vừa xảy ra.
Dạng tắc nghẽn này thông thường sẽ tồn tại trong thời gian ngắn, trong khi với trường hợp tài sản không phát triển, tắc nghẽn có thể tồn tại trong một thời gian dài mà không có bất kì chất xúc tác nào để tăng sức mạnh của người mua hoặc người bán.
Sự tắc nghẽn đôi khi cũng xảy ra trước khi một tin tức lớn được thông báo bởi vì đa số các chủ thể là nhà đầu tư và nhà giao dịch đang chờ đợi tin tức và do đó giá không di chuyển nhiều.
2.5. Sự tắc nghẽn giao dịch:
Trong thời gian tắc nghẽn, thông thường chỉ những chủ thể là người giao dịch ngắn hạn mới cố gắng kiếm lợi nhuận trong thời gian cụ thể này. Điều này là do các biến động giá thường không lớn, nhưng cũng đủ cho một nhà giao dịch trong ngày hoặc nhà giao dịch lướt sóng ngắn hạn để nhằm có thể thu về lợi nhuận tiềm năng.
Khối lượng giao dịch có xu hướng giảm nếu tắc nghẽn diễn ra lâu hơn. Điều này không phải lúc nào cũng đúng nhưng cũng là xu hướng chung của việc tắc nghẽn diễn ra lâu.
Khối lượng giao dịch có xu hướng tăng khi tắc nghẽn kết thúc. Sự tắc nghẽn kết thúc khi có một phá vỡ, thông thường là khối lượng lớn hơn gần đây và giá di chuyển ra ngoài phạm vi tắc nghẽn.
Trong thời gian tắc nghẽn, giá sẽ di chuyển giữa hỗ trợ và kháng cự. Khi giá vượt qua ngưỡng kháng cự hoặc dưới mức hỗ trợ, điều đó cho thấy rằng người mua hoặc người bán đã áp đảo phía bên kia.
Một số nhà đầu tư sẽ tham gia trong thời gian tắc nghẽn, với giả định rằng giá cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng sau khi tắc nghẽn kết thúc. Điều này có nhiều khả năng xảy ra nếu trường hợp đó là giá đang trong một xu hướng tăng và đang ở thời kì tắc nghẽn.
Các chủ thể là nhà giao dịch khác có thể đợi giá bức phá ra khỏi tắc nghẽn thì mới tham gia giao dịch. Ví dụ cụ thể, nhà giao dịch có thể mua nếu giá di chuyển ra khỏi phạm vi giá tắc nghẽn với khối lượng lớn. Hoặc họ có thể bán khống nếu giá giảm dưới mức giá tắc nghẽn với khối lượng lớn.
Các chủ thể là nhà giao dịch ngắn hạn cũng có thể cố gắng tận dụng sự tắc nghẽn bằng cách mua gần khu vực hỗ trợ và bán hoặc short gần khu vực kháng cự.