Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta biểu hiện ở sự suy giảm về kiểu hệ sinh thái, số lượng loài, nguồn gen quý hiếm. Suy giảm về thể trạng của các cá thể trong loài không phải biểu hiện của sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
Mục lục bài viết
1. Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
Câu hỏi: Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
A. Suy giảm về số lượng loài.
B. Suy giảm thể trạng của các cá thể trong loài.
C. Suy giảm về hệ sinh thái.
D. Suy giảm về nguồn gen quý hiểm.
Giải thích: Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta biểu hiện ở sự suy giảm về kiểu hệ sinh thái, số lượng loài, về nguồn gen quý hiếm. Suy giảm về thể trạng của các các cá thể trong loài không phải là biểu hiện của sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta.
Đáp án: Chọn B
2. Biểu hiện của suy giảm đa dạng sinh học:
Sự mất mát và giảm sự hiện diện của nhiều loài sinh vật trong một khu vực nhất định
- Sự suy giảm đa dạng sinh học thể hiện rõ nét qua việc mất mát và giảm sự hiện diện của nhiều loài sinh vật trong một khu vực nhất định.
- Sự giảm số lượng và đa dạng các loài sinh vật đang làm cho môi trường trở nên đơn điệu hơn, không còn những mối quan hệ phức tạp giữa các loài sinh vật và không còn các dịch vụ sinh thái cần thiết cho cuộc sống của con người.
Sự giảm tính ổn định của hệ sinh thái
- Hệ sinh thái bao gồm tất cả các loài sinh vật, động và thực vật, cùng với mối quan hệ sinh học phức tạp giữa chúng.
- Khi mất mát đa dạng sinh học xảy ra, hệ sinh thái sẽ trở nên không ổn định hơn và dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các tác động từ con người hoặc tự nhiên.
Tăng nguy cơ sự thoái hóa của các loài và có thể dẫn đến tuyệt chủng
- Sự suy giảm đa dạng sinh học có thể dẫn đến sự giảm khả năng sinh sản và đa dạng gen.
- Nó khiến cho các loài trở nên yếu đuối hơn và có nguy cơ bị thoái hóa, không còn có khả năng bảo vệ được chính mình.
- Nếu không có sự chú ý và quản lý đúng mức, sự suy giảm đa dạng sinh học có thể dẫn đến tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường sống của con người.
Sự xâm lấn của khối đô thị và các công trình xây dựng
- Trong một số trường hợp, việc thay đổi môi trường sống do con người có thể thúc đẩy sự mất mát đa dạng sinh học.
- Các khu vực bị tàn phá như đồi núi, rừng hoặc đầm lầy hiện đang bị xâm lấn bởi những con người hoạt động như khai thác khoáng sản hay xây các công trình.
- Việc sử dụng đất và xây dựng sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài sinh vật, và đưa đến việc suy giảm đa dạng sinh học.
3. Bài tập trắc nghiệm có đáp án:
Câu 1: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Đáp án: D
Nếu dừng hết các hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu… và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người nên chúng ta cần khai thác một cách hợp lí mà không nên dừng hẳn.
Câu 2: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?
A. Bệnh ung thư ở người
B. Hiệu ứng nhà kính
C. Biến đổi khí hậu
D. Tuyệt chủng động, thực vật
Đáp án: A
Bệnh ung thư ở người là do ảnh hưởng của rối loạn phân bào, không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học.
Câu 3: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (5)
C. (1), (3), (4)
D. (2), (4), (5)
Đáp án: C
(2) sai vì đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên hữu hạn, không phải là nguồn tài vô cùng vô tận
(5) sai vì đa dạng sinh học chỉ giúp bảo tồn và phát triển các loài hiện có và thúc đẩy hình thành các loài mới qua một khoảng thời gian rất lâu chứ không thể liên tục hình thành loài mới.
Câu 4: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?
A. Điều hòa khí hậu
B. Cung cấp đất phi nông nghiệp
C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên
D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã
Đáp án: B
Rừng tự nhiên không cung cấp đất phi nông nghiệp và cũng không nên chuyển thành đất phi nông nghiệp mà cần được gìn giữ và bảo tồn.
Câu 5: Cho các hành động sau:
(1) Khai thác gỗ
(2) Xử lí rác thải
(3) Bảo tồn động vật hoang dã
(4) Du canh, du cư
(5) Định canh, định cư
(6) Xây dựng các khu công nghiệp nặng
Những hành động nào gây suy giảm sự đa dạng sinh học?
A. (1), (2), (3)
C. (1), (4), (6)
B. (4), (5), (6)
D. (2), (3), (5)
Đáp án: C
Những hành động (1), (4), (6) gây suy giảm đa dạng sinh học
Những hành động (2), (3), (5) góp phần bảo tồn đa dạng sinh học
Câu 6: Gấu trắng là đại diện của sinh cảnh nào?
A. Sa mạc
C. Rừng nhiệt đới
B. Đài nguyên
D. Vùng Bắc Cực
Đáp án: D
Gấu trắng thích nghi với điều kiện khí hậu lạnh lẽo ở vùng Bắc Cực.
Câu 7: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất?
A. Hoang mạc
C. Thảo nguyên
B. Rừng ôn đới
D. Thái Bình Dương
Đáp án: A
Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt nên có ít loài có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường nơi đây khiến độ đa dạng sinh học thấp.
Câu 8: Cho các yếu tố sau:
(1) Sự phong phú về số lượng loài
(2) Sự chênh lệch về tỉ lệ đực : cái của một loài
(3) Sự chênh lệch về số lượng cá thể trong độ tuổi sinh sản của loài
(4) Sự đa dạng về môi trường sống
(5) Sự phong phú về số lượng cá thể trong một loài
Những yếu tố nào thế hiện sự đa dạng sinh học?
A. (1), (2), (3)
C. (1), (4), (5)
B. (1), (3), (5)
D. (2), (3), (4)
Đáp án: C
Sự đa dạng sinh học thể hiện chủ yếu ở sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống.
Câu 9: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng
B. Đánh bắt cá bằng lưới có mắt với kích thước nhỏ
C. Săn bắt động vật quý hiếm
D. Bảo tồn động vật hoang dã
Đáp án: D
Các hành động A, B, C đều là các hành động gây suy giảm đa dạng sinh học.
Câu 10: Vai trò nào dưới đây không phải của đa dạng sinh học đối với tự nhiên?
A. Điều hòa khí hậu
C. Bảo vệ nguồn nước
B. Cung cấp nguồn dược liệu
D. Duy trì sự ổn định của hệ sinh thái
Đáp án: B
Cung cấp dược liệu là vai trò của đa dạng sinh học đối với thực tiễn.
Câu 11: Cho các ý sau:
(1) Giảm khả năng bị săn bắt và khai thác triệt để các loài động, thực vật
(2) Cung cấp môi trường sống phù hợp cho từng loài
(3) Động vật không cần tự đi kiếm ăn
(4) Động vật bị thương được chăm sóc y tế kịp thời
(5) Bảo tồn các nguồn gen quý hiếm
(6) Cung cấp địa điểm tham quan cho con người
Ý nào không phải là nguyên nhân chính để xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên?
A. (1), (4)
B. (3), (6)
C. (2), (5)
D. (3), (4)
Đáp án: B
(3) sai vì: động vật trong các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia vẫn có thể tự đi kiếm một cách tự do. Chỉ những cá thể nào bị thương, bị bệnh mới cần cung cấp thức ăn và sự chăm sóc y tế.
(6) sai vì mục đích đầu tiên của việc xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đó là bảo vệ, bảo tồn các loài sinh vật chứ không phải đẻ cung cấp chỗ tham quan cho con người.
THAM KHẢO THÊM: