Hằng ngày chúng ta đều đun nước nhưng chưa chắc đã quan sát một cách tỉ mỉ hiện tượng nước sôi diễn ra như thế nào hay khi nước sôi có đặc điểm gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về vấn đề này. Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Sự sôi là gì?
Sự sôi là quá trình chuyển trạng thái của một chất từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
Ví dụ: Đun ấm nước trên bếp, khi nước sôi ta thấy hơi nước thoát ra khỏi ấm nhiều. Bên trong ấm nước có tiếng sôi sùng sục của nước.
Ứng dụng của sự sôi trong đời sống là để an toàn khi ăn thực phẩm, lúc chế biến ta phải đun sôi nấu chín thức ăn giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại cho cơ thể con người hay sầu ăn đun sôi giúp rán đồ ăn ngon hơn. Ngoài ra, vì nước sôi ở 100 độ C, nên nước dùng để uống ta phải đun sôi để đảm bảo sức khỏe, tiêu diệt vi khuẩn.
2. Nhiệt độ sôi là gì?
Mỗi một chất lỏng sẽ sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó được gọi là nhiệt độ sôi.
Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất trên mặt thoáng (áp suất khí càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại), bản chất của chất lỏng. Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.
Nhiệt độ sôi của một số chất lỏng thường gặp:
– Este: 35 độ C
– Rượu: 80 độ C
– Nước: 100 độ C
– Thủy ngân: 357 độ C
– Đồng: 2580 độ C
3. Các đặc điểm của sự sôi:
– Sự sôi xảy ra trên mặt thoáng và trong lòng chất lỏng
– Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi
– Nhiệt độ của một chất lỏng khi sôi gọi là nhiệt độ sôi của chất đó.
– Các chất khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau.
– Khi chất lỏng sôi, khí hơi bay lên và ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường
4. Phân biệt sự sôi với sự bay hơi:
Sự sôi và sự bay hơi đều có sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, tuy nhiên vẫn có điểm khác nhau cần lưu ý
Sự bay hơi | Sự sôi |
Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng | Chất lỏng vừa bay hơi trên mặt thoáng vừa hoá hơi trong lòng chất lỏng |
Sự bay hơi có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào | Sự sôi chỉ xảy ra khi ở nhiệt độ sôi nhất định tuỳ từng chất |
Trong quá trình bay hơi, nhiệt độ chất lỏng tăng | Trong quá trình sôi, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi |
5. Bài tập rèn luyện:
Bài 1: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào là của sự sôi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào
B. Chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng
C. Chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng
D. Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng
Đáp án: D
Bài 2: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?
A. Tăng dần
B. Không thay đổi
C. Giảm dần
D. Ban đầu tăng rồi sau đó giảm
Đáp án: B
Bài 3: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?
A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.
C. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng bay hơi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
D. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
Đáp án: D
Bài 4: Sự sôi có tính chất nào sau đây?
A. Xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng.
B. Khi đang sôi, nếu tiếp tục đun, nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.
C. Khi đang sôi chỉ xảy ra sự bay hơi trên mặt thoáng của chất lỏng.
D. Khi đang sôi chỉ xảy ra sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.
Đáp án: B
Bài 5: Nước chỉ bắt đầu sôi khi
A. các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.
B. các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng.
C. các bọt khí từ đáy bình nổi lên.
D. các bọt khí càng nổi lên càng to ra.
Đáp án: B
Bài 6: Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc
A. khối lượng của chất lỏng.
B. thể tích của chất lỏng.
C. khối lượng riêng của chất lỏng.
D. áp suất không khí trên mặt thoáng chất lỏng.
Đáp án: D
Bài 7: Ở nhiệt độ trong phòng, chỉ có thể có khí ô-xi, không thể có ô-xi lỏng vì
A. Ô-xi là chất khí.
B. Nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ sôi của ô-xi.
C. Nhiệt độ trong phòng thấp hơn nhiệt độ sôi cùa ô-xi.
D. Nhiệt độ trong phòng bằng nhiệt độ bay hơi cùa ô-xi.
Đáp án: B
Bài 8: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của nước vào độ cao so với mặt biển, căn cứ vào số liệu trên hình vẽ, hãy chọn câu trả lời đúng?
A. Càng lên cao, nhiệt độ sôi của nước càng tăng.
B. Ở độ cao 3000 m thì nhiệt độ sôi của nước là 90oC.
C. Ở độ cao mặt nước biển, nhiệt độ sôi của nước là 80oC.
D. Ở độ cao 6000 m, nhiệt độ sôi của nước là 100oC.
Chọn B
Hướng dẫn Cách xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, chất và trạng thái của chất đó qua đồ thị
Căn cứ vào đồ thị: Nếu đồ thị có hai đoạn nằm ngang ứng với hai nhiệt độ khác nhau thì ứng với giá trị nhiệt độ thấp là nhiệt độ nóng chảy và ứng với giá trị nhiệt độ cao hơn là nhiệt độ sôi.
– Tra bảng nhiệt độ nóng chảy hay bảng nhiệt độ sôi của một số chất ta sẽ suy ra được chất đó là chất gì.
– Đường biểu diễn ở dưới nhiệt độ nóng chảy, chất ở trạng thái rắn.
– Đường biểu diễn nằm ngang ứng với nhiệt độ nóng chảy, chất ở trạng thái vừa rắn vừa lỏng.
– Đường biểu diễn ở trên nhiệt độ nóng chảy và dưới nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái lỏng.
– Đường biểu diễn nằm ngang ứng với nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái vừa lỏng vừa hơi.
– Đường biểu diễn nằm trên nhiệt độ sôi, chất ở trạng thái hơi.
Bài 9: Đồ thị ở hình vẽ biểu thị điều gì?
A. Sự đông đặc của ête.
B. Sự nóng chảy và đông đặc của ête.
C. Sự sôi của ête.
D. Sự sôi và nguội dần của ête.
Chọn D
Bài 10: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun và để nguội. Các đoạn AB và BC ứng với những quá trình nào? Đặc điểm của những quá trình đó? Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất.
A. Đoạn AB ứng với quá trình nước sôi, nước sôi ở 100oC; thời gian sôi từ phút thứ 0 đến phút thứ 10. Đoạn BC ứng với quá trình nước bay hơi sau khi sôi, nước nguội dần từ 100oC xuống 40oC trong khoảng thời gian từ phút thứ 10 đến phút thứ 30.
B. Đoạn AB ứng với quá trình nước sôi. Đoạn BC ứng với quá trình nước nguội dần.
C. Đoạn AB ứng với quá trình nước bay hơi ở nhiệt độ 80oC. Đoạn BC ứng với quá trình bay hơi, nguội dần.
D. Đoạn AB ứng với quá trình nước chưa sôi, không bay hơi. Đoạn BC ứng với quá trình nước nguội dần.
Chọn A
Bài 11: Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. Nêu nhận định thiếu chính xác trong các nhận định sau đây:
A. Đoạn AB ứng với quá trình bay hơi.
B. Đoạn BC ứng với nước ở thể lỏng.
C. Đoạn CD ứng với quá trình đông đặc.
D. Đoạn DE ứng với nước ở thể rắn.
Chọn A
Bài 12: Nước sôi ở nhiệt độ nào?
A. 100oC
B. 1000oC
C. 99oC
D. 0oC
Chọn A
Bài 13: Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?
A. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
B. Xảy ra ở cả trong lòng lẫn mặt thoáng của chất lỏng.
C. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
D. Trong suốt quá trình diễn ra hiện tượng này, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
Chọn C
Bài 14: Sự nóng chảy, sự đông đặc,và sự sôi có đặc điểm nào giống nhau?
A. Nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
B. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ không xác định.
C. Nhiệt độ giảm dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
D. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.
Chọn A
Bài 15: Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?
A. tăng dần
B. không thay đổi
C. giảm dần
D. ban đầu tăng rồi sau đó giảm
Chọn B
Bài 16: Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?
A. Ở cùng một điều kiện, các chất lỏng khác nhau thì sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
B. Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
C. Ở điều kiện xác định, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định.
D. Áp suất trên mặt thoáng thay đổi thì nhiệt độ sôi của một chất lỏng cũng thay đổi.
Chọn B
Bài 17: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ xác định đối với mỗi chất lỏng.
B. Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
C. Bình thường, nước sôi ở nhiệt độ 100oC.
D. Ở nhiệt độ sôi, nước bay hơi ở cả trong lòng chất lỏng
Chọn B