Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội. Các loại hình kinh tế - xã hội. Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử. Ý nghĩa của hình thái kinh tế xã hội.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội:
Hình thái kinh tế xã hội theo chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy; được tạo thành từ sự thống nhất biện chứng giữa các mặt trong đời sống xã hội và tồn tại trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Hình thái kinh tế – xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng. Các mặt của hình thái kinh tế – xã hội có vị trí riêng và có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau.
Cấu trúc cơ bản của hình thái kinh tế xã hội bao gồm:
– Quan hệ sản xuất: tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội, mang tính chất quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác. Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội
– Lực lượng sản xuất: được coi là nền tảng vật chất – kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế – xã hội. Mỗi hình thái kinh tế – xã hội khác nhau sẽ có lực lượng sản xuất khác nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất là nguồn gốc, là căn cứ có sự quyết định đến sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế – xã hội
– Ngoài ra, còn có yếu tố khác tác động đến sự phát triển của hình thái kinh tế – xã hội: Bên cạnh hai yếu tố trên là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, thì còn có các yếu tố sau ảnh hưởng như yếu tố về dân tộc; quan hệ về gia đình; các quan hệ ngoài xã hội khác; bao gồm các yếu tố liên quan đến lĩnh vực tư tưởng, văn hóa – xã hội, lĩnh vực chính trị. Về cơ bản, mỗi lĩnh vực của hình thái kinh tế – xã hội vừa tồn tại một cách độc lập vừa có sựa bổ trợ, tác động qua lại lẫn nhau.
2. Các loại hình kinh tế – xã hội:
Hình thái kinh tế – xã hội bao gồm 05 loại hình kinh tế – xã hội từ thấp đến cao. Cụ thể bao gồm:
– Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy (cộng xã nguyên thủy)
– Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô mang sứ mệnh lịch sử chuyển từ hình thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thủy lên hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lên) bao gồm cả chủ nô và nông nô
– Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến) gồm địa chủ và nông dân
– Hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản) gồm tri thức, tiểu tư sản
– Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân)
3. Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử:
– Quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng,… của xã hội suy đến cùng, xét đến cùng đều có nguồn gốc sâu xa từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội.
– Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội, quá trình thay thế lẫn nhau từ hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy đến hình thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nô lệ, tiếp theo đến hình thái kinh tế-xã hội phong kiến, hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa, hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa có sự tác động từ các yếu tố chủ quan, nhưng suy xét đến cùng căn bản nhất nguyên nhân giữ vai trò quyết định là sự tác động của các yếu tố quy luật khách quan.
Trong đó các quy luật khách quan là chính bản thân cấu trúc hình thái kinh tế – xã hội, là hệ thống các quy luật xã hội thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học,…Tuy nhiên quan hệ sản xuất là cơ bản nhất, đảm bảo cho sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội.
Như vậy, quá trình hình thành và phát triển diễn ra bằng con đường phát triển mang tính chất tuần tự. Trong quá trình tiến triển của các Hình thái Kinh tế – Xã hội, hình thái mới sẽ không xóa bỏ mọi yếu tố của hình thái cũ mà trong khi phá vỡ cấu trúc của hệ thống cũ sẽ có sự bảo tồn và kế thừa và đổi mới những yếu tố của nó vừa đảm bảo tính liên tục, vừa tạo ra bước phát triển.
4. Ý nghĩa của hình thái kinh tế xã hội:
Triết học Mác trong đó có học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội ra đời đã góp phần làm thay đổi về chất so với các tư tưởng triết học trước đây. Đây được xem như là một thành tựu mà C.Mác đã đề ra cho nhân loại. Cụ thể lý luận đã chỉ ra được: Xã hội là một hệ thống mà trong đó Quan hệ sản xuất phải phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của Lực lượng sản xuất và các Quan hệ sản xuất tạo thành một kết cấu Kinh tế – Xã hội nhất định mà trên đó dựng lên một Kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị cũng như các hình thái ý thức xã hội tương ứng
Thông qua cách mạng xã hội, các hình thái kinh tế – xã hội thay thế nhau từ thấp cho đến cao. Đó được coi là sự vận động mang tính chất lịch sự, bị tác động bởi điều kiện lịch sử cũng như các yếu tố khách quan khác
Hình thái kinh tế – xã hội vẫn giữ nguyên giá trị trong mọi giai đoạn. Cho đến thời điểm về sau khi xã hội có phát triển mạnh mẽ thì các hình thái kinh tế – xã hội vẫn là nền tảng cơ bản cho sự phát triển đó.
Lý luận kinh tế – xã hội đã chỉ ra rằng con đường đi đến chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan và chính nó đã đề ra những hướng đi con đường đi đúng đắn và trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp cho công cuộc xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển tới một đỉnh cao mới. Nước ta trong quá trình quá độ lên Chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi lớn và sâu sắc, trước hoàn cảnh có nhiều thử thách và khó khăn song dân tộc vẫn giữ vững lập trường, quan điểm, tư tưởng, vận dụng linh hoạt và có sáng tạo chủ nghĩa Mác – LêNin mà cụ thể ở đây là lý luận hình thái kinh tế – xã hội của C.Mác vào thực tiễn nhằm xây dựng Xã hội Chủ nghĩa mà xã hội do nhân dân lao động làm chủ; phát triển nên kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại cũng như chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất là chủ yếu; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;… Nói chung, Hình thái Kinh tế – Xã hội vẫn còn giữ nguyên giá trị khoa học và tính thời đại, là phương pháp luận khoa học để phân tích thời đại hiện nay nói chung và công cuộc xây dựng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng