Hiện nay trong kinh tế tài chính trong nước và quốc tế đang ở trong giai đoạn phục hồi, các chính sách hỗ trợ sẽ được chọn lọc hơn và đa phần sẽ tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô lớn, tránh tình trạng đỗ vỡ dây truyền trong nền kinh tế. Vậy sự pha trộn chính sách là gì? Tìm hiểu về sự pha trộn chính sách và liên hệ thực tế?
Mục lục bài viết
1. Sự pha trộn chính sách là gì?
Sự pha trộn chính sách tạm dịch là Policy Mix.
Khi nhắc tới sự pha trộn chính sách ta hiểu đây là sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của một quốc gia nhằm đạt được các mục tiêu trong quản lí nền kinh tế.
Thuật ngữ liên quan:
Chính sách tài khoá chúng ta hiểu đây là quyết định của Chính phủ về chi tiêu công và đánh thuế để hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn cụ thể nào đó.
Chính sách tiền tệ hay có thể nói đây là các chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
2. Tìm hiểu về sự pha trộn chính sách và liên hệ thực tế:
Sự pha trộn đối với chính sách kinh tế bao gồm hai phần chính: chính sách tài khóa, bao gồm thuế và chi tiêu của Chính phủ; và chính sách tiền tệ, bao gồm cung tiền và lãi suất và như chúng ta đã biết hầu hết các quốc gia, Chính phủ kiểm soát chính sách tài khóa, trong khi các ngân hàng trung ương độc lập xử lí chính sách tiền tệ. Chính phủ và các ngân hàng trung ương thường chia sẻ các mục tiêu quản lí như thất nghiệp ở mức thấp, giá cả ổn định, lãi suất vừa phải và tăng trưởng lành mạnh và theo đó nên các các cơ quan này sử dụng các công cụ khác nhau để thực hiện các mục tiêu nêu trên và thường nhấn mạnh các ưu tiên khác nhau.
Ví dụ, Ngân sách Chính phủ thường ảnh hưởng đến lãi suất dài hạn, trong khi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn.
Liên hệ thực tế:
Trên thực tế chúng ta thấy có đôi khi các nhà hoạch định chính sách tài khóa và các nhà hoạch định chính sách tiền tệ làm việc cùng nhau.
Ví dụ, Chính phủ có thể kích thích nền kinh tế thông qua cắt giảm thuế và tăng chi tiêu. Ngân hàng trung ương có thể kích thích tiền tệ bằng cách cắt giảm lãi suất ngắn hạn.
Bên cạnh đó, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cũng có thể được thúc đẩy theo các hướng khác nhau và với các ngân hàng trung ương có thể nới lỏng chính sách tiền tệ trong khi các nhà hoạch định theo đuổi chính sách tài khóa thắt chặt, điều này đã xảy ra ở châu Âu sau cuộc khủng hoảng tài chính trong trường hợp khác, Chính phủ mong muốn giành được sự ủng hộ từ người dân, có thể cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu, hệ quả trong dài hạn là áp lực lạm phát gia tăng. Những hành động đó có thể buộc ngân hàng trung ương tăng lãi suất.
3. Chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa tại Việt Nam:
Hiện nay như trên thực tế ta thấy từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, chính sách tiền tệ đã được nới lỏng thông qua việc liên tiếp có đến ba lần giảm lãi suất điều hành trong năm ngoái, mở rộng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng, tăng cường thanh khoản tiền đồng qua kênh mua ngoại tệ…, tạo điều kiện cho các ngân hàng giảm lãi suất cho vay.
Song song với đó là việc thực thi các chính sách miễn, giảm lãi, phí và tái cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh với những chính sách trên đã phần nào giảm bớt áp lực tài chính cho không ít khách hàng vay vốn, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp đang chịu thiệt hại nặng nề vì phải tạm ngừng hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng nhưng các chính sách nới lỏng tiền tệ được thực thi trong gần hai năm qua có những hạn chế khó tránh khỏi nhất định.
Như chúng ta thấy diễn biến từ năm ngoái đến nay, lãi suất cho vay luôn có xu hướng giảm chậm hơn, với mức độ ít hơn so với lãi suất tiền gửi, dẫn đến hệ số biên lãi ròng của nhiều ngân hàng mở rộng, giúp không ít tổ chức chứng kiến lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ, dù đã phải hy sinh một phần lợi nhuận trong việc tái cơ cấu nợ và miễn, giảm lãi cho khách hàng.
Thứ nhất, như chúng ta đã thấy đối với việc nới lỏng tiền tệ sẽ góp thúc đẩy giá các tài sản có thể theo chiều hướng tăng khi tiền rẻ được bơm ra nhiều hơn, dòng tiền có xu hướng chạy vào các kênh đầu tư, tài sản tài chính để tìm kiếm lợi suất tốt hơn thay vì vào hoạt động sản xuất kinh doanh thực, nhất là khi nhu cầu hấp thụ vốn của doanh nghiệp hiện nay vẫn rất kém vì ảnh hưởng của dịch bệnh.
Thứ hai là chính sách nới lỏng tiền tệ dường như đang làm lợi cho hệ thống ngân hàng nhiều hơn thay vì mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp như kỳ vọng với chức năng trung gian tín dụng, các ngân hàng có lợi thế lẫn sự linh hoạt trong việc xác lập các chính sách huy động và cho vay để luôn đảm bảo duy trì một tỷ suất sinh lời nhất định dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hoặc thậm chí là mở rộng khả năng sinh lời cao hơn.
Chúng ta cần thực hiện nhiều hơn nữa với các chính sách đẩy mạnh mở rộng tài khóa cụ thể trước những nhược điểm và những hạn chế của chính sách tiền tệ, theo đó ta có thể thấy các cơ quan quản lý nhà nước sẽ ưu tiên đẩy mạnh mở rộng chính sách tài khóa hơn trong giai đoạn tới. Thực tế là từ năm ngoái đến nay, song song với nới lỏng tiền tệ, chính sách tài khóa cũng đã bắt đầu mở rộng thông qua gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng theo Nghị quyết 42 năm 2020, nhưng hiệu quả triển khai chưa cao và một số gói khác, song song với kích thích đầu tư công.
Như vậy, trên tình hình hực tế cũng cần nhắc lại rằng cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19 gây ra trong hơn một năm qua là cuộc khủng hoảng lên cả cung và cầu trong nền kinh tế, khi những ảnh hưởng từ dịch bệnh dẫn đến giãn cách xã hội, phong tỏa và cách ly, không chỉ khiến nguồn cung sụt giảm mà sức cầu cũng suy yếu vì người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu để phòng ngừa rủi ro. Theo đó nên chúng ta thấy với các chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm kích thích doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh trở lại, nhưng nếu với sức cầu tiêu dùng vẫn yếu do tâm lý, niềm tin tiêu dùng sụt giảm, thì nền kinh tế có thể tiếp tục bị mắc kẹt trong sự trì trệ.
Chính vì vậy mà thời gian qua chính phủ nhiều nước thực thi các chính sách mạnh tay như phát tiền mặt trực tiếp cho dân, mở rộng các chương trình phúc lợi, an sinh xã hội, với mục tiêu không chỉ giúp người dân lo được các chi phí sinh hoạt thiết yếu mà còn nhằm để sức cầu tiêu dùng trong nền kinh tế vẫn được duy trì. Đó cũng chính là cách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi đảm bảo đầu ra sản phẩm vẫn được tiêu thụ.
Ngoài ra, tính hiệu quả của một số chính sách cũng có những hạn chế, đơn cử như việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, vì rõ ràng doanh nghiệp không có lãi thì có miễn, giảm thuế cũng không có nhiều ý nghĩa. Đó là chưa nói đến trong quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ có thể phát sinh tiêu cực.
Không những thế ta thấy với các chính sách tài khóa mở rộng có thể dẫn đến hiệu ứng gây chèn ép do để đảm bảo có đủ nguồn lực chi tiêu Chính phủ sẽ tăng cường vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu, chèn lấn vốn dành cho khu vực tư nhân, về lâu dài cũng gây áp lực lên lãi suất và về mặt lý thuyết, có thể tránh được hiện tượng lấn át nếu Chính phủ bù đắp khoản thâm hụt bằng cách in thêm tiền, nhưng việc này có thể làm tăng lạm phát.
Tuy nhiên chúng ta vấ thấy hiện nay trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế theo xu hướng có thể giảm và đầy biến động thì việc nới lỏng tiền tệ ngày càng thu hẹp cũng như hiệu quả đang bộc lộ những khiếm khuyết nhất định, tăng cường mở rộng tài khóa dường như là lựa chọn tất yếu như nền kinh tế đứng đầu thế giới là Mỹ cũng đang phát tín hiệu sẽ dần thắt chặt tiền tệ trở lại trong khi ưu tiên mở rộng chính sách tài khóa, thông qua các gói kích cầu và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, năng lượng nhiều hơn.