Sự lỗi thời về chức năng được hiểu cơ bản là sự suy giảm về tính hữu dụng hoặc sức hút của một vật bởi vì tính năng được thiết kế của vật đó đã trở nên lỗi thời và không thể được thay đổi dễ dàng. Cùng bài viết tìm hiểu về sự lỗi thời về chức năng là gì? Đặc trưng và ví dụ về sự lỗi thời chức năng?
Mục lục bài viết
1. Sự lỗi thời về chức năng là gì?
Khái niệm sự lỗi thời về chức năng:
Sự lỗi thời về chức năng được hiểu cơ bản là sự suy giảm về tính hữu dụng hoặc sức hút của một vật bởi vì tính năng được thiết kế của vật đó đã trở nên lỗi thời và không thể được thay đổi dễ dàng.
Hiện nay, cách sử dụng thuật ngữ sự lỗi thời về chức năng sẽ biến đổi tùy thuộc vào từng ngành. Ví dụ cụ thể như trong bất động sản, thuật ngữ sự lỗi thời về chức năng được sử dụng để đề cập đến việc nhà cửa bị giảm giá trị do có một đặc điểm đã trở nên lỗi thời, cụ thể như một ngôi nhà cũ với một phòng tắm trong một khu phố có nhiều những ngôi nhà mới có ít nhất ba phòng tắm.
Các chủ thể là những người tiêu dùng có thể giảm thiểu thiệt hại do sự lỗi thời về chức năng bằng cách cần phải xem xét tính hữu ích lâu dài của hàng hóa. Một mặt hàng có thể không hấp dẫn các chủ thể là những người tiêu dùng nếu thiết kế của mặt hàng đó đã ngăn cản sự nâng cấp hoặc khó kết nối với các thiết bị tương thích.
Nhiều thiết bị điện tử tiêu dùng, cụ thể như điện thoại thông minh, nổi tiếng với sự lỗi thời về chức năng do bở các hãng điện thoại ngày nay liên tục ra mắt các phiên bản mới hơn.
Các công ty cũng xem xét sự lỗi thời về chức năng trong kế hoạch kinh doanh dài hạn của mình. Hiện nay thì ta thấy rằng, khấu hao tài sản là một ví dụ về sự lỗi thời về chức năng có thể định lượng. Các công ty cũng có thể sử dụng nhiều phương pháp kế toán khác nhau để nhằm mục đích có thể thực hiện việc tính khấu hao của một tài sản trên sổ sách của mình, nhưng mục tiêu chung đó đều là đo lường và theo dõi mức độ hữu dụng giảm dần của một tài sản theo thời gian. Phương pháp này cũng giúp các công ty có thể dự đoán nhu cầu bán và thanh lí tài sản cũ, hoặc mua thêm tài sản mới.
Sự lỗi thời về chức năng trong tiếng Anh là gì?
Sự lỗi thời về chức năng trong tiếng Anh là Functional Obsolescence.
2. Ví dụ cụ thể về sự lỗi thời về chức năng:
Trước cuối những năm 1990, đa số các hộ gia đình tại Việt Nam vẫn đều có tivi to, cồng kềnh và nặng. Chính vì thế mà các sản phẩm đồ nội thất được thiết kế để nhằm mục đích có thể phù hợp với trọng lượng và kích thước của tivi. Ngày nay, đa số các hộ gia đình đều có TV màn hình phẳng gọn nhẹ, điều đó cũng khiến cho những đồ nội thất này trở nên lỗi thời. Để giúp các sản phẩm của mình bắt kịp với những tiến bộ công nghệ của thiết bị điện tử tiêu dùng, các nhà sản xuất đồ nội thất thường phải thiết kế lại sản phẩm của họ.
Trong ngành công nghệ, các mẫu điện thoại thông minh mới được sản xuất sẽ có thêm nhiều tính năng hơn, làm cho những mẫu điện thoai cũ bị lỗi thời. Trong một số trường hợp nhất định, các công ty công nghệ tích cực cần đưa ra các chính sách để nhằm mục đích khiến cho sản phẩm trở nên lỗi thời, chẳng hạn như từ chối hỗ trợ hoặc cập nhật phần mềm cho các mẫu điện thoại cũ.
3. Một số thuật ngữ liên quan sự lỗi thời về chức năng:
3.1. Khấu hao:
Ta hiểu về khấu hao như sau:
Khấu hao chính là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng. Khấu hao tài sản cố định sẽ được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.
Khấu hao tài sản cố định hiện nay có liên quan trực tiếp đến việc hao mòn tài sản cố định. Cụ thể chính là sự giảm dần về giá trị sử dụng do hoạt động tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh. Hoặc do hao mòn tự nhiên hay do những tiến bộ khoa học kĩ thuật về công nghệ.
Các tài sản cố định thường được tính vào khấu hao bao gồm các loại tài sản sau đây: Máy móc, đồ nội thất, thiết bị văn phòng, …
Ý nghĩa của khấu hao như sau:
Khấu hao được xem như một yếu tố quan trọng nhằm đo lường mức độ hao mòn của một tài sản trong doanh nghiệp. Chính vì vậy mà khấu hao có ý nghĩa to lớn trong cả hai lĩnh vực kinh tế và tài chính. Cụ thể
– Về kinh tế:
Hao mòn tài sản cố định được hiểu là hiện tượng khách quan và tại mỗi thời điểm trong một vòng đời hữu dụng của tài sản cố định. Việc xác định mức độ hao mòn là khó và thậm chí là không thể. Điều này gây nên nhiều khó khăn cho việc quản lý và theo dõi tài sản cố định.
Việc ghi chép, phản ánh giá trị tài sản cố định trên sổ sách kế toán là không thể thực hiện được nên đa phần chúng gây khó khăn cho việc bán hoặc trao đổi tài sản cố định này với tài sản cố định khác khi doanh nghiệp có ý định thay đổi.
Tuy nhiên thì thông qua hình thức trích khấu hao sẽ cho phép doanh nghiệp phản ánh được giá trị thực của tài sản cố định, bên cạnh đó do khấu hao là một khoản chi phí kinh doanh nên khấu hao làm giảm lợi tức ròng của doanh nghiệp, khấu hao tăng đồng nghĩa với lãi ròng giảm.
– Về tài chính:
Bản chất của vấn đề là ở chỗ khấu hao hay hao mòn cũng đều được thể hiện bằng tiền. Bởi vì thế tiền khấu hao sẽ được tính vào chi phí kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, cụ thể là chi phí để sản xuất ra 1 sản phẩm. Như vậy, ta nhận thấy rằng, nó sẽ làm tăng chi giá bán của mặt hàng, từ đó làm giảm đi sự cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.2. Kế hoạch kinh doanh:
Ta hiểu về kế hoạch kinh doanh như sau:
Kế hoạch kinh doanh là bản tài liệu của doanh nghiệp mô tả tổng quan về lộ trình phát triển sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp, doanh thu – chi phí và nhiều vấn đề liên quan khác.
Các chủ thể là người lập kế hoạch kinh doanh thường là giám đốc điều hành, giám đốc kinh doanh hay giám đốc Marketing. Đây đều là những người đang đóng vai trò ở vị trí thiết lập. Nội dung của kế hoạch kinh doanh càng cụ thể, chi tiết, nêu rõ các tình huống xảy ra thì cơ hội thành công càng cao.
Những loại kế hoạch kinh doanh cụ thể thường gặp bao gồm:
– Kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp: Kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp được xây dựng để dành cho những ai mới bắt tay vào kinh doanh. Nó chứa đủ các thông tin bao quát về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp định triển khai, gồm cả đội ngũ quản lý và chuỗi cung ứng.
– Kế hoạch kinh doanh nội bộ: Kế hoạch kinh doanh nội bộ được lập liên quan đến mục tiêu cụ thể của một bộ phận trong doanh nghiệp.
– Kế hoạch kinh doanh chiến lược: Kế hoạch kinh doanh chiến lược được hiểu là loại kế hoạch dài hạn khoảng 5 năm. Kế hoạch kinh doanh chiến lược sẽ xoay quanh yếu tố về sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp, đưa ra các mục tiêu cần đạt được và cách thức để đạt được mục tiêu đó. Văn bản sẽ giúp tóm tắt mục tiêu chung của công ty.
– Kế hoạch kinh doanh khả thi: Kế hoạch kinh doanh khả thi được coi là giải pháp hoặc kế hoạch dự phòng khi hoạt động kinh doanh có sự biến động nhằm giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình và đứng vững hơn trên thị trường. Kế hoạch này nhắm đến mục tiêu đó chính là một nhóm nhân khẩu học cụ thể hoặc đầu tư một số tiền cho kế hoạch thực hiện.
Các chủ thể là người lập kế hoạch kinh doanh cần nắm được một số nguyên tắc cơ bản sau:
– Nguyên tắc luôn chủ động đặt mục tiêu và kết quả kinh doanh.
– Nguyên tắc đánh giá tình hình và kiểm tra thực trạng của công ty, hiểu về văn hoá của công ty và tạo dựng niềm tin, đeo bám quyết liệt để sớm hoàn thành tiến độ.
– Các kế hoạch cần mang tính tóm tắt thực hiện, nhấn mạnh những điểm chủ yếu của doanh nghiệp.
– Câu văn trong kế hoạch kinh doanh thì sẽ cần ngắn gọn, dễ hiểu, các doanh nghiệp không được dùng ngôn ngữ lạ hay tiếng địa phương, không cường điệu hoá vấn đề, không để câu từ trùng lặp, kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả.
– Tính toán lợi nhuận hay kế hoạch tài chính phù hợp, không dự tính lợi nhuận quá cao với những mục tiêu không cụ thể, viễn cảnh viển vông khi chưa nắm giữ cơ cấu phân phối và năng lực của đơn vị.
– Hoàn thành phần tóm tắt dự án một cách cẩn thận bởi vì đây là phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng.