Quản lý nhân sự là gì? Quản lý nguồn nhân lực? Sự khác biệt giữa Quản lý nhân sự và Quản lý nguồn nhân lực?
Hai thuật ngữ quản lý nhân sự và quản lý nguồn nhân lực đều là những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực kinh doanh. Hai thuật ngữ này có mối quan hệ tương đồng và có nhiều điểm giống nhau nếu bạn không phải là một người có kiến thức chuyên sâu về kinh tế thì việc phân biệt hai thuật ngữ này với nhau là một việc rất khó khăn. Chính vì vậy tại bài viết này chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những nội dung của quản lý nhân sự và quản lý nguồn nhân lực qua đó phân biệt hai thuật ngữ này với nhau.
Mục lục bài viết
1. Quản lý nhân sự là gì?
Quản lý nhân sự đây là công tác quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lao động – nhân lực của một đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp một cách hiệu quả và hợp lý. Đây là một bộ phận quản lý liên quan đến các công việc như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng, phát triển và bồi thường cho lực lượng lao động và mối quan hệ của họ với tổ chức để đạt được các mục tiêu của tổ chức,…Bên cạnh đó, người làm quản trị nhân sự còn giữ vai trò tạo dựng cộng đồng, môi trường làm việc, lắng nghe, đưa ra quan điểm, nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân viên, sao cho đạt hiệu quả công việc cao nhất.
Chức năng chính của quản lý nhân sự được chia thành hai loại:
– Chức nănghoạt động: Các hoạt động của quản lý nhân sự là những công việc liên quan đến mua sắm, phát triển, bồi thường, đánh giá công việc, phúc lợi của nhân viên, sử dụng, bảo trì và thương lượng tập thể.
– Chức năng quản lý: Quản lý nhân sự sẽ có chức năng lập ra các bản kế hoạch, tổ chức, điều hành, chỉ đạo, tạo động lực và điều phối các hoạt động liên quan đến yếu tố con người trong doanh nghiệp.
2. Quản lý nguồn nhân lực:
Quản trị nguồn nhân lực có tên gọi tiếng anh là Human Resource Management (HRM) bao gồm tất cả các hoạt động, cơ chế chính sách và các quyết định quản lý liên quan đến mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp. Đây là hoạt động đòi hỏi người thực hiện phải có tầm nhìn chiến lược và gắn nó với chiến lược hoạt động của công ty.
Các doanh nghiệp hiện nay đều sở hữu các nguồn lực như tiền bạc, cơ sở vật chất, thiết bị và con người để tạo ra hàng hóa và dịch vụ, cung ứng ra thị trường. Do vậy, bên cạnh việc thiết lập các thủ tục và quy trình về cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị đảm bảo công việc trôi chảy, thì các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến quy trình quản trị nhân sự (con người) – một trong những nguồn lực vô cùng quan trọng
3. Sự khác biệt giữa Quản lý nhân sự và Quản lý nguồn nhân lực:
Từ những phân tích trên về quản lý nhân sự và quản lý nguồn nhân lực ta có thể thấy được sự khác biệt giữa hai hoạt động này và sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra sự khác biệt căn bản của hai hoạt đồng này:
Đối với hoạt động quản lý nhân sự được dùng để nói đến việc quản lý các bộ phận liên quan đến lực lượng lao động trong một doanh nghiệp còn đối với quản lý nguồn nhân lực là tên gọi dùng để nói đến chi nhánh quản lý, tập trung vào việc sử dụng nhân lực của một doanh nghiệp.
Để làm rõ hơn sự khác biệt giữa hai hoạt động này, chúng ta sẽ chia nội dung thành nhiều tiêu chí khác nhau và thông qua đó từng chi tiết này tìm hiểu các vấn đề từ các phần nhỏ của đặc trưng của hai hoạt động quản lý nhân sự và quản lý nguồn nhân lực và xâu chuỗi nó lại tổng hợp để phân biệt sự khác nhau giữa hai hoạt động này:
Thứ nhất, Vai trò của người lao động
Đối với quản lý nhân sự xem người lao động là chi phí đầu vào của doanh nghiệp qua các hoạt động tuyển dụng, đánh giá năng lực trở thành một phần của doanh nghiệp
Đối với quản lý nguồn nhân lực xem người lao động là tài sản quý của doanh nghiệp, sau khi đã trở thành một phần của công ty thì công việc tiếp theo sẽ là vận dụng sao cho hiệu quả nguồn lực con người này để công ty phát triển.
Như vậy, người lao động trong quản trị nhân sự bị xem như một gánh nặng làm tăng chi phí đầu vào. Trong khi đó, với quản trị nhân lực, họ lại chính là nền tảng quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển.
Thứ hai, Mục tiêu đào tạo phát triển người lao động
Đối với quản lý nhân sự có chức năng giúp đỡ người lao động hướng đến thích nghi công việc mà họ đang đảm nhận tại các doanh nghiệp.
Quản lý nhân lực thì sẽ chú trọng đầu tư, nâng cao nghiệp vụ, trình độ cho người lao động, hướng họ thích nghi với công việc ở hiện tại và cả trong tương lai, phù hợp chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
Thứ ba, Tầm nhìn quản trị
Quản trị nhân sự sẽ tập trung chiến lược cho sự phát triển nhân sự trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn. Còn đối với Quản trị nhân lực thì chú trọng tính lâu dài của nhân lực nên tầm nhìn luôn hướng đến dài hạn.
Mọi chiến lược quản trị dù là ngắn, trung hay dài hạn đều có giá trị quan trọng đối với tổ chức. Vì vậy, xét về tầm nhìn quản trị, cả hai đang bổ sung cho nhau.
Thứ tư, Nhận định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Quản trị nhân sự chỉ tập trung vào thị trường tiêu thụ và sự phát triển của kỹ thuật công nghệ. Còn đối đối với Quản trị nhân lực luôn tập trung và nhận định vào yếu tố con người mới là quan trọng là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với các doanh nghiệp các cuộc cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp với nhau thì tầm quan trọng và vai trò của nhân tài trong việc phát triển doanh nghiệp là yếu tố quyết định đến sự thắng lợi của doanh nghiệp. Dù là công nghệ kỹ thuật hay là việc mở rộng thị phần thì đều cần có sự tác động của con người tác động đến, cụ thể là người lao động tại doanh nghiệp. Vì vậy, xem nhân tài là lợi thế cạnh tranh chính là xu hướng của để không ngừng phát triển doanh nghiệp. Cạnh tranh trên thị trường cùng với xu hướng kinh tế biến đổi liên tục, nếu doanh nghiệp không thể thích nghi với nó thì đồng nghĩa doanh nghiệp sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc đua giành thị phần. Vì vậy, khi doanh nghiệp sở hữu một đội ngũ nhân sự năng động, linh hoạt sẽ là nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Thứ năm, Yếu tố nâng cao hiệu suất công việc
Đối với quản trị nhân sự sẽ đánh giá cao các yếu tố về máy móc công nghệ và cơ cấu tổ chức trong quá trình vận hành và sản xuất của doanh nghiệp hơn so với yếu tố nhân sự. Còn đối với Quản trị nhân lực ngoài các yếu tố về máy móc công nghệ và cơ cấu tổ chức ở trên thì quản trị nhân lực còn đánh giá cao yếu tố chất lượng nguồn lao động trong doanh nghiệp. Quản trị nhân lực có sự đánh giá tổng quát và đầy đủ hơn khi kết hợp cả ba yếu tố máy móc, cơ cấu và chất lượng nhân sự.
Thứ sáu, Phương thức giữ chân nhân tài
Quản trị nhân sự chú trọng đến việc tăng lợi ích tài chính và cơ hội thăng tiến của nhân sự trong các doanh nghiệp.
Quản trị nhân lực về cơ bản cũng chú trọng đến lợi ích tài chính, cơ hội thăng tiến và thêm vào đó quản trị nhân sự còn chú trọng đến mức độ phù hợp của công việc so với năng lực của người lao động. Trong trường hợp người lao động được bố trí công việc không phù hợp với năng lực thì dù họ có cố gắng hoàn thành công việc đến đâu thì đều khó giành được cơ hội thăng tiến và cơ hội đem lại lợi ích tài chính cũng sẽ bị hạn chế.
Thứ bảy, Khả năng thích ứng của người lao động
Quản trị nhân sự sẽ tạo cho người lao động có những thói quen ổn định trong quá trình làm việc như bằng các thay đổi về nội quy,… vì vậy, họ rất ngại, thậm chí chống đối sự thay đổi đó. Còn đối với Quản trị nhân lực lại khuyến khích người lao động chấp nhận, đương đầu với thử thách. Vì vậy, khi có những biến động, thay đổi xuất hiện, khả năng thích ứng của người lao động rất cao.
Từ những nội dung so sánh ở trên giữa quản trị nhân sự và quản trị nhân lực đã cho ta thấy sự khác nhau giữa quản trị nhân lực và quản trị nhân sự không chỉ ở thời điểm hiện tại mà cả định hướng tương lai. Về tổng thể thì quản trị nhân lực khó khăn hơn, nhiều mục tiêu đặt ra cho việc phát triển nhân sự hơn. Vì vậy, hầu hết hiện nay, các doanh nghiệp thường tiến hành tuyển dụng các bộ phận quản trị nhân lực nhiều hơn là quản trị nhân sự. Chính vì vậy nếu như ứng viên muốn có triển vọng phát triển trong lĩnh vực này thì cũng nên hướng kế hoạch trau dồi, rèn luyện theo con đường quản trị nhân lực.
Từ những phân tích trên ta có thể tóm gọn lại, đối với Quản lý nhân sự thì coi nhân viên của mình như là công cụ hoặc máy móc trong khi Quản lý nhân sự thì lại coi nhân viên như một tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Ta có thể coi bộ phận Quản lý nguồn nhân lực là phiên bản nâng cao của Quản lý nhân sự.
Về vấn đề ra quyết định trong hoạt động và vận hành thì đối với quản lý nhân sự quyết định được ra khá chấm, còn đối với quản lý nguồn nhân lực thì lại tương đối nhanh. Trong Quản lý nhân sự có sự phân phối các sáng kiến từng phần. Tuy nhiên, phân phối tích hợp các sáng kiến là có trong Quản lý nguồn nhân lực.
Trong cơ sở của thiết kế công việc của quản lý nhân sự là phân chia công việc trong khi, trong trường hợp Quản lý nguồn nhân lực, nhân viên được chia thành các nhóm hoặc nhóm để thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào. Trong quản lý nhân lực thì các cuộc đàm phán dựa trên thương lượng tập thể đối với lãnh đạo công đoàn. Ngược lại, trong quản lý nguồn nhân lực, không cần thương lượng tập thể vì các hợp đồng riêng lẻ tồn tại với mỗi nhân viên.
Về tiền lương, trong quản lý nguồn nhân lực tiền lương được dựa trên đánh giá công việc. Không giống như quản lý nhân sự, nơi cơ sở của tiền lương là đánh giá hiệu suất.
Về hoạt động chủ yếu thì Quản lý nhân sự tập chung chủ yếu vào các hoạt động thông thường của doanh nghiệp như: tuyển dụng, trả thù lao, đào tạo nhân viên. Ngược lại, đối với quản lý nguồn nhân lực tập trung chủ yếu vào việc coi nhân viên là tài sản có giá trị, được định giá, sử dụng và bảo tồn.