Cạnh tranh là một thuật ngữ quen thuộc trong đời sống. Khái niệm cạnh tranh đã ra đời khi nền kinh tế thị trường xuất hiện. Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã có rất nhiều quan điểm và những thuật ngữ liên quan về cạnh tranh. Trong số đó cần kể đến lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về các thuật ngữ này.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về cạnh tranh:
Ta hiểu cơ bản về cạnh tranh như sau:
Các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển cho rằng cạnh tranh là quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra trong mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình.
Cạnh tranh theo hàm nghĩa kinh tế học được hiểu là một thuật ngữ được dùng để chỉ quá trình tranh đấu tiến hành không ngừng giữa các chủ thể kinh tế trong thị trường nhằm thực hiện lợi ích kinh tế và mục tiêu đã định của bản thân.
Từ điển kinh doanh của Anh (xuất bản năm 1992) định nghĩa như sau: Cạnh tranh được xem là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa như sau: Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
Cạnh tranh xảy ra sẽ buộc những người sản xuất và buôn bán phải cải tiến kĩ thuật, tổ chức quản lí để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá, thay đổi mẫu mã, bao bì phù hợp với thị hiếu của khách hàng; giữ tín nhiệm; cải tiến nghiệp vụ thương mại và dịch vụ, giảm giá thành, giữ ổn định hay giảm giá bán và tăng doanh lợi.
2. Tìm hiểu về Lợi thế cạnh tranh:
Lợi thế cạnh tranh trong tiếng Anh là Competitive Advantage.
Lợi thế cạnh tranh là thuật ngữ được sử dụng và nó đề cập đến các yếu tố cho phép một công ty sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ tốt hơn hoặc rẻ hơn so với các đối thủ của mình. Những yếu tố này trên thực tiễn cũng cho phép đơn vị sản xuất tạo ra nhiều doanh thu hơn hoặc tỷ suất lợi nhuận vượt trội so với các đối thủ trên thị trường. Lợi thế cạnh tranh là do nhiều yếu tố bao gồm cơ cấu chi phí, thương hiệu, chất lượng của sản phẩm cung cấp, mạng lưới phân phối, sở hữu trí tuệ và dịch vụ khách hàng.
Lợi thế cạnh tranh là điều quan trọng trong thực tiễn đã làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ của một đơn vị được khách hàng mong muốn hơn so với bất kỳ đối thủ nào khác. Lợi thế cạnh tranh có thể được chia thành lợi thế so sánh và lợi thế khác biệt. Lợi thế so sánh cũng được hiểu chính là khả năng của công ty trong việc sản xuất thứ gì đó hiệu quả hơn đối thủ, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận lớn hơn. Lợi thế khác biệt là khi sản phẩm của một công ty được coi là vừa độc đáo vừa có chất lượng cao hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh là điều làm cho hàng hóa hoặc dịch vụ của một thực thể vượt trội hơn tất cả các lựa chọn khác của khách hàng. Mặc dù thuật ngữ này thường được sử dụng cho các doanh nghiệp, nhưng các chiến lược này phù hợp với mọi tổ chức, quốc gia hoặc cá nhân trong môi trường cạnh tranh. Ví dụ, một nhà bán lẻ cung cấp mức giá thấp nhất xung quanh có lợi thế cạnh tranh so với các nhà bán lẻ khác có giá cao hơn. Giá thấp có thể làm cho sản phẩm của nhà bán lẻ đó hấp dẫn hơn các lựa chọn khác có giá cao hơn.
Để nhằm mục đích tạo ra lợi thế cạnh tranh, một doanh nghiệp phải cung cấp lợi ích rõ ràng cho thị trường mục tiêu của mình, lợi ích tốt hơn những gì đối thủ cạnh tranh mang lại.
Cuối cùng, điều quan trọng đó là xác định đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh trong thực tiễn không chỉ là các công ty hoặc sản phẩm tương tự. Đối thủ cạnh tranh cũng bao gồm bất kỳ điều gì khác mà khách hàng của các chủ thể có thể làm để đáp ứng nhu cầu mà các chủ thể đó sẽ có thể đáp ứng. Các tờ báo nghĩ rằng đối thủ của họ là các tờ báo khác cho đến khi họ nhận ra đó là internet. Họ không biết cách cạnh tranh với một nhà cung cấp tin tức tức thời và miễn phí.
3. Tìm hiểu về Năng lực cốt lõi:
Năng lực cốt lõi trong tiếng Anh là core competencies.
Năng lực cốt lõi có thể được định nghĩa là sức mạnh cơ bản của một doanh nghiệp bao gồm sự kết hợp độc đáo của nhiều nguồn lực, kiến thức và kỹ năng khác nhau, giúp tạo nên sự khác biệt cho một công ty trên thị trường. Chính sự khéo léo sâu sắc đã cung cấp một hoặc nhiều lợi thế cạnh tranh lâu dài cho công ty trong việc tạo ra và mang lại những lợi ích được nhận thức cho các chủ thể là những người khách hàng.
Năng lực cốt lõi là tập hợp những kỹ năng và chuyên môn mà nhờ đó công ty vượt hơn đối thủ cạnh tranh.
Một điểm được xem là năng lực cốt lõi khi và chỉ khi nó đáp ứng 3 điều kiện cơ bản sau:
– Thứ nhất: Phù hợp với thị trường (được thị trường công nhận).
– Thứ hai: Tạo được lợi ích cho khách hàng.
– Thứ ba: Duy nhất và khó bắt chước.
Năng lực cốt lõi thường bao gồm: công nghệ, quản trị, hệ thống…
4. Sự khác biệt giữa lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi:
Tổng quan về lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi:
Như vậy, ta nhận thấy rằng, thông qua các khái niệm đã nêu ở trên ta có thể hiểu một cách đầy đủ: Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia thị trường.
Lợi thế cạnh tranh có thể được mô tả như một cái gì đó mà các công ty cạnh tranh không thể làm được, hoặc nó là một cái gì đó thuộc sở hữu của công ty mà các công ty đối thủ muốn có. Ở khía cạnh khác, năng lực cốt lõi là sự thành thạo khác biệt của công ty, mà đối thủ của nó không thể bắt chước được.
Hai thuật ngữ này trên thực tế sẽ có liên quan chặt chẽ với nhau, vì hai thuật ngữ này giúp chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường, làm hài lòng khách hàng, xây dựng lòng trung thành với thương hiệu và cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng.
Trong khi năng lực cốt lõi là duy nhất đối với một thực thể kinh doanh cụ thể, lợi thế cạnh tranh có thể dễ dàng bị đối thủ bắt chước. Sự khác biệt cơ bản giữa lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi là năng lực cốt lõi giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh liên tục và cũng giúp công ty thâm nhập vào các thị trường mới.
Biểu đồ so sánh năng lực cốt lõi (Core competencies) và lợi thế cạnh tranh (competitive advantages):
Nhìn chung, năng lực cốt lõi (Core competencies) và lợi thế cạnh tranh (competitive advantages) trong thực tiễn sẽ đều giúp công ty chiếm được thị phần nhiều hơn, thỏa mãn các chủ thể khách hàng hơn, gia tăng lòng trung thành của các chủ thể là những khách hàng và đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi đều giúp công ty khác biệt so với các đối thủ khác, nhưng nó không giống nhau. Cụ thể như sau:
Cơ sở để so sánh | Lợi thế cạnh tranh | Năng lực cốt lõi |
---|---|---|
Ý nghĩa | Lợi thế cạnh tranh bao hàm đức tính quan trọng có ý nghĩa giúp công ty hoạt động tốt hơn các đối thủ trên thị trường. | Năng lực cốt lõi là thuật ngữ được sử dụng đề cập đến các kỹ năng, kiến thức và chuyên môn cụ thể mà đối thủ cạnh tranh khó có thể theo kịp. |
Công thức thành công | Lợi thế cạnh tranh không phải là công thức thành công chắc chắn cho một công ty về lâu dài. | Năng lực cốt lõi được xem là một công thức thành công chắc chắn cho một công ty về lâu dài. |
Ưu việt | Lợi thế cạnh tranh cung cấp ưu thế cạnh tranh tạm thời cho công ty. | Năng lực cốt lõi cung cấp ưu thế bền vững cho công ty. |
Tích lũy từ | Sức mạnh chức năng | Sức mạnh cơ bản |
Giúp trong | Lợi thế cạnh tranh giúp công ty một cách cụ thể và hạn chế. | Năng lực cốt lõi giúp công ty nói chung, tiếp cận sâu rộng và nhiều mặt. |
Lợi thế | Cung cấp sức mạnh cạnh tranh trong một doanh nghiệp hoặc sản phẩm cụ thể. | Cung cấp sự xuất sắc trong nhiều loại hình kinh doanh và sản phẩm. |
Điều khác biệt lớn nhất mà ta nhận thấy giữa lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi là năng lực cốt lõi dân đến lợi thế cạnh tranh. Nhưng lợi thế cạnh tranh muốn trở thành năng lực cốt lõi phải thỏa cả 3 điều kiện nêu trên.
Như vậy, từ những phân tích được nêu trên, dù có rất nhiều sự giống nhau, đều giúp công ty vượt hơn đối thủ cạnh tranh, nhưng vẫn có những khác nhau cơ bản giữa 2 khái niệm này. Đôi khi 1 yếu tố có thể là lợi thế cạnh tranh nhưng không phải là năng lực cốt lõi vì nó quá đơn giản và có thể bắt chước dễ dàng.