Vốn có vai trò quyết định và mang ý nghĩa then chốt tới sự phát triển của công ty. Bởi vì các hoạt động sản xuất kinh doanh muốn được diễn ra cần phải có máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, công nhân và rất nhiều yếu tố khác. Vậy sự hình thành vốn là gì? Vai trò của WB đối với sự hình thành vốn của một quốc gia như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sự hình thành vốn là gì?
Khái niệm sự hình thành vốn:
Hình thành vốn được hiểu là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả khoản tích lũy vốn ròng trong một kì kế toán của một quốc gia cụ thể.
Thuật ngữ này đề cập đến việc bổ sung tư liệu sản xuất, cụ thể như thiết bị, công cụ, tài nguyên vận tải và điện. Các quốc gia cần tư liệu sản xuất để thay thế những cái cũ đã được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Nếu một quốc gia không thể thay thế tư liệu sản xuất khi mà chúng đã hết thời hạn sử dụng, thì hoạt động sản xuất sẽ giảm.
Nói tóm lại, sự hình thành vốn của một nền kinh tế càng cao, thì nền kinh tế có thể tăng trưởng tổng thu nhập càng nhanh.
Sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ có thể dẫn đến sự gia tăng mức thu nhập quốc dân. Để tích lũy thêm vốn, một quốc gia cần tạo các khoản tiết kiệm và đầu tư từ tiết kiệm của hộ gia đình hoặc dựa vào chính sách của chính phủ. Các quốc gia có tỉ lệ tiết kiệm hộ gia đình cao có thể tích lũy vốn để tạo ra tư liệu sản xuất nhanh hơn. Và một chính phủ duy trì được thặng dư ngân sách có thể thực hiện đầu tư khoản tiền dư thừa vào tư liệu sản xuất.
Sự hình thành vốn trong tiếng Anh là gì?
Sự hình thành vốn trong tiếng Anh là Capital Formation.
2. Ví dụ về sự hình thành vốn:
Caterpillar được biết đến là một trong những nhà sản xuất thiết bị xây dựng lớn nhất thế giới. Caterpillar thực hiện sản xuất thiết bị cho các công ty khác sử dụng để tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Caterpillar là một công ty giao dịch công khai, và huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu và nợ.
Nếu một chủ thể nhà đầu tư cá nhân chọn mua một loại cổ phiếu phổ thông mới được Caterpillar phát hành, công ty này có thể sử dụng số tiền thu được để tăng sản lượng và phát triển sản phẩm mới cho khách hàng của họ.
Khi các chủ thể là nhà đầu tư mua cổ phiếu và trái phiếu do các tập đoàn phát hành, các công ty có thể mạo hiểm lấy tiền vốn đó để nhằm mục đích tăng cường sản xuất và tạo ra những đổi mới cho khách hàng. Những hoạt động này góp phần vào sự hình thành vốn chung của quốc gia.
3. Tìm hiểu về ngân hàng thế giới:
Ngân hàng thế giới:
Ngân hàng thế giới trong tiếng Anh được gọi là The World Bank Group, hoặc The World Bank, hoặc World Bank, viết tắt là WB.
Ngân hàng thế giới được hiểu là tổ chức tài chính quốc tế được thành lập vào năm 1944, nhằm mục đích tái thiết và xây dựng lại châu Âu sau chiến tranh Thế giới thứ II.
Ngân hàng Thế giới trên thực tế bao gồm 3 tổ chức cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (International Bank for Reconstruction and Development) gọi tắt là IBRD, thành lập ngày 17-2-1945 theo tinh thần hiệp ước Bretton Wood và bắt đầu hoạt động vào năm 1946.
Khi mới thành lập, Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế có 44 nước thành viên, chủ yếu là các nước tư bản phát triển. Đến năm 1987 tổng số thành viên của tổ chức này đã lên đến 151 quốc gia.
– Thứ hai: Công ty tài chính quốc tế (International Financial Company) gọi tắt là IFC thành lập năm 1955.
– Thứ ba: Hiệp hội phát triển quốc tế (International Development Association) gọi tắt là IDA thành lập năm 1960.
Mục tiêu của Ngân hàng Thế giới:
Mục tiêu chính của ngân hàng Thế giới đó chính là cung cấp viện trợ kinh tế cho các nước thành viên, chủ yếu là các nước đang phát triển để tăng cường nền kinh tế của họ. Ngân hàng thế giới đã trợ giúp một loạt các công trình đầu tư dài hạn trên nhiều lĩnh vực, trong đó có các dự án về kết cấu hạ tầng, viễn thông, điện năng, nông nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp mới, các chương trình xã hội, giáo dục và đào tạo
Phần lớn vốn của Ngân hàng Thế giới được các nước thành viên đóng góp, nhưng Ngân hàng Thế giới cũng vay tiền từ thị trường quốc tế. Ngân hàng Thế giới hoạt động theo nguyên tắc kinh doanh cụ thể đó là chỉ cho các chính phủ được coi là có khả năng trả nợ (cả vốn lẫn lãi) vay tiền với lãi suất thị trường.
Từ năm 1963, ngân hàng Thế giới đã thành lập cơ quan trực thuộc có tên là Hiệp hội Phát triển Quốc tế nhằm mục đích chính là để cung cấp tín dụng lãi suất thấp cho các nước nghèo. Một tổ chức trực thuộc khác của Ngân hàng Thế giới đó chính là Công ty Tài chính Quốc tế. Công ty Tài chính Quốc tế sẽ được phép trực tiếp đầu tư vào các công ty thông qua việc mua cổ phần của họ.
4. Vai trò của WB đối với sự hình thành vốn của một quốc gia:
Ngân hàng Thế giới hiện nay hoạt động như một nguồn hỗ trợ tài chính và kĩ thuật cho các nước đang phát triển, với mục tiêu chính đó là chấm dứt nghèo đói thông qua các chương trình của mình. Ngân hàng Thế giới luôn theo dõi sự hình thành tổng vốn, Ngân hàng Thế giới từ đó sẽ xác định lúc nào tiền chi tiêu vượt quá mức bổ sung cho tài sản cố định, cộng với sự thay đổi ròng trong hàng tồn kho.
Tài sản cố định hiện nay bao gồm nhà máy, máy móc, thiết bị và tòa nhà, tất cả được sử dụng để tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Hàng tồn kho bao gồm nguyên liệu thô và hàng hóa có sẵn để bán.
Ngân hàng Thế giới thực hiện đo lường sự hình thành vốn bằng cách đánh giá sự thay đổi trong tiết kiệm ròng. Nếu tỉ lệ tiết kiệm hộ gia đình tăng lên, người tiết kiệm có thể đầu tư thêm tiền hoặc mua trái phiếu và cổ phiếu. Nếu nhiều hộ gia đình đang tiết kiệm, quốc gia có thể báo cáo số dư tiền mặt, đó là một dấu hiệu tích cực cho sự hình thành vốn.
Ngân hàng Thế giới cũng báo cáo số nợ chính phủ mà chính phủ trung ương của một quốc gia chưa trả, so với tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia đó. Nếu tỉ lệ hình thành vốn của một quốc gia tăng, thì tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia đó cũng tăng.