Sự cố bất ngờ là một sự kiện tiêu cực có khả năng xảy ra trong hoạt động tương lai của một công ty. Các công ty phải đưa ra các dự liệu, chủ động chuẩn bị các ứng phó kịp thời. Vậy sự cố bất ngờ thường gây ra hậu quả gì đến doanh nghiệp. Và các phòng ngừa và biện pháp doanh nghiệp có thể thực hiện trong trường hợp này là gì.
Mục lục bài viết
1. Sự cố bất ngờ là gì?
Sự cố bất ngờ tiếng Anh là Contingency.
Sự cố bất ngờ là một sự kiện có thể xảy ra trong tương lai của doanh nghiệp. Có những ảnh hưởng tiêu cực tiềm tàng mà doanh nghiệp không lường được hết. Do yếu tố có thể xảy ra sự cố mà các sự kiện thực tế xảy ra rất đa dạng. Chẳng hạn như suy thoái kinh tế, thảm họa tự nhiên, hoạt động lừa đảo hoặc tấn công khủng bố.
Các công ty và nhà đầu tư đều thường chuẩn bị cho các sự cố bất ngờ. Tuy nhiên việc dự liệu khó có thể sát với tính chất và mức độ thực tế diễn ra của sự kiện. Hay nói cách khác là bản chất và phạm vi của các sự kiện tiêu cực như vậy là không thể biết trước được.
Khi công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh. Với các diễn biến của môi trường, của các yếu tố tác động khác mà công ty có thể đưa ra căn cứ cho tình huống xấu phát sinh. Căn cứ này đặt ra yêu cầu công ty và nhà đầu tư xác định các ảnh hưởng có thể xảy ra trong thực tế. Từ đó lên kế hoạch cho các tình huống khác nhau có thẻ phát sinh liên quan. Thông qua phân tích và thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ.
Trong tài chính, các nhà quản lí thường cố gắng xác định và lập kế hoạch. Bằng cách sử dụng các mô hình dự đoán cho các trường hợp mà họ cho rằng có thể xảy ra. Các nhà quản lí tài chính có xu hướng nhìn bằng góc nhìn tiêu cực để giảm thiểu rủi ro. Bằng cách giả định rằng kết quả sẽ xấu hơn dự kiến. Một kế hoạch dự phòng có thể bao gồm sắp xếp các công việc của công ty để công ty có thể vượt qua các kết quả tiêu cực với ít khó khăn nhất.
Trên góc nhìn cụ thể, các công ty nên xây dựng tiềm lực tài chính mạnh. Như dự trữ khoản tiền mặt đáng kể để đề phòng giai đoạn doanh thu đi xuống. Hay phát sinh chi phí bất ngờ. Ngoài ra, có thể đăng kí các hạn mức tín dụng khi công ty đang có tình trạng tài chính mạnh. Để đảm bảo khả năng tiếp cận các khoản vay trong thời gian công ty gặp khó khăn.
2. Các phương pháp lên kế hoạch dự phòng khi gặp sự cố bất ngờ:
Các kế hoạch dự phòng được dặt ra cho các cơ quan có hoạt động về kinh doanh, sản xuất hay thường phát sinh các giao dịch đầu tư. Do đó mà nó được sử dụng bởi các tập đoàn, chính phủ, nhà đầu tư và bởi các ngân hàng trung ương. Các khoản dự phòng có thể liên quan đến các giao dịch bất động sản, hàng hóa, đầu tư, tỉ giá hối đoái và rủi ro địa chính trị.
Để có thể phòng ngừa và đặc biệt là đề ra khắc phục khi xảy ra sự cố. Các phương pháp cần phải được đưa ra một cách cụ thể và đa dạng nhất. Bao gồm các khả năng xấu nhất là gì. Có thể khắc phục hay loại bỏ rủi ro thông qua hoạt động gì. Thường thì các sự cố này xảy ra thì hậu quả cuối cùng nó để lại là ảnh hưởng xấu đến tài chính doanh nghiệp. Cần phải dùng một khối lượng tài sản nhất định để thực hiện hoạt động khắc phục. Do đó tài chính vững chắc sẽ giúp công ty rất lớn. Thông qua tài sản bảo vệ và các danh mục doanh nghiệp đang thực hiện đầu tư. Đây được xem là các biện pháp phòng ngừa rủi ro có sự chủ động.
Các phương pháp chủ động phòng ngừa này thường yêu cầu doanh nghiệp chi ra khoản chi phí ban đầu. Việc bỏ một lợi ích nhỏ để bảo đảm phòng ngừa rủi ro là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp.
2.1. Tài sản bảo vệ:
– Mua bảo hiểm rủi ro cho tài sản:
Với tài sản được sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp. Đều được thực hiện bảo đảm bằng các bảo hiểm, Do đó khi có rủi ro xảy ra, doanh nghiệp sẽ được nhận khoản chi trả từ bảo hiểm. Thay vì các doanh nghiệp rơi vào thế bị động khi phải cố gắng xác định rủi ro. Hay đưa ra phương pháp và thực hiện khắc phục. Họ có thể thực hiện các hoạt động nhằm chủ động hơn trong biện pháp phòng ngừa.
Các khoản bảo hiểm có thể mua bao gồm mua các chính sách bảo hiểm trả tiền mặt hoặc lợi ích. Khi xảy ra rủi ro trong trường hợp cụ thể. Ví dụ, bảo hiểm tài sản có thể được mua để bảo vệ chống lại thiệt hại do hỏa hoạn hoặc gió. Đương nhiên các chi phí bảo hiểm chỉ được chi trả tối đa nếu xác định được đúng các sự cố bất ngờ. Và doanh nghiệp đã có các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Dự phòng bằng các tài sản tiềm tàng:
Tài sản tiềm tàng là một lợi ích kinh tế tiềm năng phụ thuộc vào các sự kiện trong tương lai, ngoài sự kiểm soát của công ty. Công ty chỉ có căn cứ cho rằng tài sản này có thể có trong thực tế. Nhưng không được thực hiện chủ động các phương pháp để nắm giữ tài sản trong tương lai. Cũng như không xác định được giá trị của tài sản tiềm tàng. Như khi tham gia vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại, doanh nghiệp có căn cứ đối với tài sản tiềm tàng. Một phán quyết thuận lợi trong một vụ kiện hoặc thừa kế sẽ là ví dụ về tài sản tiềm tàng.
Do tính chất của sự cố bất ngờ cũng không chắc chắn sẽ xảy ra. Và không xác định được các tính chất trong rủi ro. Bởi vậy mà các khoản dự phòng cho rủi ro cũng có thể bao gồm các tài sản tiềm tàng. Cả hai đều là các lợi ích mà một công ty hoặc cá nhân đạt được sau một số sự kiện không chắc chắn trong tương lai.
Tuy nhiên phương pháp này không thực sự đem đến hiệu quả trên thực tế. Giả sử như trong một tình huống xấu. Do phán quyết bất lợi nên doanh nghiệp không nhận được khoản giá trị tài sản tiềm tàng. Nhưng các rủi ro đối với sự cố bất ngờ xảy ra. khi đó, không có giá trị nào được chuẩn bị trước để khắc phục thiệt hại. Doanh nghiệp vẫn rơi vào thế bị động khi không lên kế hoạch toàn diện cho dự phòng sự cố bất ngờ.
2.2. Danh mục đầu tư:
Các nhà đầu tư tự bảo vệ mình khỏi các tình huống có thể dẫn đến tổn thất tài chính liên quan đến đầu tư. Các nhà đầu tư có thể sử dụng các chiến lược phòng ngừa rủi ro khác nhau. Kể đến như lệnh dừng lỗ, bán một cổ phiếu ở một mức giá cụ thể.
– Đầu tư nhiều vào bảo hiểm rủi ro cho các dự án khác nhau:
Một doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh doanh. Nếu các dự án đang tham gia đều được thực hiện các bảo hiểm đề phòng rủi ro. Sẽ đảm bảo cho các dự án được thực hiện và doanh nghiệp yên tâm hơn. Chủ động khi các rủi ro xảy ra vì sẽ nhận được các chi trả tương xứng từ bảo hiểm.
Ngoài ra, các giá trị nhận được từ bảo hiểm của dự án này có thể được công ty sử dụng cho các rủi ro khác trong hoạt động. Giúp công ty có các khả năng tài chính ngay cả khi hoạt động đang gặp khó khăn.
Bảo hiểm rủi ro cũng có thể liên quan đến việc sử dụng các chiến lược quyền chọn, giống như mua bảo hiểm. Doanh nghiệp kiếm được tiền khi một khoản đầu tư khác đang bị lỗ do ảnh hưởng của một sự kiện tiêu cực. Giá trị này có thể bù đắp hoàn toàn hoặc một phần cho khoản lỗ từ khoản đầu tư. Tuy nhiên, các chiến lược này thường phát sinh phí bảo hiểm.
– Thực hiện nhiều hình thức đầu tư khác nhau:
Việc tìm kiếm thu nhập trong nhiều nguồn khác nhau tạo ra các hình thức thu nhập. Nó cũng hạn chế rủi ro khi một khoản đầu tư không thuận lợi. Khi đó các khoản đầu tư khác vẫn đang sinh ra giá trị nhất định. Với các khoản thu từ nhiều nguồn, việc tìm kiếm hay huy động vốn trong doanh nghiệp cũng sẽ được thực hiện dễ dàng hơn.
Thực hiện nhiều hình thức đầu tư là cơ sở để các nhà đầu tư đa dạng hóa tài sản. Việc này giúp giảm thiểu rủi ro nếu một loại tài sản giảm giá trị. Chẳng hạn như cổ phiếu. Xung quanh nhà đầu tư là các khoản lợi nhuận thu được từ các dự án khác. Đây cũng được xem xét là giá trị có thể giúp họ trong khắc phục các thiệt hại của sự cố bất ngờ.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các tình huống xấu luôn có khả năng xảy ra. Và xảy ra với các khía cạnh đa dạng khó xác định mức độ, tính chất. Do đó việc căn cứ xác định khả năng sự cố xảy ra phải được thực hiện. Cũng như dự liệu các tình huống xấu nhất để lên kịch bản ứng phó. Hoạt động này giúp doanh nghiệp chủ động trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả. Cũng giúp cho các chiến lược kinh doanh đạt được hiệu quả cao nhất trong thực hiện.