Bài văn nghị luận là một thể loại văn viết có tính thuyết phục. Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận là để làm cho bài văn trở nên giàu tính cảm xúc và chạm tới người đọc hơn. Xin mời các em học sinh cùng theo dõi bài viết sau Soạn luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận:
Câu 1 (SGK trang 108, Ngữ Văn 8, tập 2)
Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây có hợp lí không? Vì sao? Nên sửa như thế nào?
a) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta hiểu biết nhiều hơn và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương đất nước.
b) Những chuyến tham quan, du lịch mang lại cho ta nhiều bài học có thể chưa có trong sách vở.
c) Những chuyến tham quan, du lịch khiến ta hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.
d) Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui.
e) Những chuyến tham quan, du lịch giúp ta tăng cường sức khỏe.
Hướng dẫn trả lời:
Cách sắp xếp các luận điểm còn lộn xộn, chưa hợp lý. Đây chỉ là sự liệt kê luận điểm, chưa phải là sự sắp xếp luận điểm.
Sắp xếp: c – b – a – d – e.
Có thể sắp xếp lại các ý đã có trong bài tập và đưa thêm một số nội dung để lập thành một dàn bài với những nội dung lớn như sau:
* Mở đầu:
Nêu vấn đề cần bàn bạc: lợi ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
* Nội dung:
Đưa ra quan điểm và lập luận để khẳng định những lợi ích của việc tham quan và du lịch. Cụ thể hơn:
– Tăng cường kiến thức cho mỗi cá nhân:
+ Hiểu chính xác và sâu sắc hơn những gì được học ở trường.
+ Ngoài ra, việc tham quan, du lịch giúp chúng ta hiểu được những điều không được ghi chép trong sách vở hay không nghe các thầy cô nói đến
– Giáo dục tình cảm:
+ Hiểu và yêu hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước.
+ Hiểu và yêu vẻ đẹp của lao động và sáng tạo.
+ Hiểu rõ nghĩa vụ bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như giữ gìn bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương.
– Là một hình thức giải trí bổ ích:
+ Tham quan và du lịch là một hình thức thư giãn, giải trí, đem đến cho mọi người nhiều niềm vui.
+ Giảm bớt căng thẳng sau những giờ học tập vất vả.
+ Là điều kiện để các bạn cùng lớp sống gần nhau hơn, thấu hiểu, yêu thương nhau nhiều hơn.
– Tăng cường sức khỏe cho mọi người.
* Kết luận:
Khẳng định những ích lợi to lớn của tham quan và du lịch đối với học sinh nói chung và đối với bản thân nói riêng.
Câu 2 (SGK trang 108, Ngữ Văn 8, tập 2)
Hãy trình bày các luận điểm đó cho có sức truyền cảm bằng việc thực hiện các bài tập sau:
a) Tham khảo đoạn văn sau và tìm những gợi ý cho em về việc đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận.
“Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn!”
(Ru-xô, Đi bộ ngao du)
b) Nếu phải trình bày luận điểm “Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui”, hãy cho biết:
– Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì?
– Theo em, đoạn nghị luận dưới đây đã thể hiện được hết cảm xúc ấy chưa?
“Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan, du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Chắc các bạn vẫn chưa quên lần cả lớp đến tham quan vịnh Hạ Long. Hôm ấy không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt cả một cảnh trời biển, núi non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ hôm trước bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy Lệ Quyên lúc đầu vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia đã tan đi hẳn, như có một phép màu. Niềm sung sướng ấy không thể có khi chúng ta suốt năm chỉ quanh quẩn trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc.”
Hướng dẫn trả lời:
a) Trong đoạn văn “Đi bộ ngao du”, sau khi nêu ý chính Ru-xô đã vận dụng cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp để đưa các yếu tố biểu cảm vào bài:
– Gián tiếp: nêu các yếu tố đối lập (ngồi trong cỗ xe tốt, chạy rất êm >< đi bộ, luôn vui vẻ, khoan khoái).
– Trực tiếp biểu cảm, lộ cảm xúc qua các từ: “Ta hân hoan biết bao, ta sung sướng biết bao, Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!…”
b) Luận điểm “Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui” có thể gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc:
– Muốn được khám phá thế giới tự nhiên, xã hội, tìm hiểu vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người.
– Muốn được hít thở bầu không khí thoáng đãng, trong lành, mát mẻ.
– Muốn được hòa nhập với thiên nhiên và xã hội.
– Khát vọng cống hiến cho Tổ Quốc nhiều hơn.
→ Trong đoạn trích (Sách giáo khoa, tr. 109), cảm xúc được thể hiện khá rõ nét qua nhiều thủ pháp thể hiện, nổi bật là miêu tả và trần thuật đan xen với giọng điệu nhẹ nhàng nhưng truyền cảm. Tuy nhiên, mỗi người có một giọng điệu và phong cách viết riêng. Vì vậy, hoàn toàn có thể thêm các yếu tố biểu cảm, thậm chí thay đổi thứ tự câu theo cảm xúc và suy nghĩ của mình.
Câu 3 (SGK trang 108, Ngữ Văn 8, tập 2)
Theo trình tự luyện tập trên lớp, hãy tiếp tục tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn được viết theo đề bài: “Chứng minh rằng nhiều bài thơ em đã học như Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khi con tu hú của
Hướng dẫn trả lời:
Mỗi bài thơ là một dòng tâm sự của nhà thơ, là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp được quan sát bằng những con mắt mới mẻ, mỗi hình ảnh là một điểm nhấn riêng nhưng luôn thể hiện tình cảm của người thi sĩ đối với thiên nhiên. Và nói đúng hơn là ẩn chứa những tình cảm sâu sắc đối với quê hương thông qua mỗi hình ảnh thiên nhiên.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
(Cảnh khuya)
Tiếng suối, ánh trăng, bóng lồng hoa trong thơ của Bác lấp đầy những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được nhìn qua con mắt của một con người lạc quan, ẩn chứa một tinh thần yêu nước: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
“Muốn đạp tan phòng hè ôi” – Những tù nhân cách mạng muốn thoát khỏi cảnh nô lệ và đến với tự do, muốn sống để chiến đấu cho Tổ quốc, vì chế độ nô lệ quá ngột ngạt, nhưng không chỉ có cảm giác ngột ngạt với mong muốn đập tan phòng mà trong đó còn chứa đựng một tâm hồn yêu thiên nhiên và mượn tiếng hú để bày tỏ tình cảm của mình – một người lính cách mạng.
Và trong mỗi câu của “Quê Hương”, ta có thể cảm nhận được chất mặn mà. Tế Hanh yêu quê hương, nhớ từng hình ảnh những con người biển chất phác, tình yêu quê hương dần dần thấm sâu vào trái tim nhà thơ, và giờ đây chúng ta đang cảm nhận được điều đó. Luôn là thiên nhiên và tình yêu quê hương – đó là chủ đề luôn mới trong mỗi bài thơ được viết nên.
2. Tại sao cần đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận?
– Việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận giúp bài viết có sức hấp dẫn, thu hút người đọc hơn.
– Yếu tố biểu cảm tạo nên sự đồng cảm, liên kết mạnh mẽ giữa người viết và người đọc, từ đó tăng cường hiệu quả thuyết phục của bài văn.
– Bằng cách thể hiện cảm xúc, người viết có thể truyền tải thông điệp một cách sâu sắc và chân thực, giúp người đọc cảm nhận rõ ràng hơn về vấn đề được đề cập.
– Yếu tố biểu cảm giúp làm nổi bật quan điểm cá nhân, tạo ra một bài văn nghị luận độc đáo và có tính cá nhân hóa cao.
– Sử dụng yếu tố biểu cảm cũng giúp người viết thể hiện được sự am hiểu và niềm đam mê với chủ đề, qua đó tạo ra sự gắn kết với người đọc.
– Trong một số trường hợp, yếu tố biểu cảm còn giúp làm giảm bớt sự khô khan, cứng nhắc thường thấy trong các bài văn nghị luận, khiến bài viết trở nên sinh động và thú vị hơn.
3. Làm thế nào để đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận?
– Thể hiện cảm xúc chân thực và mạnh mẽ qua từ ngữ và câu văn có sức truyền cảm.
– Sử dụng các hình ảnh, ví dụ cụ thể để minh họa cho ý kiến và quan điểm, giúp bài văn sinh động và gần gũi hơn.
– Lời kêu gọi hoặc câu thách thức có thể được sử dụng để khích lệ người đọc tham gia vào vấn đề được bàn luận.
– Cảm xúc cần được diễn tả một cách chân thực và không làm phá vỡ mạch nghị luận của bài văn.
– Tránh sử dụng cảm xúc quá mức hoặc không phù hợp, điều này có thể làm mất đi tính khách quan cần thiết của bài văn nghị luận.
– Khi viết về những chủ đề có tính chất nhân văn, hãy thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ qua ngôn từ giúp người đọc cảm nhận được tình cảm của người viết.
– Đối với các vấn đề gây tranh cãi, hãy cân nhắc kỹ lưỡng việc sử dụng biểu cảm để không làm mất đi tính chất nghị luận.
– Yếu tố biểu cảm không chỉ giới hạn ở thân bài mà còn có thể được đưa vào mở bài và kết bài, tạo nên sự thống nhất và liên kết cho toàn bộ bài viết.
– Việc sử dụng biểu cảm cần phải phù hợp với đối tượng người đọc và mục đích của bài văn để tránh gây hiểu lầm hoặc phản ứng không mong muốn.
– Cuối cùng, hãy đọc lại và chỉnh sửa bài văn để đảm bảo rằng yếu tố biểu cảm được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả, góp phần làm nổi bật thông điệp và ý nghĩa của bài viết.