Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố vồ cùng quan trọng trong văn bản tự sự. Dưới đây là mẫu soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự ngắn gọn mà bạn có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự ngắn gọn:
1.1. Những yếu tố văn học sử dụng trong bài:
– Những yếu tố miêu tả trong đoạn văn là:
Xe chạy chầm chậm… Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và hai chân bủn rủn. Mẹ tôi không gầy. Khuôn mặt mẹ vẫn sáng ngời với đôi mắt trong veo và làn da mịn màng, đôi má ửng hồng.
Khóc nức nở, sụt sùi; Còm cõi, xơ xác; Khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
– Những yếu tố biểu cảm trong đoạn văn là:
+ Hay vì sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.
+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng mơn man khắp da thịt.
+ Mùi quần áo và hơi thở từ cái miệng xinh tươi nhai trầu nhả ra lúc ấy thơm một cách lạ thường.
+ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
→ Kết luận rút ra: Hai yếu tố miêu tả và biểu cảm không tách rời, biệt lập mà đan xen, kết hợp, gắn kết với yếu tố tự sự.
1.2. Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm:
– Nếu bỏ đi yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn kể chuyện không sinh động, cụ thể, trở nên khô khan, đồng thời mất đi sự liên kết giữa các yếu tố tự sự, thiếu sự gợi hình gợi cảm xúc với mỗi độc giả.
– Qua đây có thể thấy được vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự là góp phần giúp cho đoạn văn trở nên sinh động, cụ thể, mềm mại và sâu sắc hơn.
1.3. Tầm quan trọng của yếu tố tự sự:
Nếu như phải bỏ hết các yếu tố tự sự và chỉ để lại các câu miêu tả cùng biểu cảm thì đoạn văn sẽ không có diễn biến các sự việc cụ thể nên không còn được goi là “câu chuyện” nữa vì không có sự vật, sự việc, đối tượng, nhân vật cụ thể, chính xác, rõ ràng.
Yếu tố kể người, kể việc, kể vật trong văn bản tự sự có vai trò: Kể người, kể vật và kể việc là nội dung chính của văn bản tự sự, nếu thiếu đi yếu tố kể người, kể vật, kể việc thì sẽ không tạo nên câu chuyện, khiến văn bản không rõ nội dung, không rõ mục đích ban đầu.
2. Luyện tập:
Câu 1 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập một trang 74):
Một số đoạn văn tự sự mà trong đó có sử dụng hai yếu tố miêu tả và yếu tố biểu cảm:
– Văn bản “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh:
“Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.
→ Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn làm cho đoạn văn hấp dẫn, sinh động hơn, làm rõ trạng thái chần chừ của các bạn học sinh và bày tỏ suy nghĩ của tôi khi đứng trước một thế giới mới lạ.
– Văn bản ” Tắt đèn” với giọt nước tràn bờ của nhà văn Ngô Tất Tố:
“Chị Dậu nghiến răng.
– Mày trói chồng nó, nó chỉ mày!
Sau đó, cô túm lấy cổ anh ta và đẩy anh ta về phía cửa. Con nghiện hiện tại sức khỏe mong manh không thể theo kịp sự chen lấn của người phụ nữ lực lưỡng, hắn gục xuống nền nhà, miệng vẫn không ngừng gào thét trói vợ chồng người nghèo.”
→ Yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho hành động của chị Dậu được miêu tả sắc sảo và mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Đồng thời, thể hiện rõ sự yếu đuối, bất lực của anh Dậu và sức mạnh phản kháng của chị Dậu
– Văn bản “Lão Hạc” của nhà văn
“Không! Cuộc sống không nhất thiết phải buồn, hay vẫn buồn, nhưng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư một lúc lâu rồi mới thấy nhà lão Hạc náo nhiệt. Tôi vội vàng lên. Những người hàng xóm trước tôi đang xôn xao quanh nhà. Tôi vội vàng lên. Lão Hạc nằm trằn trọc trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, đôi mắt long sòng sọc.”
Hay trong đoạn:
“Khốn nạn… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại . Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết… Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó ”kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à? . Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.”
Cô bé bán diêm – An-đéc-xen
“Thật là dễ chịu! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!”
Câu 2 (Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập một trang 74):
Văn mẫu bạn có thể tham khảo:
Kể từ tháng một đầu năm, đã lâu lắm rồi gia đình tôi mới có dịp được về quê thăm ông bà nội cùng các bác, các cô, các chú. Giữa cái nắng ấm áp cùng tiết trời mùa thu hơi se se lạnh với những cơn gió và những chiếc lá vàng rơi rơi trên con đường quen thuộc mỗi lần về quê, chiếc xe lăn bánh đưa gia đình tôi về quê hương. Vì quãng đường về còn rất xe nên ngồi trên xe, cả gia đình chúng tôi gồm 5 người cùng mở nhạc, cùng nhau ca hát và trò chuyện vui vẻ về những câu chuyện thường nhật đầy thúc vị của mẹ, của chị gái, của bố và của em trai tôi. Đã lâu lắm rồi mới có dịp về thăm ông bà ngoại và người thân họ hàng nên gia đình tôi ai cũng háo hức, vui vẻ, mong đợi. Xe chạy tầm hai tiếng rưỡi thì tới nơi.
Xa xa nhìn lại, lúc chiếc xe đang ngày một tiến tới gần, tôi thấy ông bà ngoại đã đứng chờ sẵn ngoài cổng với mái tóc hoa râm, với nụ cười vui vẻ khi được đón con, đón cháu về thăm. Mái tóc của ông và bà nay đã bạc nhiều hơn trước và gương mặt cũng nhiều nếp nhăn hơn tuy nhiên trên gương mặt ông bà vẫn nở những nụ cười thật tươi, thật ám áp như những ông bụt, bà tiên hiền dịu, đôn hậu. Chị gái tôi, tôi và em trai chạy ngay tới sà vào lòng ông bà để thoả nỗi nhớ mong bao ngày còn bố mẹ tôi thì xách hành lí ở xe vào nhà. Ông bà ôm chầm chúng tôi và dắt tay chúng tôi vào nhà để nghỉ ngơi cho đỡ mệt. Giây phút ấy, tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc vì được sống trong một gia đình tràn đầy tình yêu thương và đặc biệt là ông bà, người thân của tôi vẫn được mạnh khoẻ, minh mẫn. Đó là điều tuyệt vời và vô cùng hạnh phúc. Tôi mong ông bà và những người thân yêu nhất của tôi sẽ luôn mạnh khoẻ, vui vẻ, hạnh phúc và tất cả mọi người sẽ luôn yêu thương nhau, luôn gắn bó, sẻ chia, quan tâm lẫn nhau. Tôi yêu gia đình tôi rất nhiều.
3. Một số câu hỏi khác thường gặp:
Thông qua miêu tả và biểu cảm có biện pháp nào để tăng tính hiện thực, chân thật và sức hấp dẫn của văn bản tự sự?
Trả lời: Giúp cho văn bản tự sự thông qua miêu tả và biểu cảm tăng tính chân thực và sức hấp dẫn, tác giả cần lựa chọn, chọn lọc và sử dụng những ngôn từ và hình ảnh sinh động giúp tạo nên những nét khắc hoạ sinh động về sự vật, sự việc,địa điểm, thời gian,…. Cùng với đó tính chân thực và sự chân thành, cảm xúc trong việc diễn đạt cũng là yếu tố quan trọng để thu hút sự quan tâm của mỗi độc giả.
Làm thế nào để tận dụng tối đa khả năng miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự?
Trả lời: Trong văn bản tự sự, tác giả có thể tận dụng tối đa khả năng miêu tả và biểu cảm bằng cách lựa chọn chính xác từ ngữ phong phú và tinh tế kết hợp cùng việc sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như biện pháp tu từ ẩn dụ, biện pháp tu từ so sánh… để tạo nên sức gợi hình sắc nét và sức gợi cảm xúc chân thực.