Skip to content

 

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giáo dục
  • Kinh tế tài chính
  • Cuộc sống
  • Sức khỏe
  • Đảng đoàn
  • Văn hóa tâm linh
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Liên hệ

Home

Trang thông tin tổng hợp hàng đầu Việt Nam

Đóng thanh tìm kiếm

Trang chủ Giáo dục

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) lớp 9

  • 02/02/202402/02/2024
  • bởi Bạn Cần Biết
  • Bạn Cần Biết
    02/02/2024
    Theo dõi Bạn Cần Biết trên Google News

    Việc sử dụng các từ địa phương có tác dụng tô đậm sắc thái địa phương mang đến màu sắc ngôn ngữ vùng miền riêng biệt. Dưới đây là những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Mẫu 1
        • 1.1 1.1. Câu 1 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
        • 1.2 1.2. Câu 2 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
        • 1.3 1.3. Câu 3 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1): 
        • 1.4 1.4. Câu 4 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
      • 2 2. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Mẫu 2:
        • 2.1 2.1. Câu 1 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
        • 2.2 2.2. Câu 2 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
        • 2.3 2.3. Câu 3 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
        • 2.4 2.4. Câu 4 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
      • 3 3. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Mẫu 3:
        • 3.1 3.1. Câu 1 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
        • 3.2 3.2. Câu 2 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
        • 3.3 3.3. Câu 3 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):
        • 3.4 3.4. Câu 4 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):



      1. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Mẫu 1

      1.1. Câu 1 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):

      Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:

      a. Chỉ các sự vật, hiện tượng,… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

      b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

      c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân

      Lời giải chi tiết:

      a) Chỉ các sự vật, hiện tượng,… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

      Mẫu:

      sầu riêng, chôm chôm (phương ngữ Nam Bộ).

      Ngữ liệu bổ sung: Nhút (món ăn làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác, được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ An – Hà Tĩnh), bồn bồn (một loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, phổ biến ở một số vùng Tây Nam Bộ),…

      b) Giống về nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.

      Mẫu:

      Phương ngữ Bắc Bộ

      Phương ngữ Trung Bộ

      Phương ngữ Nam Bộ

      cá quả

      cá tràu

      cá lóc

      lợn

      heo

      heo

      ngã

      bổ

      té

      Ngữ liệu bổ sung: mệ (phương ngữ Trung Bộ, có nghĩa là bà), mạ phương ngữ Trung Bộ, có nghĩa là mẹ), bọ (phương ngữ Trung Bộ, có ghĩa là bố, cha), tía (phương ngữ Nam Bộ, có nghĩa là bố, cha), mô phương ngữ Trung Bộ, có nghĩa là đâu), giả đò (phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ, có nghĩa là giả vờ), ghiền (phương ngữ Nam Bộ, có nghĩa là ghiện),…

      c) Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các hương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân Mẫu:

      Phương ngữ Bắc Bộ

      Phương ngữ Trung Bộ

      Phương ngữ Nam Bộ

      ốm: bị bệnh

      ôm: gầy

      ốm: gầy

      Ngữ liệu bổ sung: hòm trong phương ngữ Bắc Bộ chỉ một thứ đồ đựng, hình hộp, thường bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy kín, còn trong phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ chỉ áo quan (dùng để khâm liệm người chết); nón trong phương ngữ Trung Bộ và ngôn ngữ toàn dân chỉ thứ đồ dùng để đội đầu, che mưa nắng, thường bằng lá và có hình một vòm tròn nhỏ dần lên đỉnh, còn trong phương ngữ Nam Bộ nghĩa như nón mủ trong ngôn ngữ toàn dân,…

      1.2. Câu 2 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):

      Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?

      – Có những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì có những sự vật chỉ xuất hiện ở riêng địa phương đó.

      – Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện nước ta có sự khác biệt giữa các vùng miền về các điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán… Nhưng sự khác biệt đó lại không quá lớn, nên các từ ngữ đó không có quá nhiều.

      1.3. Câu 3 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1): 

      Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.

      Các từ và cách hiểu được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân trong các trường hợp trên là:

      • Trường hợp b: bố, mẹ
      • Trường hợp c: hòm (đồ vật có dạng hình hộp, có nắp đậy, dùng để đựng đồ)

      => Chủ yếu là các từ thuộc phương ngữ Bắc bộ.

      1.4. Câu 4 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):

      Đọc đoạn trích sau (trong bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu) và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì?

      Gan chi gan rứa, mẹ nờ?

      Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?

      Chẳng bằng con gái, con trai

      Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

      Tàu bay hắn bắn sớm trưa

      Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…

      Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:

      Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?

      Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu

      Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!

      Nghe ra ông cũng vui lòng

      Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò:

      “Coi chừng sóng lớn, gió to

      Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!”

      Lời giải chi tiết:

      – Trong đoạn trích bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu có những từ địa phương sau: chi, rứa, nờ, tui, cớ, răng, ưng, mụ.

      – Những từ ngữ này theo phương ngữ miền Trung, được dùng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

      – Mẹ Suốt là bài thơ Tố Hữu viết về một bà mẹ Quảng Bình anh hùng. Những từ ngừ địa phương trên đây góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm của tác phẩm.

      2. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Mẫu 2:

      2.1. Câu 1 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):

      a. Chỉ sự vật, hiện tượng…không có tên gọi trong các phương ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân :

         – Móm : lá cọ non, phơi tái dùng để gói cơm nắm, thức ăn các loại.

         – Nhút : Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An – Hà Tĩnh.

         – Đước : cây mọc ở vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây.

      b. Đồng nghĩa nhưng khác về âm :

      Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
      BátĐọiChén
      MẹMẹMá
      BốCha, BoBa, Tía

      c. Đồng âm nhưng khác về nghĩa :

      Từ ngữPhương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
      HòmDụng cụ để đựng đồQuan tàiQuan tài
      BổCó íchNgãTé
      MắcTreo lênBậnĐắt

      2.2. Câu 2 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):

      – Có những từ địa phương vì có những sự vật hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác.

      – Thể hiện Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về tự nhiên tâm lý, phong tục tập quán.

      2.3. Câu 3 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):

      Từ ngữ thuộc vào ngôn ngữ toàn dân trong trường hợp (1.b), (1.c) :

      (1.b) : cá quả, lợn, ngã.

      (1.c) : ốm

      => Phương ngữ Bắc được dùng phổ biến nhất trong ngôn ngữ toàn dân.

      2.4. Câu 4 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):

      – Những từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt là : chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ, nói cứng, kín mình. Những từ này thuộc phương ngữ Trung.

      → Giúp khắc họa rõ nét những đặc trưng có tính chất địa phương của nhân vật trong văn học, làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.

      3. Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) – Mẫu 3:

      3.1. Câu 1 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):

      Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:

      a. Chỉ các sự vật, hiện tượng… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.

      Nhút : Món ăn làm bằng xơ mít với một số thứ khác, được dùng phổ biến ở Nghệ An – Hà Tĩnh.

      b. Đồng nghĩa nhưng khác nhau về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

      Phương ngữ Bắc

      Phương ngữ Trung

      Phương ngữ Nam

      quả dứa

      trái gai

      trái thơm

      dọc mùng

      ráy

      bạc hà

      quả quất

      trái hạnh

      trái tắc

      b. Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.

      Phương ngữ Bắc

      Phương ngữ Trung

      Phương ngữ Nam

      mắc: hành động treo lên

      mắc: bận

      mắc: đắt

      3.2. Câu 2 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):

      Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?

      – Những từ ngữ địa phương ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì không có hoặc không phổ biến ở nơi khác.

      – Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện nước ta có sự khác biệt giữa các vùng miền về các điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán…

      3.3. Câu 3 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):

      Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.

      Các từ và cách hiểu được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân trong các trường hợp trên là:

      • Trường hợp b: bố, mẹ
      • Trường hợp c: hòm (đồ vật có dạng hình hộp, có nắp đậy, dùng để đựng đồ)

      => Chủ yếu là các từ thuộc phương ngữ Bắc bộ.

      3.4. Câu 4 (SGK Ngữ Văn 9 Tập 1):

      Chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì?

      – Các từ ngữ địa phương: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ

      – Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung Bộ, (cụ thể là thuộc vùng Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế).

      – Tác dụng: Bài thơ “Mẹ suốt” của nhà thơ Tố Hữu viết về một người mẹ Việt Nam anh hùng sống ở vùng đất Quảng Bình. Với những từ ngữ địa phương trên đã góp phần diễn tả chân thực hình ảnh người mẹ với những suy nghĩ, tình cảm của một người mẹ trên vùng quê ấy.

      5
      /
      5
      (
      1

      bình chọn

      )
      Gọi luật sư ngay
      Tư vấn luật qua Email
      Đặt lịch hẹn luật sư
      Đặt câu hỏi tại đây
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thảo luận về cách hành xử phù hợp khi bị bắt nạt hay nhất
      • Các dạng đề thi THPT quốc gia về Người lái đò sông Đà
      • Theo em, vì sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
      • Tả quang cảnh một phiên chợ Tết chọn lọc hay nhất lớp 6
      • Qua bài Nói với con, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì?
      • Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là?
      • Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là?
      • Sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta không có biểu hiện nào dưới đây?
      • Phương thức biểu đạt của bài thơ Khi con tu hú là gì?
      • Đa dạng sinh học: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 33
      • Đại Việt thời Trần (1226-1400) Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 13
      • Tình trạng đô thị hóa tự phát ở Mĩ La Tinh là do?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Giáo dục
      • Kinh tế tài chính
      • Cuộc sống
      • Sức khỏe
      • Đảng Đoàn
      • Văn hóa tâm linh
      • Công nghệ
      • Du lịch
      • Biểu mẫu
      • Danh bạ


      Tìm kiếm

      Logo

      Hỗ trợ 24/7: 0965336999

      Văn phòng Hà Nội:

      Địa chỉ:  89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

      Văn phòng Miền Trung:

      Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

      Văn phòng Miền Nam:

      Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

      Bản quyền thuộc về Bạn Cần Biết | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Bạn Cần Biết