So sánh giữa quan hệ công chúng và truyền thông (PR & Media)? Quan hệ công chúng và truyền thông tiếng anh là gì? Vai trò của quan hệ công chúng và truyền thông?
Chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều về quan hệ công chúng và truyền thông, tuy đây là hai khái niệm khác nhau. Tuy nhiên lại rất dễ gây ra sự nhầm lẫn. Điều này không thể tránh khỏi khi các công cụ và phương tiện tiếp thị trực tuyến ngày càng gia tăng trong thời đại kỹ thuật số
Mục lục bài viết
1. So sánh giữa quan hệ công chúng và truyền thông (PR & Media)
1.1. Khái niệm truyền thông và quan hệ công chúng PR:
Khi nhắc về quan hệ công chúng về cơ bản là khái niệm hoàn toàn khác biệt so với truyền thông. Truyền thông được xem là một khía cạnh thấp hơn trong quan hệ công chúng. Để hiểu rõ hơn sự khác biệt, cùng tìm hiểu khái niệm quan hệ công chúng và truyền thông ngay sau đây.
Quan hệ công chúng theo Hiệp hội Quan hệ Công chúng Hoa Kỳ, “Khái niệm Quan hệ công chúng PR chỉ quá trình giao tiếp chiến lược nhằm xây dựng các mối quan hệ tích cực giữa các tổ chức/doanh nghiệp và công chúng của họ. “Công chúng” ở đây có thể là khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, đối tác, nhân viên, v.v. hay bất kỳ ai tương tác chủ động hay thụ động với doanh nghiệp. Quan hệ công chúng sử dụng những nội dung sáng tạo để truyền đạt quan điểm thương hiệu nhằm thu hút sự chú ý của công chúng, thông quá các phương tiện bao gồm mạng xã hội, các sự kiện đặc biệt hoặc thông điệp phù hợp trên trang web.
Quan hệ truyền thông là một khía cạnh của PR. Truyền thông chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và giới truyền thông (báo chí, truyền hình, phát thanh…). Bộ phận Media sử dụng các phương tiện truyền thông và đưa tin khác nhau để truyền đạt câu chuyện của doanh nghiệp, thay vì trực tiếp tương tác với công chúng.
1.2. Phân biệt quan hệ công chúng và truyền thông:
Dưới đây là những khác biệt cơ bản giữa truyền thông và quan hệ công chúng.
Thứ nhất, PR tương tác với công chúng qua nhiều phương tiện, truyền thông tương tác qua báo chí.
Quan hệ công chúng xây dựng mối quan hệ giữa các tổ chức và các bên liên quan. Để làm như vậy, các chuyên gia PR có thể sử dụng nhiều kênh khác nhau, như blog của công ty, mạng xã hội, sự kiện đặc biệt – để giao tiếp trực tiếp với đối tượng mục tiêu. Trong khi đó, quan hệ truyền thông (Media Relations) tập trung chủ yếu vào truyền thông báo chí. Sử dụng báo chí làm kênh giao tiếp với các bên liên quan không chỉ cho phép doanh nghiệp tiếp cận chính xác đối tượng nhờ hành vi trực tuyến, nhưng còn tạo được uy tín nhờ bên truyền tải trung gian (báo chí, truyền hình…).
Thứ hai, Truyền thông là một phần của quan hệ công chúng PR
Tất cả quan hệ truyền thông đều là quan hệ công chúng, nhưng không phải tất cả quan hệ công chúng đều là quan hệ truyền thông. Nói cách khác, quan hệ truyền thông là một phần của quan hệ công chúng.
Thứ ba, Quan hệ công chúng tạo nên thông điệp, quan hệ truyền thông phát tán thông điệp.
Các chuyên gia về quan hệ công chúng có nhiệm vụ tạo ra thông điệp nhận diện thương hiệu, làm cho những thông điệp này trở nên lan truyền. Trong khi đó, các kênh truyền thông đảm nhận vai trò tăng phạm vi tiếp cận thông điệp qua nhiều kênh trung gian, như báo chí, truyền hình, phát thanh…
2. Quan hệ công chúng và truyền thông tiếng anh là gì?
Quan hệ công chúng tiêng anh là ” Public Relations”
Truyền thông tiếng anh là ” Media”
3. Vai trò của quan hệ công chúng và truyền thông:
3.1. Vai trò của quan hệ công chúng:
MPR: Hỗ trợ hoạt động marketing, tập trung chuyên sâu vào sản phẩm và khách hàng nhằm đạt được sự xác nhận của bên thứ ba, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Corporate PR: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và hỗ trợ quảng cáo hình ảnh doanh nghiệp, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp.
Finacial PR: Marketing cho cổ phiếu của công ty và thu hút các nhà đầu tư đến công ty.
Human resource PR: Tạo dựng văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy quan hệ bên trong doanh nghiệp và thu hút nguồn nhân lực từ bên ngoài.
Bản chất của nghề quan hệ công chúng là xây dựng, cải thiện hình ảnh về một cá nhân, một công ty, chuyển phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ. Nhân viên PR phải có khả năng thuyết phục. Và mặc dù hiệu quả không thể sờ thấy được, việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng, công chúng là những kết quả cuối cùng mà người làm PR phải đạt tới.
Vai trò chính của nhân viên PR trong hoạt động xúc tiến thương mại là giúp công ty truyền tải các thông điệp tích cực đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Sau khi các nội dung tới nhóm đối tượng đích thông qua PR, sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng hơn.
Chi phí, công sức, độ tin cậy giữa quảng cáo và quan hệ công chúng không giống nhau bởi doanh nghiệp chi tiền để quảng cáo nhưng phải bỏ rất nhiều công sức để xây dựng quan hệ với công chúng. Quảng cáo thường khiến khách hàng hoài nghi còn quan hệ công chúng thường được đánh giá đáng tin cậy hơn.
Quảng cáo là hình thức truyền thông mất phí, còn quan hệ công chúng là truyền thông mang tính lan truyền. Điều này có nghĩa là bạn cần thuyết phục các phóng viên, biên tập viết câu chuyện tích cực về thương hiệu, nhân viên, khách hàng của mình, hay thậm chí là các vấn đề công ty đang gặp phải. Câu chuyện sẽ được xuất hiện trong phần bài viết của tạp chí, báo đài, TV chứ không thuộc chuyên mục quảng cáo. Bởi vậy, câu chuyện của nhãn hàng sẽ trở nên đáng tin cậy hơn nhờ sự chứng thực từ một bên thứ ba, chứ không phải do bản thân doanh nghiệp đưa ra.
Vì mục đích lớn nhất của ngành quảng cáo là muốn bạn chi thêm nhiều hơn nữa nên họ sẽ nói với khách hàng những gì họ muốn nghe về quảng cáo áp phích, truyền hình. Còn Quan hệ công chúng sẽ tập trung vào các khủng hoảng, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp và tạo nên mối quan hệ lâu dài với cộng đồng mà ở đó, câu chuyện của bạn sẽ được lắng nghe và tin tưởng.
3.2. Vai trò của truyền thông:
Truyền thông có tác động lớn đến các nhóm đối tượng lớn như sau:
Thứ nhất, Đối với chính quyền nhà nước:
+ Giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công chúng thay đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Ngoài ra chính phủ cũng nhờ truyền thông để thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành các văn bản pháp lý. Nhờ truyền thông mà nhà nước điều chính các chính sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng.
+ Truyền thông làm cho chính phủ, những người thừa hành pháp luật được trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin phản biện của các đối tượng dân chúng trong xã hội.
Thứ hai, Đối với công chúng:
+ Giúp cho người dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật trong và ngoài nước. Giúp người dân giải trí và học tập về phong cách sống những người xung quanh. Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu. Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu hướng về lối sống, văn hóa, thời trang…
+ Ngoài ra truyền thông còn giúp cho người dân phản hồi, nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Thứ ba, Đối với nền kinh tế:
+ Nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Truyền thông cũng tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, giúp kinh tế phát triển. Hơn 90% ngân sách marketing của doanh nghiệp là sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ để thu hút người tiêu dùng nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ.
+ Bản thân truyền thông cũng là một ngành kinh tế quan trọng của một quốc gia, giải quyết công ăn việc làm và tạo ra giá trị cho nền kinh tế.
+ Truyền thông cũng là công cụ giúp cho người tiêu dùng phản ánh về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất.
Theo truyền thống, tạo dư luận cộng đồng và quan hệ công chúng được xem là một công cụ marketing hỗ trợ truyền thông. Tuy nhiên, xu hướng và sự thay đổi của thời đại nên hiện nay, quan hệ công chúng đã trở thành một phần không thể thiếu của nhiều doanh nghiệp cho chiến lược truyền thông marketing, nhất là trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường. Các công ty PR đang khẳng định PR là một công cụ truyền thông có nhiều chức năng ưu thế hơn so với quảng cáo truyền thống.
Như vậy, truyền thông hay quan hệ công chúng thì đều có chung mục tiêu là truyền tải thông tin, thông điệp tới khách hàng của doanh nghiệp, đó là sự tương đồng của 2 khái niệm này. Nhưng 2 quan hệ công chúng và truyền thông không đồng nghĩa với nhau. Có thể hiểu đơn giản quan hệ công chúng là một trong các nhóm công cụ của truyền thông, thực hiện chức năng truyền thông. Còn truyền thông là phạm trù Marketing rộng hơn, ngoài quan hệ công chúng là một trong các công cụ của truyền thông thì còn quảng cáo, xúc tiến bán, bán hàng trực tiếp và Marketing trực tiếp. Chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm Marketing này để tránh nhầm lẫn, dẫn đến sự sai lệch trong chiến lược Marketing và phân bổ ngân sách cho phù hợp.