Hai thuật ngữ Phủ định biện chứng và Phủ định siêu hình là hai thuật ngữ khá phổ biến và rất hay bắt gặp khi nghiên cứu về Triết học. Vậy Phủ định biện chứng và Phủ định siêu hình có điểm gì giống và khác nhau? Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này tới quý bạn đọc.
Mục lục bài viết
1. Phủ định biện chứng là gì?
Theo như triết học thì phủ định được biết đến là sự thay thế giai đoạn vận động, phát triển này bằng giai đoạn vận động, phát triển khác hay là sự vật này bằng sự vật khác. Bởi thế mà, thông qua phủ định cho chúng ta thấy không phải bất cứ sự phủ định nào cũng dẫn tới quá trình phát triển.
Phép biện chứng còn được gọi là phương pháp biện chứng, là một diễn ngôn giữa hai hoặc nhiều người có quan điểm khác nhau về một chủ đề nhưng mong muốn xác lập chân lý thông qua lý luận, lập luận. Biện chứng tương tự như tranh luận, nhưng khái niệm này loại trừ các yếu tố chủ quan như sự hấp dẫn về cảm xúc và ý thức hùng biện hiện đại. Do đó, phép biện chứng có thể được đối lập với cả phép biện chứng, dùng để chỉ lập luận nhằm mục đích chống lại thành công lý lẽ của người khác (thay vì tìm kiếm sự thật), và phương pháp giáo khoa, trong đó một bên của cuộc trò chuyện dạy bên kia. Phép biện chứng còn được gọi là lôgic nhỏ, trái ngược với lôgic chính hoặc sự phê phán.
Trong chủ nghĩa Hegel, từ biện chứng có nghĩa chuyên biệt về sự mâu thuẫn giữa các ý tưởng đóng vai trò là nhân tố quyết định mối quan hệ của chúng. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, một lý thuyết hoặc tập hợp các lý thuyết chủ yếu do Karl Marx và Friedrich Engels sản xuất, đã điều chỉnh phép biện chứng của Hegel thành những lý luận liên quan đến chủ nghĩa duy vật truyền thống. Phép biện chứng của Hegel và Marx đã bị các nhà triết học Karl Popper và Mario Bunge chỉ trích trong thế kỷ XX.
Phép biện chứng có xu hướng ám chỉ một quá trình tiến hóa và do đó không tự nhiên phù hợp với lôgic học cổ điển, nhưng đã được đưa ra một số chủ nghĩa hình thức trong thế kỷ XX. Đặc biệt nhấn mạnh đến quá trình trong phép biện chứng Hegel, và thậm chí còn hơn thế nữa trong lôgic biện chứng của Mác, vốn đã cố gắng giải thích sự phát triển của các ý tưởng trong những khoảng thời gian dài hơn trong thế giới thực.
Một sự phủ định tạo ra những điều kiện, tiền đề phát triển của sự vật nó thể hiện dựa trên khái niệm của phụ định biện chứng. Từ đó, có thể hiểu phủ định biện chứng là sự “tự thân phủ định”. Việc này có thể hiểu xuất phát từ nhu cầu tồn tại, phát triển của sự vật thông qua sự phủ định. Mà ở đây, sự vật chỉ có thể tồn tại, phát triển một khi nó tất yếu phải vượt qua hình thái cũ và tồn tại dưới hình thái mới.
Tính khách quan của sự phủ định được nhận định là tính chất của sự phủ định. Một quá trình bao hàm trong đó tính chất kế thừa – kế thừa các yếu tố nội dung cũ trong hình thái mới thì đó được xem là quá trình của phụ định biện chứng. Do đó mà vừa có thể bảo tồn được nội dung cũ mà không làm nó mất đi, đồng thời còn có thể phát huy vai trò tích cực của nó cho quá trình phát triển của sự vật.
2. Phủ định siêu hình là gì?
Trong quá trình vận động và phát triển hình thành nên sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác đó chính là phủ định.
Siêu hình là nhánh triết học nghiên cứu bản chất cơ bản của thực tại, những nguyên tắc đầu tiên của sự tồn tại, bản sắc và sự thay đổi, không gian và thời gian, quan hệ nhân quả, tính tất yếu và khả năng. Nó bao gồm các câu hỏi về bản chất của ý thức và mối quan hệ giữa tâm trí và vật chất, giữa chất và thuộc tính, và giữa tiềm năng và thực tại. Từ “siêu hình” xuất phát từ hai từ tiếng Hy Lạp, cùng với nhau, có nghĩa đen là “sau hoặc đằng sau hoặc giữa [nghiên cứu] tự nhiên”. Có ý kiến cho rằng thuật ngữ này có thể được đặt ra bởi một nhà biên tập ở thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, người đã tập hợp nhiều lựa chọn nhỏ khác nhau trong các tác phẩm của Aristotle vào chuyên luận mà chúng ta ngày nay biết đến với cái tên Siêu hình
Siêu hình nghiên cứu các câu hỏi liên quan đến việc một cái gì đó tồn tại là gì và có những dạng tồn tại nào.Các chủ đề điều tra siêu hình bao gồm sự tồn tại, các đối tượng và thuộc tính của chúng, không gian và thời gian, nguyên nhân và kết quả, và khả năng. Siêu hình học được coi là một trong bốn nhánh chính của triết học, cùng với nhận thức luận, lôgic học và đạo đức học.
Bằng những cản trở, sự tác động từ bên ngoài, sự can thiệp hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật đó chính là sự diễn ra phủ định và đây cũng là định nghĩa của phủ định siêu hình.
Nghiên cứu siêu hình được thực hiện bằng cách sử dụng suy luận từ đó được biết đến là tiên nghiệm. Giống như toán học nền tảng (đôi khi được coi là một trường hợp đặc biệt của siêu hình học áp dụng cho sự tồn tại của số), nó cố gắng đưa ra một giải trình chặt chẽ về cấu trúc của thế giới, có khả năng giải thích nhận thức hàng ngày và khoa học của chúng ta về thế giới, và tự do khỏi mâu thuẫn.
Trong toán học, có nhiều cách khác nhau để định nghĩa số; tương tự, trong siêu hình học, có nhiều cách khác nhau để xác định các đối tượng, thuộc tính, khái niệm và các thực thể khác được cho là tạo nên thế giới. Trong trường hợp đặc biệt, siêu hình học có thể nghiên cứu các thực thể được thừa nhận bởi khoa học cơ bản như nguyên tử và siêu dây, chủ đề cốt lõi của nó là tập hợp các phạm trù như vật thể, đặc tính và quan hệ nhân quả mà các lý thuyết khoa học đó giả định. Ví dụ: cho rằng “electron có điện tích” là một lý thuyết khoa học; trong khi khám phá ý nghĩa của việc các electron trở thành (hoặc ít nhất, được coi là) “vật thể”, điện tích trở thành một “tính chất”, và để cả hai cùng tồn tại trong một thực thể tôpô gọi là “không gian” là nhiệm vụ của siêu hình học.
Những sự vật hiện tượng của phương pháp siêu hình đều được xác định trong sự cô lập, tách rời, không thấy sự liên hệ tác động qua lại và chỉ thấy sự tĩnh tại mà không thấy sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng và được biết đến là đặc trưng của phương pháp siêu hình. Nó được nhận định là phương pháp chỉ có giá trị khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng ở trạng thái tĩnh tại. Đồng thời thì nó cũng góp phần tạo nên một sự vật hiện tượng mới và không có tính kế thừa hay phát huy sự vật và hiện tượng cũ.
3. So sánh giữa Phủ định biện chứng và Phủ định siêu hình?
Từ định nghĩa của phủ định biện chứng và phụ định siêu hình mà tác giả nêu ra ở trên thì có thể so sánh điểm giống nhau và khác nhau của phủ định biện chứng và phụ định siêu hình như sau:
Giống nhau: Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình đề giống nhau ở chỗ: chúng đều xóa bỏ hoặc phủ nhận sự tồn tại của một hiện tượng.
Khác nhau:
– Khái niệm:
+ Phủ định biện chứng: Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn đến tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.
+ Phủ định siêu hình: Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật.
– Nguyên nhân:
+ Phủ định biện chứng: Diễn ra do sự phát triển bên trong bản thân sự vật và hiện tượng.
+ Phủ định siêu hình: Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài
– Quá trình phủ định:
+ Phủ định biện chứng: Không xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật
+ Phủ định siêu hình: Xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật
– Kết quả:
+ Phủ định biện chứng: Sự vật sẽ không bị xóa bỏ hoàn toàn mà là cơ sở cho sự xuất hiện sự vật mới và sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong sự vật mới.
+ Phủ định siêu hình: Sự vật và hiện tượng sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn, không tạo ra và không liên quan đến sự vật mới
Như vậy, có thể thấy rằng, phủ định biện chứng và phủ định siêu hình tồn tại qua nhận thức của triết học và có đều mang tính chất phủ định đói với một sự vật, hiện tượng nhất định trong hoạt động thường ngày. Tuy nhiên thì đối với mỗi phép phủ định khác nhau thì sẽ có cách nhìn nhận và nhận định khác nhau về việc xóa bỏ hoàn toàn sự vật cũ mà không liên quan đến sự vật mới và các nhận định về sự vật sẽ không bị xóa bỏ hoàn toàn mà là cơ sở cho sự xuất hiện sự vật mới và tiếp tục phát triển.