Chiến lược chiến tranh cục bộ và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ có nhiều điểm giống và khác nhau nhưng kết lại đều thất bại trước phong trào đấu tranh đầy anh dũng của dân tộc ta. Bài viết dưới đây sẽ so sánh hai chiến lược trên mời bạn đọc theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Hoàn cảnh cả nước khi Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt?
Trong quá trình thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961-1965) ở miền Bắc nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua được triển khai sôi nổi ở các ngành, các giới và các địa phương. Tiêu biểu như các phong trào “Đại Phong”, “Duyên Hải”, “Thành Công”, “Ba Nhất”, “Hai Tốt”,… trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục. Đặc biệt, phong trào “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt” theo Lời kêu gọi của Hồ Chí Minh đã làm tăng thêm không khí phấn khởi, hăng hái vươn lên hoàn thành Kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Trong những năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã tăng cường chi viện cách mạng miền Nam.
Ở miền Nam từ sau thắng lợi của phong trào Đồng khởi cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ tiến hành khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ. Từ năm 1961, do thất bại trong thực hiện hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới trước đó, đế quốc Mỹ đã chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (Special War Strategy).
2. Chiến tranh đặc biệt là gì?
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (Special War Strategy) là một bộ phận trong chiến lược chiến tranh toàn cầu mang tê “Phản ứng linh hoạt”, với vai trò quan trọng của Tổng thống Mỹ John F Kennedy (J. Ken nơ dy). Với công thức “cố vấn, vũ khí đế quốc Mỹ và quân chủ lực Việt Nam Cộng hòa”, chúng đã triển khai một kế hoạch bình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng, với dự tính lập 17.000 ấp chiến lược là “quốc sách”. Chúng đã có hai kế hoạch quân sự-chính trị để thực hiện mục tiêu của chiến tranh đặc biệt là kế hoạch Stalay-Taylo (1961 – 1963) và L. Johnson – Robert S McNamara (Giôn xơn-Mắc Namara 1964 – 1965). Chiến thuật quân sự được quân Mĩ áp dụng là “trực thăng vận” với “thiết xa vận”… Âm mưu, thủ đoạn trong “chiến tranh đặc biệt” là gây cho cách mạng miền Nam Việt Nam.
3. Hoàn cảnh cả nước khi Mỹ thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh:
Sau ngày thắng lợi của Hiệp định Paris, miền Bắc Việt Nam có hòa bình, Trung ương Đảng đề ra kế hoạch hai năm khôi phục và phát triển kinh tế 1974 – 1975. Trên tinh thần chiến thắng, nhân dân toàn miền Bắc đã hăng hái lao động, thực hiện có hiệu quả kế hoạch 2 năm khôi phục và phát triển kinh tế. Đến năm 1975, hầu hết các cơ sở sản xuất đã trở lại hoạt động bình thường.
Năng suất lao động của miền Bắc được tăng cường thêm một bước. Nhìn chung, sản xuất các ngành nông nghiệp và công nghiệp trên một số phương diện quan trọng đã đạt và vượt mức những năm 1965. Đời sống văn hóa của nhân dân được cải thiện. Sự nghiệp của giáo dục, văn hóa, y tế tiếp tục phát triển. Hàng chục vạn thanh thiếu niên cũng như cán bộ và nhân viên chuyên môn kỹ thuật đã xung phong tòng quân, lên đường vào Nam làm nhiệm vụ chống Mỹ.
4. Việt Nam hóa chiến tranh là gì?
Sau sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”,đầu năm 1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon (R.Níchxơn) đề ra chiến lược toàn cầu mới “Học thuyết Níchxơn” với ba nguyên tắc trụ cột là: “cùng chia sẻ”; “sức mạnh của Mỹ” và “sẵn sàng thương lượng”. R. Níchxơn chủ trương thay chiến lược “chiến tranh cục bộ” bằng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (The Strategy Vietnamsation of the War), một chính sách rất thâm độc nhằm “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam” để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ ở miền Nam.
Trong quá trình triển khai chiến lược mới, Mỹ đã áp dụng một loạt biện pháp như: củng cố và mở rộng ngụy quyền, xây dựng ngụy quân tay sai đông đảo và hiện đại; tích cực thực hiện các chương trình bình định; đồng thời tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam nhằm ngăn chặn tất cả nguồn chi viện cho miền Nam Việt Nam; tìm mọi phương pháp để thỏa hiệp với Công hòa nhân dân Trung Quốc, hòa hoãn với nước xã hội chủ nghĩa luôn ủng hộ phong trào cách mạng nước ta là Liên Xô hằm cắt giảm nguồn viện trợ chủ yếu của Việt Nam. Trong những năm 1969-1970, sự phản kích ác liệt của Mỹ-ngụy trong các chiến dịch bình định cấp tốc, xây dựng lại cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa thực dân mới ở nông thôn đã gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất.
5. So sánh giữa Chiến tranh đặc biệt và Việt Nam hóa chiến tranh:
5.1 Giống nhau:
Đều nhằm mục đích chống lại các lực lượng cách mạng trên lãnh thổ Việt Nam, chia cắt lâu dài nước Việt nam ta, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ từ đó Mĩ có thể mở rộng cuộc chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Đều là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ với mục đích đánh phá phong trào đấu tranh giành độc lập và dân chủ của nhân dân trên thế giới, làm suy yếu hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu.
Sử dụng bộ máy chính quyền và quân đội tay sai Sài Gòn làm công cụ do Mĩ cố vấn viện trợ, trang bị, tổ chức và chỉ huy với âm mưu tàn phá nước ta từ bên trong, “dùng người Việt đánh người Việt”
Đều quan tâm, chú trọng thực hiện các chính sách bình định, nhằm chiếm đất, ngăn chặn nhân dân tham gia giúp đỡ cách mạng.
Kết quả của hai chiến lược đều bị thất bại.
5.2 Khác nhau:
Về Quy mô:
Chiến tranh đặc biệt: Chiến lược được triển khai trên quy mô miền Nam Việt Nam
Việt Nam hóa chiến tranh: Chiến lược được diễn ra chủ yếu ở miền Nam và mở rộng ra cả miền Bắc với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quan, hải quân lần thứ hai, sau đó chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh được nâng cao thành Đông Dương hóa chiến tranh với việc đầu năm 1970, Mỹ và quân ngụy Lào (Vàng Pao) mở cuộc hành quân lấn chiếm khu vực chiến lược Cánh Đồng Chum (Xiêng Khoảng); Tháng 3-1970, Mỹ tiến hành cuộc đảo chính ở Campuchia, lật đổ Chính phủ Vương quốc trung lập. Vì vậy quy mô của chiến lược đã mở rộng lên toàn xứ Đông Dương.
Về Biện pháp tiến hành:
Chiến tranh đặc biệt: Tiến hành bởi quân đội tay sai Sài Gòn, do “cố vấn” đế quốc Mỹ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang thiết bị vật chất kỹ thuật, phương tiện công cụ chiến tranh của Mỹ, càn quét, bình định lập các “ấp chiến lược”, tung các gián điệp ra miền bắc, phong tỏa biên giới và các vùng biển, bao vây cô lập miền Nam.
Việt Nam hóa chiến tranh: Bằng hệ thống cố vấn đế quốc Mĩ chỉ huy, chiến lược này được tiến hành bằng việc tổ chức các cuộc hành quân lớn, mở rộng xâm lược Cam Pu Chia (1970), Lào (1971), thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh với âm mưu dùng người Việt Đánh người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Ngoài ra còn kết hợp với các âm mưu ngoại giao, chính trị khi trì hòa sự giúp đỡ của quốc tế giành cho Việt Nam như thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoàn với Liên Xô
Về Mức độ ác liệt:
Chiến tranh đặc biệt: không ác liệt bằng chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh.
Việt Nam hóa chiến tranh: các vũ khí hỏa lực, không quân được tăng cường, mức độ tàn phố vô cùng ác liệt.
Về Sự kết thúc của chiến lược chiến tranh:
Chiến tranh đặc biệt: dần thất bại trước những chiến thắng của nhân dân ta với mở đầu là chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho). Chiến thắng này là kết quả của sức mạnh đoàn kết dân tộc và sự thành công trong phương pháp đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và binh vận, chống địch càn quét và nổi dậy giành quyền làm chủ. Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng, nội bộ kẻ địch ngày càng khủng hoảng trầm trọng. Ngày 1-11-1963, dưới sự chỉ đạo của Mỹ, lực lượng quân đảo chính đã giết chết Tổng thống chính quyền Sài Gòn Ngô Đình Diệm, và Cố vấn Ngô Đình Nhu. Chiến thắng Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài với một hình thức tiến công đầy mới mẻ, phương châm chiến đấu độc đáo ở miền Nam là: 2 chân (quân sự, chính trị), 3 mũi (quân sự, chính trị, binh vận), 3 vùng (đô thị, nông thôn đồng bằng, miền núi). Đến đầu năm 1965, chỗ dựa của “chiến tranh đặc biệt” là chính quyền tay sai Sài Gòn, ấp chiến lược, đô thị đều bị lung lay đến tận gốc rễ. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã hoàn toàn bị phá sản.
Việt Nam hóa chiến tranh: Trong những năm từ 1970 đến 1971, cách mạng miền Nam Việt Nam từng bước vượt qua các gian khổ, kiên trì xây dựng phát triển lực lượng, tấn công địch trên cả ba vùng chiến lược, gây tổn hại to lớn cho địch trong “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”. Năm 1971, quân dân Việt Nam phối hợp với quân dân nước Lào đã chủ động đánh bại cuộc tiến quân quy mô lớn “Lam Sơn 719” của Mỹ-ngụy. Cũng vào thời gian này, quân dân ta cùng với quân dân Campuchia đập tan cuộc hành quân “Toàn thắng 1-1971” của Mỹ-ngụy. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 khiến cho đế quốc Mỹ điên cuồng đối phó bằng cách vội vã “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh ở miền Nam, đánh phá trở lại miền Bắc lần thứ hai từ đầu tháng 4-1972 bằng những thủ đoạn chiến tranh hủy diệt tàn bạo, song không cứu vãn được tình thế.