Số nhân tài khóa là gì? Đặc điểm của số nhân tài khóa? Công thức tính số nhân tài khóa?
Số nhân tài khóa là đại lượng được dùng để đánh giá mức độ kích thích tăng trưởng GDP hoặc GNP. Được thực hiện thông qua hoạt động tăng chi tiêu của Chính phủ. Các giá trị được tiêu dùng ngoài thị trường khiến sự xoay vòng và kích thích nhu cầu tiêu dùng chung. Giá trị tổng thu nhập quốc dân cũng được đẩy mạnh. Đây là một hoạt động hiệu quả được thực hiện bởi Chính phủ. Khi thị trường cần thêm một nguồn giá trị đầu vào. Các hoạt động xoay quanh cũng được thúc đẩy phát triển. Từ đó đưa đến phát triển kinh tế.
Mục lục bài viết
1. Số nhân tài khóa là gì?
Số nhân tài khóa trong tiếng Anh là Fiscal Multiplier.
Khái niệm.
Số nhân tài khóa là đại lượng được dùng để đánh giá mức độ kích thích tăng trưởng GDP hoặc GNP. Trong đó, công thức tính được xác định dựa trên xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC). Số nhân tài khóa phụ thuộc vào giá trị MPC và được phản ánh bởi đại lượng này. Số nhân tài khóa được dùng để đo lường hiệu quả của việc tăng chi tiêu trong chính sách tài khóa của chính phủ. Phản ánh hiệu quả trên giá trị thu về cho tổng sản phẩm quốc dân (GNP), hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Với xu hướng tiêu dùng cận biên là đại lượng phản ánh giá trị tiêu dùng của người dân. Nếu xác định thu nhập là đại lượng ứng với số 1. Thì khi người tiêu dùng có xu hướng sử dụng hết giá trị đó để mua hàng hóa thì MPC sẽ được phản ánh bằng 1. Tức là người tiêu dùng không để lại khoản tiết kiệm nào. Tương ứng với tiêu dùng càng nhiều, MPC càng tiến gần về đại lượng 1. Và tiết kiệm càng nhiều thì MPC càng tiến gần về 0.
Như vậy, khi các giá trị thu nhập được sử dụng phần lớn trong tiêu dùng sẽ giúp các nhu cầu của người đó được đáp ứng. Các sản phẩm sẽ càng đa dạng trên thị trường phục vụ các nhu cầu khác nhau. Hoạt động sản xuất, mua bán hàng hóa ngày càng được đẩy mạnh. Hoạt động này có ý nghĩa lớn trong thúc đẩy GNP hay GDP.
Số nhân tài khóa = 1/(1-MPC).
Đây là công thức được sử dụng trong xác định số nhân tài khóa. Có thể thấy (1-MPC) chính là hệ số thể hiện khoản tiết kiệm trong thu nhập. Như vậy, giá trị tiết kiệm càng ít số nhân tài khóa càng lớn. Khi đó, hiệu quả của hoạt động tăng chi tiêu trong ngân sách tài khóa của chính phủ càng đem lại hiệu quả. Để người dân tiêu dùng càng nhiều, chính phủ phải tạo ra các giá trị được xoay vòng trong kinh doanh, sản xuất và tiêu dùng, thu nhập.
Thông qua chi tiêu, khoản tiền này đến tay doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất, mua bán của doanh nghiệp. Khi mà họ thực hiện giao dịch nhất định với yêu cầu của Chính phủ. Một phần giá trị đến tay người lao động thể hiện ở thu nhập. Qua đó, họ có cơ hội tiêu dùng cho những nhu cầu của bản thân và gia đình.
Dựa vào quỹ đạo khép kín này, các giá trị lợi nhuận được tạo ra. Sản xuất và kinh doanh cũng được thúc đẩy. Hàng hóa, dịch vụ ngày càng đa dạng trên thị trường. Người dân cũng ngày càng được sử dụng các hàng hóa, dịch vụ với nhu cầu đa dạng hơn. Kết quả cuối cùng là dẫn đến tăng giá trị thu về cho tổng sản phẩm quốc dân (GNP), hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Ý nghĩa khi xác định số nhân tài khóa.
Hệ số của số nhân tài khóa có ý nghĩa trong xác định tính tương đối giá trị tạo ra của hoạt động chi tiêu này trong chính sách tài khóa của Chính phủ. Hiểu đơn giản khi xác định được số nhân tài khóa bằng 4. Có nghĩa là thông qua hoạt động chi tiêu, GDP sẽ được tăng thêm 4 lần giá trị chi tiêu của Chính phủ.
Như vậy, để hiểu quả được phản ánh một cách tốt nhất, cần hai yếu tố tác động. Thứ nhất, khoản chi tiêu trong chính sách tài khóa của chính phủ đủ lớn, và được sử dụng hiệu quả. Thứ hai, cần thúc đẩy hoạt động chi tiêu của người dân cho những nhu cầu của cuộc sống lên cao nhất. Để đạt được điều đó, thu nhập thực tế của họ phải được đáp ứng. Và nó vẫn chịu tác động quay vòng của chi tiêu trong chính sách tài khóa của chính phủ.
2. Đặc điểm của số nhân tài khóa
Chính sách tài khóa tạo ra một vòng tròn kinh tế, với lợi nhuận phát sinh trong các giai đoạn.
Vòng tròn bắt đầu với hoạt động gia tăng chi tiêu của chính phủ. Hoạt động xác lập các giao dịch nhất định đối với doanh nghiệp đối tác. Và sẽ tạo ra doanh thu cho những doanh nghiệp này. Thông qua sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho chính phủ. Doanh thu này sẽ tạo ra lợi nhuận nhất định. Với các yếu tố việc làm được thúc đẩy. Một phần thu nhập sẽ chảy vào các hộ gia đình dưới hình thức là tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận, tiền thuê,.. Sự gia tăng thu nhập khả dụng này giúp người dân thực hiện mua bán hàng hóa hay sử dụng dịch vụ. Dẫn đến tăng chi tiêu tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng cận biên càng cao.
Tăng chi tiêu tiêu dùng sẽ khiến thị trường hàng hóa dịch vụ được thúc đẩy hơn.Cầu tăng dẫn đến cung tăng để đáp ứng các nhu cầu của người dân. Nhờ đó mà các doanh nghiệp tăng được sản lượng và doanh thu. Rồi lại dẫn đến một vòng tăng thu nhập và chi tiêu mới. Khi không xảy ra lạm phát, các vòng tròn kinh tế sẽ vẫn tiếp diễn và lợi nhuận vẫn sẽ được tạo ra. Theo công thức tính đối với số nhân tài khóa, các giá trị GDP có thể tăng gấp nhiều lần khoản chi tiêu của chính phủ. Đây là tác động cuối cùng cũng là mục đích của chính sách tăng chi tiêu trong chính sách tài khóa của chính phủ.
Cốt lõi của số nhân tài khóa là dựa vào xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC).
Dựa trên công thức tính số nhân tài khóa, đại lượng tạo ra phụ thuộc là xu hướng tiêu dùng cận biên. Xu hướng này phản ánh nhu cầu và thực tế các nhu cầu được đáp ứng. Chỉ khi người tiêu dùng có được mức thu nhập cao thông qua lao động. Để đạt được mục tiêu đó, các yếu tố về việc làm cần được đảm bảo và đáp ứng ở mức độ cao. Nhờ đó mà hoạt động tăng chi tiêu trong chính sách tài khóa của chính phủ được thực hiện.
Với công thức được đưa ra có thể thấy rằng hoạt động chi tiêu của chính phủ luôn tạo ra các giá trị cho GDP. Giá trị này có thể tăng ít hoặc nhiều là do xu hướng tiêu dùng cận biên. Lí thuyết số nhân tài khóa cho rằng miễn là MPC tổng thể của một quốc gia lớn hơn 0. Thì việc chi tiêu chính phủ ban đầu sẽ dẫn đến thu nhập quốc gia tăng. Và xu hướng trong tiêu dùng giá trị thu nhập càng cao thì GDP càng lớn. Việc kích thích bằng một giá trị tiền trong chi tiêu chính phủ có thể dẫn đến sự tăng nhiều lần trong GDP thu được.
3. Công thức tính số nhân tài khóa:
Công thức tính Số nhân tài khóa là:
Số nhân tài khóa = 1/(1-MPC).
Với MPC: xu hướng tiêu dùng cận biên. Được hiểu là xu hướng trong tiêu dùng được thể hiện thông qua sử dụng các giá trị từ thu nhập. Một khoản thu nhập cơ bản được sử dụng cho hai mục đích. Đó là tiêu dùng và để tiết kiệm. Như vậy, khi MPC càng tiến gần về 0 chứng tỏ thu nhập được sử dụng phần lớn trong tiết kiệm. Ngược lại, MPC càng tiến gần đến 1 chứng tỏ phần lớn thu nhập được thực hiện trong tiêu dùng.
Như vậy, Số nhân tài khóa được xác định dựa trên xu hướng tiêu dùng của người dân. Với xu hướng sử dụng trong tiêu dùng càng lớn, đại lượng số nhân tài khóa phản ánh càng lớn. Khi đó, các giá trị mang về cho GDP và GNP càng lớn. Các đại lượng này tác động lẫn nhau và phản ánh các nhu cầu ngày càng cao trong đời sống. Cũng như phản ánh thu nhập cao, đời sống đầy đủ của người dân.
Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa phản ánh của số nhân tài khóa, có thể tham khảo ví dụ dưới đây:
Giả sử rằng chính phủ của một quốc gia ban hành khoản kích thích kinh tế bằng chính sách tài khóa 1 tỉ USD. Với MPC của người tiêu dùng là 0,75. Khoản tiền này được thực hiện trong hoạt động chi tiêu chính phủ. Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động cung ứng hàng hóa cho Chính phủ sẽ thúc đẩy trong sản xuất, kinh doanh thu về lợi nhuận. Một phần lợi nhuận được trả cho lao động bằng thu nhập thực tế. Vòng tròn kinh tế sẽ được thể hiện rõ. Thu nhập lại được thực hiện trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Các hoạt động này lại đem về các nguồn thu thuế cho chính phủ.
Phân tích ví dụ.
Vòng tròn kinh tế diễn ra nhiều hoạt động, tạo ra nhiều lợi nhuận cho các đối tượng khác nhau. Làm tăng GDP và GNP. Với MPC của người tiêu dùng là 0.75. Ta hoàn toàn xác định được các giá trị sẽ được tiết kiệm. Mỗi hoạt động đưa tiền đến tay đối tượng khác, 25% thu nhập sẽ được giữ lại làm khoản tiền tiết kiệm. Do đó người tiêu dùng nhận được 1 tỉ USD ban đầu sẽ tiết kiệm được 250 triệu USD và chi tiêu 750 triệu USD. Những người nhận 750 triệu USD đó sẽ chi 562,5 triệu USD,…
Vì xu hướng tiêu dùng biên là 0.75, nên theo công thức trên hoàn toàn xác định được số nhân tài khóa sẽ là 4. Do đó, kết quả của việc kích thích kinh tế bằng chính sách tài khóa 1 tỉ USD ban đầu sẽ tạo ra khoảng 4 lần lợi nhuận cho nền kinh tế. Mức tăng tổng thể đối với tổng thu nhập quốc gia được dự đoán là 4 tỉ USD.