Sơ đồ mạng lưới lãnh đạo là mô hình chỉ ra các phong cách lãnh đạo được thực hiện trong doanh nghiệp. Đây là các phản ánh chủ yếu nói nên mức độ quan tâm của nhà lãnh đạo đối với yếu tố sản xuất và người lao động. Sơ đồ mạng lưới lãnh đạo là gì? Đặc điểm và phân loại?
Mục lục bài viết
1. Sơ đồ mạng lưới lãnh đạo là gì?
Khái niệm
Sơ đồ mạng lưới lãnh đạo trong tiếng Anh là Leadership Grid.
Là một mô hình lãnh đạo hành vi được phát triển vào những năm 1950. Được thực hiện bởi nhà kinh tế học Robert Blake và Jane Mouton.
Sơ đồ này được xây dựng dựa trên hai khía cạnh hành vi:
– Mối quan tâm đối với sản xuất, được vẽ trên trục X theo thang điểm từ 1 đến 9.
– Mối quan tâm đối với con người, được vẽ trên một tỉ lệ tương tự dọc theo trục Y.
Mô hình xác định 5 phong cách lãnh đạo theo vị trí tương đối của họ trên lưới:
– Lãnh đạo yếu (quan tâm đến sản xuất = 1; quan tâm đến con người = 1)
– Lãnh đạo độc tài (quan tâm đến sản xuất = 9; quan tâm đến con người = 1)
– Lãnh đạo trung tính (quan tâm đến sản xuất = 5; quan tâm đến con người = 5)
– Lãnh đạo câu lạc bộ (quan tâm đến sản xuất = 1; quan tâm đến con người = 9)
– Lãnh đạo nhóm (quan tâm đến sản xuất = 9; quan tâm đến con người = 9)
Sơ đồ phản ánh mức độ quan tâm đến yếu tố sản xuất và con người.
Như vậy có thể thấy hiện nay luôn thực hiện các yếu tố đề cao con người. Cũng có nghĩa là phong cách lãnh đạo nhóm đang mang lại các lợi ích tối ưu và phù hợp áp dụng. Hay dùng thuật ngữ thương hiệu nội bộ và thương hiệu bên ngoài. Phát huy thực hiện tốt thương hiệu nội bộ là góp phần lớn trong thúc đẩy hiệu suất, hiệu quả của công việc.
Ngoài ra, các yếu tố liên quan đến sản xuất cũng cần được quan tâm ở mức độ cao. Điều này được thể hiện trong các doanh nghiệp có tình chuyên môn hóa cao. Quan tâm đến sản xuất bao gồm việc tạo ra các sản phẩm chất lượng; phát huy hiệu qua tối đa của máy móc; sản xuất dây chuyền hàng loạt; Đưa đến các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao phục vụ đời sống khách hàng.
Hai yếu tố này kết hợp với nhau được quan tâm đúng sẽ mang đến các lợi ích trong sản xuất, kinh doanh. Chính là hai yếu tố chủ chốt trong thực hiện hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Ngày nay khi các nhà lãnh đạo có chuyên môn và kinh nghiệm nhiều hơn. Họ thường biết xác định các vai trò của hai yếu tố này trong hoạt động kinh doanh của họ. Từ đó mà xác định mức độ quan tâm ở các giới hạn khác nhau.
2. Đặc điểm của sơ đồ mạng lưới lãnh đạo:
– Cần có sự quan tâm mức cao đến cả hai yếu tố con người và sản xuất
Qua các mô hình lãnh đạo cho thấy các quan tâm cần thiết phải được thực hiện. Mức độ quan tâm cần thể hiện ở các mức độ như nhau. Tức là hai yếu tố về con người và sản xuất đều cần phải được xem xét với vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Từ đó mà lợi ích của họ cũng cần được cải thiện.
Quan tâm đến con người là lực lượng truyền tải các giá trị trong sản xuất. Thể hiện cho bộ mặt của doanh nghiệp. Như vậy, việc quá quan tâm tới một lĩnh vực sẽ không đặt ra các hiệu quả một cách tuyệt đối. Mô hình đề xuất rằng phong cách lãnh đạo nhóm, thể hiện mức độ quan tâm cao đối với cả sản xuất và con người,. Có thể giúp tăng năng suất của nhân viên và hiệu quả lao động.
Yếu tố sản xuất thể hiện năng suất lao động. Trong kinh doanh, các mục đích trong tìm kiếm lợi nhuận được đặt lên hàng đầu. Các giá trị về năng suất lao động sẽ cho ra sản phẩm với số lượng lớn và chất lượng tối ưu. Do đó mà năng suất sẽ ảnh hưởng các giá trị sản xuất và tạo ra nhiều lợi nhuận. Quan tâm đến yếu tố con người là yêu cầu đặt ra với nhà lãnh đạo.
Lợi ích khi sử dụng sơ đồ mạng lưới lãnh đạo
Việc đánh giá các phong cách lãnh đạo được thể hiện từ rất sớm. Và được sử dụng đến ngày nay. Bởi vậy mà không thể phủ nhận các lợi ích mà sơ đồ mạng lưới lãnh đạo mang lại. Nhờ vậy mà sơ đồ mạng lưới lãnh đạo đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong các tổ chức và doanh nghiệp.
Sử dụng sơ đồ mạng lưới lãnh đạo thể hiện các chỉ số quan tâm đến sản xuất và con người. Mỗi phong cách khác nhau sẽ đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả của công ty khác nhau. Một số lợi ích nổi bật khi sử dụng Sơ đồ mạng lưới lãnh đạo kể đến. Đó là:
– Tăng cường khả năng đo lường hiệu suất của công ty. Đó là thông qua mức độ quan tâm về hai chỉ số đưa đến hiệu quả hoạt động công ty được phản ánh như thế nào. Từ đó thấy được các đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch. Từ đó mà có sự quan tâm đúng đối tượng. Hiệu suất công ty khi đó được phản ánh thông qua phong cách của nhà lãnh đạo.
– Cho phép tự phân tích về phong cách lãnh đạo của một người. Khi các chính sách được thể hiện sẽ phản ánh kinh nghiệm và trình độ quản lý của nhà lãnh đạo. Các yếu tố được người lãnh đạo quan tâm phát triển và đầu tư phản ánh hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Nếu hiệu suất cao cho thấy các chính sách đang phát triển là phù hợp. Đương nhiên chính sách này được đặt trong điều kiện được các tác nhân khác ủng hộ sẽ mang đến các giá trị tuyệt đối.
Một số hạn chế với sơ đồ mạng lưới lãnh đạo
Có thể thấy các phong cách lãnh đạo chỉ được đánh giá trên hai yếu tố cụ thể. Các yếu tố xung quanh không được xem xét. Do đó về mức độ khách quan của yếu tố không được thể hiện tuyệt đối. Với các chỉ số, dữ liệu thể hiện càng đa dạng, các kết luận càng chính xác. Tuy nhiên trong sơ đồ mạng lưới lãnh đạo, dữ liệu được sử dụng để đưa ra kết quả ít hơn. Nó có thể cung cấp một sự tự đánh giá không toàn diện và xác xuất không tuyệt đối.
Có thể kể đến các yếu tố không được kể đến nhưng vẫn tác động đến hiệu suất kinh doanh. Như môi trường làm việc mà người lãnh đạo hoặc người quản lí đang hoạt động, hay các yếu tố tác động bên ngoài.
3. Phân loại sơ đồ mạng lưới lãnh đạo:
Phong cách “Lãnh đạo yếu”
Đây là phong cách thể hiện ít quan tâm đến các yếu tố con người và sản xuất. Các nhà lãnh đạo này chỉ tập trung vào sự phát triển của bản thân trong tổ chức. Ngoài ra họ không quan tâm đến các phản hồi về vấn đề quản lý. Các quyết định và vận hành của doanh nghiệp được thực hiện bởi sự tự quyết. Cũng không dựa trên việc xem xét các căn cứ. Các yếu tố gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển doanh nghiệp không được quan tâm và điều chỉnh. Trong các trường hợp kéo dài, có thể gây ra ảnh hưởng đến hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.
Phong cách “Lãnh đạo độc tài”
Thể hiện sự quan tâm tập trung vào sản xuất và không coi trọng nhu cầu của con người. Thể hiện sự lãnh đạo chỉ muôn nhìn nhận và lợi nhuận nhưng không quan tâm đến tiếng nói của nhân viên. Việc đưa ra chính sách, hay quy định môi trường làm việc ép buộc người khác một cách không tự nguyện. Đặc biệt trong công việc. Khi có nhiều cách thức đưa đến lãi suất, họ sẽ chọn lợi ích của mình mà không để ý nhân viên phải hoạt động với cường độ làm việc ra sao. Có khó khăn gì không. Người lãnh đạo này thường sẽ phải đối mặt với tỉ lệ bất đồng cao trong nhóm. Do kiểm soát kỉ luật quá chặt và không coi trọng yêu cầu của nhân viên.
Phong cách “Lãnh đạo trung tính”
Bắt đầu có sự thể hiện mức độ quan tâm đến cả hai yếu tố, mang lại sự cân bằng trong nhìn nhận đánh giá giá trị của sản xuất và con người. Biết cách hài hài hòa trong đáp ứng nhu cầu của nhân viên và đáp ứng yêu cầu của tổ chức về sản xuất. Tuy nhiên, các thể hiện này đều chỉ ở mức trung bình. Được xem xét là không có sự sâu sắc. Điều này đưa đến sự trung bình trong đánh giá, đưa ra quyết định và quyết tâm cao. Có thể dẫn đến kết quả trung bình và dưới trung bình đối với hiệu suất và sự hài lòng của nhân viên.
Lãnh đạo câu lạc bộ
Một hình thức lãnh đạo quan tâm mức cao với nhu cầu và lợi ích cho nhân viên. Tuy nhiên, họ lại quá tự tin khi cho rằng phong cách lãnh đạo này giúp nhân viên cống hiến hết mình. Trong khi các yếu tố về sản xuất là sự điều hòa chính lại không được xem xét đến. Trong hoạt động kinh doanh không phát triển, hiệu quả sản xuất không được thể hiện. Nó có thể gây ra môi trường chỉ trả lương cho nhân viên đến điểm danh. Lâu dần, hoạt động kinh doanh kém không thể khắc phục.
Lãnh đạo nhóm
Phương thức này được xem là tiến bộ nhất và đem đến các ưu điểm. Khắc phục được các hạn chế của các phương pháp được phân tích phía trên. Con người được xem xét là trung tâm của các hoạt động. Để thực hiện tốt các hoạt động sản xuất hay kinh doanh thì nhân viên chính là đối tượng xác định phần trăm lớn trong hoạt động bộ máy. Con người nói chung tham gia vào các hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Với các mô hình hoạt động cung cấp dịch vụ, nhân viên càng được quan tâm càng đem đến giá trị cho doanh nghiệp. Yếu tố sản suất được quan tâm giúp giá trị trong sản xuất tăng lên về mọi mặt. Từ đó kéo theo sẽ làm tăng năng suất, hiệu quả trong hoạt động của công ty.