Sáp nhập doanh nghiệp được biết đến là hình thức được phổ biến hiện nay với những lợi ích về kinh tế do nó mang lại, có các loại sáp nhập doanh nghiệp khác nhau cụ thể trong đó có hình thức sáp nhập theo chiều ngang. Vậy sáp nhập theo chiều ngang là gì? Lợi thế của việc sáp nhập theo chiều ngang?
Mục lục bài viết
1. Sáp nhập theo chiều ngang là gì?
Sáp nhập theo chiều ngang trong tiếng Anh là horizontal merger.
Hiện nay cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp thì vấn đề sáp nhập được đặt ra với nhiều hình thức và sáp nhập theo chiều ngang là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty trong cùng một ngành kinh doanh (hay có thể nói là giữa các đối thủ cạnh tranh). Theo hìn thức này thì ta thấy cạnh tranh sẽ có xu hướng cao hơn giữa các công ty hoạt động trong cùng một không gian, có nghĩa là sự hợp lực và tiềm năng tăng thị phần sẽ lớn hơn nhiều đối với các công ty sáp nhập.
2. Lợi thế của việc sáp nhập theo chiều ngang:
Như trên thực tế quan sát thì với kiểu sáp nhập này thường nó sẽ xảy ra phổ biến vì các công ty lớn hơn cố gắng tạo ra qui mô kinh tế hiệu quả hơn. Bên cạnh đó thì việc sáp nhập theo chiều dọc diễn ra khi các công ty từ các bộ phận khác nhau của chuỗi cung ứng hợp nhất để làm cho quá trình sản xuất hiệu quả hơn hoặc hiệu quả chi phí cao hơn.
Lợi ích của nó mang lại cụ thể đó là với một sự sáp nhập theo chiều ngang có thể giúp một công ty đạt được lợi thế cạnh tranh. Nếu một công ty sản xuất các sản phẩm bổ sung cho nhau, công ty mới sáp nhập có thể cung cấp nhiều loại sản phẩm hơn cho khách hàng. Sáp nhập với một công ty cung cấp các sản phẩm khác nhau cho một lĩnh vực khác nhau trên thị trường giúp công ty mới đa dạng hóa dịch vụ và tham gia vào các thị trường mới.
Như vậy nên vơi sự sáp nhập theo chiều ngang của hai công ty xuất sắc trong ngành có thể là một sự đầu tư tốt hơn so với việc dành nhiều thời gian và nguồn lực để phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ riêng biệt. Việc sáp nhập theo chiều ngang có thể tăng doanh thu của công ty bằng cách cung cấp thêm một loạt sản phẩm cho khách hàng hiện tại. Cũng theo đó với sự sáp nhập thì các doanh nghiệp có thể bán cho các lãnh thổ địa lí khác nhau nếu một trong những công ty trước sáp nhập có cơ sở phân phối hoặc khách hàng ở các khu vực không thuộc phạm vi của công ty kia. Sáp nhập theo chiều ngang cũng giúp giảm nguy cơ cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó thì công ty mới thành lập có thể có nguồn lực và thị phần lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh, cho phép doanh nghiệp kiểm soát giá cả tốt hơn.
3. Ví dụ minh họa về sáp nhập theo chiều ngang:
Procter & Gamble (P&G) là một trong những công ty lớn nhất thế giới sản xuất sản phẩm tiêu dùng chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ và trẻ em. Năm 2004 doanh thu là 56,74 tỉ USD, lợi nhuận ròng là 7,26 tỉ USD. Gillette là công ty của Mỹ đứng đầu thế giới về sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân cho nam.
Doanh số năm 2004 là 9 tỉ USD. Mục đích của M&As (Sáp nhập và mua lại): P&G từ lâu đã hướng về đối tượng khách hàng là phụ nữ và trẻ em sơ sinh giờ muốn mở rộng sang đối tượng là nam giới nên muốn mua lại Gillette. Tháng 01/2005, công ty Procter & Gamble đã mua lại Gillette với giá 57 tỉ USD, gấp 6 lần doanh số của Gillette (9 tỉ USD). Sau M&A với Gillette, P&G trở thành tập đoàn số 1 thế giới vượt cả Unilever. Hoạt động M&As đã đem lại sức tăng trưởng với tỉ lệ cao nhất và sự bao trùm về địa lí cho công ty.
Tập đoàn bán lẻ quần áo GAP Inc. Đã kết hợp 3 công ty là Banana Republich, Old Navy và GAP, mỗi một công ty này bán các loại quần áo khác nhau phù hợp với túi tiền của những khách hàng khác nhau, Banana Republic thì bán các loại quần áo giá cao phù hợp với tầng lớp thượng lưu, còn GAP bán quần áo giá vừa phải cho tầng lớp trung lưu tuổi trung niên, Old Navy bán quần áo rẻ hướng tới đối tượng khách hàng là trẻ em và thanh thiếu niên. Sự sáp nhập giữa 3 công ty này đã làm cho tập đoàn GAP Inc, có được một thị trường bán lẻ quần áo rộng lớn.
4. Lợi ích của sáp nhập doanh nghiệp:
Bên cạnh đó sáp nhập doanh nghiệp giúp chúng ta nâng cao quy mô doanh nghiệp cụ thể thì việc thực hiện các hoạt động để sáp nhập doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án…Quy mô doanh nghiệp tăng, phân phối hàng hóa được đẩy mạnh cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thị phần lớn hơn.
Sáp nhập doanh nghiệp có thể làm giảm chi phí nhân lực: Trên thực tế, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, mua bán và sáp nhâp sẽ là dịp để các doanh nghiệp sàng lọc những vị trí làm việc kém hiệu quả, DN sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm.
– Cải thiện nguồn lực tài chính: Một trong những lợi ích nổi bật nhất khi thực hiện công việc M&A đó là sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách đáng kể. Sau khi sáp nhâp DN sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.
– Nâng cao trình độ công nghệ – kỹ thuật: Thông qua việc sáp nhập doanh nghiệp có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.
5. Ưu và nhược điểm của sáp nhập doanh nghiệp:
5.1. Ưu điểm của sáp nhập doanh nghiệp:
Sáp nhập doanh nghiệp còn góp phần cải thiện tình hình tài chính của DN. Sau sáp nhập DN sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.
sáp nhập còn giúp DN đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô khi DN có thể thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án… Hơn nữa, quy mô lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí trong kinh doanh như giảm thiểu sự trùng lắp trong mạng lưới phân phối, tiết kiệm chi phí hoạt động và chi phí quản lý…
Trên thực tế, khi hai hay nhiều bên sáp nhập lại đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc gián tiếp. Bởi vậy, sáp nhập sẽ là dịp để các DN sàng lọc những vị trí làm việc kém hiệu quả, DN sẽ có cơ hội được tiếp nhận nguồn lao động có kỹ năng tốt và nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó thông qua việc sáp nhập đối với DN có thể tận dụng công nghệ hay kỹ thuật của nhau để tạo lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, nguồn vốn dồi dào cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để họ trang bị những công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh.
5.2. Hạn chế của M&A:
Bên cạch các mặt tích cực thì việc sáp nhập không phải là không có các mặt hạn chế tuy nhiên nếu biết cách khắc phục thì những điểm này cũng không có gì đáng lo ngai quá. Sau đây là một số hạn chế cơ bản:
+ Có sự pha trộn, kết hợp giữa phong cách, văn hoá làm việc của các công ty sáp nhập: Mỗi doanh nghiệp có điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác
+ Văn hóa doanh nghiệp bị pha trộn: Văn hóa doanh nghiệp thể hiện những đặc trưng riêng có của mỗi doanh nghiệp, thể hiện những đặc điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Việc pha trộn 2 nền văn hóa dễ gay nên đổ vỡ.