Trong các phim bom tấn hiện nay chúng ta thường thấy tên của các nhà sản xuất. Nhà sản xuất phim được xem là chủ của dự án phim hoặc cũng có khi là một trong các nhà đầu tư kinh phí cho phim. Vậy sản xuất phim là gì? Công việc của một nhà sản xuất phim?
Mục lục bài viết
1. Sản xuất phim là gì?
Trước tiên ta hiểu về phim như sau:
Phim được hiểu là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình.
Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim.
Phim vi-đi-ô là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật vi-đi-ô, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị vi-đi-ô.
Phim truyền hình là phim vi-đi-ô để phát trên sóng truyền hình.
Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim vi-đi-ô hoặc được in sang từ phim nhựa.
Ta hiểu về sản xuất phim như sau:
Sản xuất phim được biết đến chính là quá trình tạo ra tác phẩm điện ảnh từ kịch bản văn học đến khi hoàn thành bộ phim.
Đóng góp lớn nhất cho sự ra đời của một bộ phim chính là nhà sản xuất phim. Các công ty sản xuất phim trên thực tế sẽ thực hiện rất nhiều công việc. Các nhà sản xuất phim được đánh giá chính là nhân tố quan trọng đảm bảo cho các dự án và chu kỳ sản xuất phim luôn ở mức kịp thời, hoàn chỉnh cho đến cả khâu cuối cùng. Nhà sản xuất phim với vai trò là chủ dự án phim, kết nối tất cả thành viên, nguồn lực về tài chính – nhân sự, điều phối, quản lý và cũng chính là người giải quyết tất cả mọi vấn đề khó khăn, trở ngại trong một đoàn phim.
Một bộ phim trên thực tế sẽ bắt đầu với nhà sản xuất và kết thúc cũng là nhà sản xuất. Nhà sản xuất phim được đánh giá chính là chất xúc tác cho một bộ phim hay video clip, chu kỳ sản xuất phim hoàn chỉnh và phát hành cuối cùng, tiếp thị và phân phối. Một chủ thể là nhà sản xuất giỏi sẽ gieo trồng ý tưởng và biến ý tưởng thành một cái gì đó lớn lao, tỏa sáng trên màn ảnh rộng.
Sản xuất phim tiếng Anh là: Make film
2. Công việc của một nhà sản xuất phim:
Nhà sản xuất phim sẽ có những công việc cụ thể sau đây:
– Tìm tài sản văn học là một công việc của nhà sản xuất phim:
Một nhà sản xuất phim trên thực tế sẽ thường là người bắt đầu bộ phim của mình bằng cách tìm kiếm một câu chuyện. Cho dù đó là một câu chuyện có thật, truyện tranh, tiểu thuyết, cuốn sách nổi tiếng hay sự kiện thời sự, một nhà sản xuất giỏi luôn luôn tìm kiếm những điều mới mẻ và thú vị để phát triển ý tưởng phim.
– Biến ý tưởng thành một bộ phim khả thi là một công việc của nhà sản xuất phim:
Khi nhà sản xuất phim có một ý tưởng từ một các tài sản văn học, nhà sản xuất sẽ làm việc để phát triển nó từ một ý tưởng thành một concept cho một bộ phim. Nhà sản xuất sẽ làm việc với một hoặc nhiều biên kịch để chỉnh sửa và sau đó tạo ra một kịch bản để sản xuất và cũng như giám sát việc viết lại và hoàn thành kịch bản.
– Chuẩn bị ngân sách là một công việc của nhà sản xuất phim:
Phần quan trọng nhất của quá trình sản xuất phim là việc chuẩn bị ngân sách cho bộ phim, một chủ thể là nhà sản xuất sẽ mua một kịch bản hoặc chỉnh sửa để các nhà đầu tư hoặc các hãng phim tài trợ để thực sự biến kịch bản đó thành một bộ phim hoàn chỉnh và có cơ hội lên sóng.
– Thuê đạo diễn là một công việc của nhà sản xuất phim:
Nếu chưa làm việc với một đạo diễn, một nhà sản xuất cũng sẽ có nhiệm vụ cần phải xem xét chặt chẽ, tìm kiếm và thuê một đạo diễn cho bộ phim của mình. Đây là lúc mà nhà sản xuất sẽ bàn giao công việc và ở phía sau trong phần còn lại của quá trình sản xuất cho đạo diễn.
– Chọn diễn viên là một công việc của nhà sản xuất phim:
Nhà sản xuất chọn diễn viên cho dự án phim của mình hoặc việc tuyển diễn viên là do một đạo diễn tuyển diễn viên thực hiện và đạo diễn với nhà sản xuất đóng vai trò trung gian tùy thuộc vào kiến thức và nhu cầu. Vì chủ thể là nhà sản xuất thường là người bỏ tiền ra, nên quyền quyết định diễn viên thường là thuộc việc của nhà sản xuất.
– Giám sát sản xuất là một công việc của nhà sản xuất phim:
Sản xuất phim sẽ được giám sát bởi chủ thể là những nhà sản xuất, bởi các thiết bị được mang đến như camera, đèn được thiết lập, một lịch trình sản xuất cẩn thận, chi tiết và ngân sách được đặt ra cho đạo diễn và đoàn làm phim để làm theo. Một nhà sản xuất không nhất thiết xuất hiện hàng ngày.
– Giám sát phần hậu kỳ là một công việc của nhà sản xuất phim:
Sẽ căn cứ vào công việc của đạo diễn, nhà sản xuất sẽ tìm một nhà dựng phim để giúp hoàn thiện phim sau hay cuối quá trình sản xuất. Một số đạo diễn sẽ tham gia trực tiếp, trong khi đó một số trên thực tế cũng sẽ không tham gia và để cho nhà dựng phim thay đổi khi cần thiết. Một nhà sản xuất sẽ giám sát theo quá trình sản xuất, thực sự chỉ kiểm tra theo đúng tiến độ, ngân sách và liên quan đến cốt truyện chính.
– Đưa ra kế hoạch tiếp thị là một công việc của nhà sản xuất phim:
Khi bộ phim hoàn tất, nhà sản xuất tiếp nhận lại bộ phim của mình. Nhà sản xuất giỏi thì sẽ làm việc với một người hay một nhóm marketing để từ đó đưa ra kế hoạch phát triển một chiến lược xây dựng chiến dịch quảng cáo cho bộ phim, cũng như tham gia vào các giải thưởng lớn và có thể là một chuyến quảng báo phim của mình.
Một nhà sản xuất phim giỏi cũng sẽ biết cách biến một ý tưởng thành cả một dự án đồ sộ, hữu hình, đầy triển vọng trên màn ảnh. Từ khi bắt đầu ý tưởng kịch bản phim cho đến khi những thước phim cuối cùng trên màn bạc, nhà sản xuất phim thực sự đã cống hiến cật lực để khán giả đón nhận những dự án phim ảnh tâm huyết ấy của cả đội ngũ sản xuất trong hậu đài.
3. Các kỹ năng để trở thành một nhà sản xuất:
Các kỹ năng để trở thành một nhà sản xuất bao gồm các ký năng cơ bản sau đây:
– Tư duy: Các chủ thể là những nhà sản xuất cần phải có tư duy về kinh doanh. Tư duy này giúp họ ý thức được cần phải làm gì để có thể có sản phẩm tốt và bán được nó. Thêm nữa, tư duy logic, phản biện giúp nhà sản xuất giải quyết các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình làm phim.
– Kiến thức: Các chủ thể là những nhà sản xuất cần phải có kiến thức cơ bản nhất về các vị trí, các tổ, tính chất công việc của họ trong một đoàn phim để có thể từ đó phối hợp giải quyết công việc một cách tốt nhất khi dự án đang diễn ra.
– Kỹ năng chung: Kỹ năng chung cụ thể chính là các kỹ năng lãnh đạo; tổ chức; quản lý, điều hành và bán hàng. Trong số các kỹ năng chung này, kỹ năng bán hàng sẽ hỗ trợ nhà sản xuất rất nhiều trong việc đẩy dự án đi xa hơn cũng như có thể giúp dự án thu lại lợi nhuận. Bán hàng thể hiện ở cả khía cạnh mua và bán. Nhà sản xuất tìm được các thành viên đoàn có tài năng và thuyết phục họ tham gia với chi phí hợp lý cũng là biết mua, cũng như bán các yếu tố làm cho kịch bản trở nên hấp dẫn hơn để nhà đầu tư bỏ vốn cũng là bán hàng.
– Kỹ năng đặc thù: Được hiểu chính là kỹ năng đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề. Các chủ thể là những nhà sản xuất có kĩ năng này là người người có thể đưa ra quyết định cho những tình huống sản xuất gặp khủng hoảng, khó khăn và giải quyết vấn đề đó trong thời gian ngắn nhất. Khi đoàn phim xảy ra vấn đề nhà sản xuất sẽ là người cuối cùng chịu trách nhiệm cho nó, do vậy tất cả mọi thứ sẽ đổ dồn về vị trí này.
– Kỹ năng mềm: Vấn đề của các chủ thể là những nhà sản xuất chính là giải quyết các mối quan hệ giữa con người với con người. Công việc nào, vị trí nào cũng cần có kỹ năng giao tiếp, đây là một trong những kỹ năng cơ bản nhất. Một nhà sản xuất có thể xin tài trợ, kêu gọi vốn đầu tư thành công được hay không nhờ vào khả năng thuyết trình, một kĩ năng quan trọng khác.
– Tính cách: Các chủ thể là những nhà sản xuất cần phải có tính nhạy cảm và cẩn thận để luôn hình dung tất cả những rủi ro trong quá trình làm phim. Rủi ro này có thể đến từ rất nhiều phía, nhưng chính sự nhạy cảm sẽ giúp các chủ thể sẽ lường trước được tất cả vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện dự án để tránh.