Sản phẩm quốc tế là gì? Cấu thành sản phẩm? Phân loại sản phẩm?
Với các giao dịch mua bán được thực hiện trên thị trường quốc tế, sản phẩm nhận về được gọi tên là sản phẩm quốc tế. Hiện nay, các quốc gia khi mở cửa thị trường đều tiến hành các hoạt động trao đổi. Nó là thị trường giao dịch được mở rộng. Các sản phẩm mà người tiêu dùng có thể tiếp cận đa dạng và dễ dàng hơn. Các nhu cầu sử dụng hàng nước ngoài càng được đáp ứng ngày một nhiều. Sản phẩm quốc tế có thể xuất hiện trên thị trường nội địa. Hoặc cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua chúng ở thị trường nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Sản phẩm quốc tế là gì?
Sản phẩm quốc tế trong tiếng Anh là International Product.
Khái niệm.
Sản phẩm quốc tế là những sản phẩm được sản xuất bởi một doanh nghiệp hay cá nhân nước ngoài. Khi người tiêu dùng nội địa sử dụng được coi là sản phẩm quốc tế. Bao gồm tất cả những gì có thể thoả mãn người tiêu dùng nội địa về nhu cầu vật chất và tinh thần. Với tính chất về giá cả, chất lượng hay xuất xứ,… thu hút người tiêu dùng. Được phản ánh dưới dạng sản phẩm là hàng hóa và dịch vụ. Theo đó khi mua và sử dụng sản phẩm thực chất là mua sự thoả mãn mà sản phẩm đó đem lại. Bao gồm các nhu cầu trong tính thiết yếu. Sự trải nghiệm và tính chất chăm sóc khác hàng của doanh nghiệp. Hay có thể là thương hiệu của sản phẩm.
Sản phẩm quốc tế về bản chất cũng là sự cung cấp đối với thị trường các sản phẩm được sản xuất. Phục vụ cho nhu cầu của đối tượng khách hàng. Với tính chất quốc tế, các sản phẩm được làm ra không phải bởi các doanh nghiệp nội địa. Các nhu cầu rất đa dạng khi xem xét trên các khía cạnh khác nhau. Với các sản phẩm được nhập khẩu vào thị trường nội địa. Có thể do các chính sách mở rộng thị trường. Các chất lượng và giá cả. Thương hiệu mang đến sự yên tâm khi lựa chọn sử dụng,… Các yếu tố này tác động lên nhu cầu nhập khẩu hàng nước ngoài. Ngoài ra, công dân quốc gia có thể mua các sản phẩm đó trên các thị trường nước ngoài. Với các nhu cầu trong sử dụng, sở hữu,.. của họ.
Xu hướng của sản phẩm quốc tế với thị trường.
– Đối với công ty theo đuổi định hướng mở rộng thị trường nội địa.
Để các doanh nghiệp này có thể cung cấp các sản phẩm ra nước ngoài, họ lựa chọn tập chung vào các sản phẩm tiềm năng. Các hoạt động sản xuất dựa trên tính chất phản ánh nhu cầu của khách hàng nội địa. Quá trình xuất khẩu là sự mở rộng thị trường với những sản phẩm đó. Hoạt động được tiến hành nhằm tìm kiếm thêm khách hàng mới với những trải nghiệm mới. Và khách hàng là lựa chọn phù hợp khi thị trường được mở rộng. Nói chung các sản phẩm xuất khẩu vẫn là những loại đang bán ở trong nước.
– Đối với công ty theo đuổi định hướng thị trường đa quốc gia.
Tính chất đa quốc gia cho thấy các tham vọng lớn hơn của doanh nghiệp. Khi thành công khai thác nhu cầu và tiếp cận đối tượng tiêu dùng trong nước. Họ điều chỉnh và cung cấp các sản phẩm đánh và nhu cầu, khả năng của khách hàng. Các sản phẩm xuất khẩu phải được phát triển trên nhu cầu khai thác từ đối tượng khách hàng. Với nhu cầu của khách là ý tưởng để phát triển sản phẩm. Và các yếu tố này được xem xét trên thị trường của một số quốc gia cụ thể. Doanh nghiệp thấy được tiềm năng và tập chung khai thác thị trường. Gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu khác biệt của mỗi thị trường nước ngoài.
– Đối với những công ty theo đuổi định hướng thị trường toàn cầu.
Tính chất toàn cầu mang đến các giá trị lớn hơn doanh nghiệp xác định. Để thực hiện được mục tiêu này. Ngoài tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp phải tìm ra các nhu cầu của khách hàng phù hợp với khả năng cung cấp của mình. Từ đó đẩy mạnh các công tác trên các thị trường tương tự. Việc thực hiện chiến lược khác nhau cho mỗi thị trường sẽ quá sức của doanh nghiệp và không khoa học. Do đó, họ tìm kiếm các điểm tương đồng về nhu cầu của các nước và các khu vực. Từ đó để thích ứng chiến lược mang tính toàn cầu.
Sản phẩm quốc tế đáp ứng nhu cầu của thị trường.
So với thị trường nội địa, các hoạt động tiến hành trên nhiều thị trường mang đến nhiều nguồn khách hàng hơn. Nhu cầu thị trường trong Marketing quốc tế được mở rộng nhanh chóng. Từ nhu cầu thị trường của các nước phát triển đến thị trường các nước đang phát triển khác. Với tính chất của tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường. Các nước phát triển thường có giá trị tiền tệ cao. Trong khi sản phẩm quốc tế có thể giúp họ tìm được nguồn hàng chất lượng, giá rẻ so với các sản phẩm nội địa cùng công dụng.
Với các nước đang phát triển, việc xuất khẩu mang đến các ý nghĩa lớn cho GDP. Khi mà các sản phẩm có thể mang đến giá trị lớn hơn so với bán ở thị trường nội địa. Ngoài ra. việc tìm kiếm nguồn khách chất lượng sẽ phục vụ được các sản phẩm cao cấp. Các giá trị doanh nghiệp hay quốc gia đều được phản ánh hiệu quả.
2. Cấu thành sản phẩm:
– Sản phẩm cốt lõi (Core Product).
Có thể hiểu một sản phẩm được bán ra thị trường trước tiên phải phục vụ cho các nhu cầu cần thiết trong sử dụng của người tiêu dùng. Do đó, công dụng là yếu tố đầu tiên và cơ bản được xem xét. Toàn bộ phần sản phẩm cốt lõi là nền tảng quyết định công dụng của sản phẩm. Sản phẩm cốt lõi tạo nên các tiện ích khi sử dụng nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu mong muốn của con người. Phản ánh công dụng đối với sản phẩm. Và khách hàng xem xét với các nhu cầu của chính họ.
– Bao bì và thương hiệu sản phẩm (Product Packaging and Brands).
Với một sản phẩm được khách hàng lựa chọn, phụ thuộc rất lớn vào hai yếu tố này. Sự tin tưởng được tạo ra trước khi khách hàng có những trải nghiệm thực tế. Với các nhu cầu và tin tưởng của khách hàng. Làm nên sự yên tâm cũng như tính đảm bảo nhất định. Bao bì, thương hiệu là thành phần càng trở nên cấp thiết trong Marketing quốc tế. Bởi lẽ, phạm vi hoạt động của Marketing quốc tế được mở rộng về nhiều lĩnh vực. Như địa lí khí hậu, kinh tế, văn hoá, luật pháp…
Chính phạm vi mở rộng rất đa dạng đó đã tạo nên những nét khác biệt rất rõ rệt so với Marketing quốc gia. Khi nhìn vào một sản phẩm quốc tế, đôi khi người ta nhìn nhận đến các hiệu ứng của nó đối với thị trường. Thông qua các hoạt động truyền thông hay thương hiệu phản ánh. Bởi họ tin tưởng vào các trải nghiệm và chia sẻ của các khách hàng khác.
– Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm (Support Services).
Như phụ tùng thay thế và các dịch vụ khác sau bán hàng. Các dịch vụ đi kèm với sản phẩm có thể giúp khách hàng thực hiện các thao tác sử dụng và mang đến hiệu quả. Như hướng dẫn sử dụng đi kèm. Hay các chế độ bảo hành mang đến các đảm bảo cho chất lượng sản phẩm. Cũng như các nghĩa vụ sẽ được kéo dài cho đến hết thời hạn bảo hành. Cùng với các tính chất của sản phẩm với tính chất chuyên môn. Có thể hỗ trợ đối với các dịch vụ lắp đặt.
Tất cả các dịch vụ hỗ trợ này đều giúp mang đến sự hài lòng đối với khách hàng khi sử dụng. Cũng như các trải nghiêm xứng đáng có thể khiến khách hàng quay trở lại sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
3. Phân loại sản phẩm:
Nhìn tổng thể, sản phẩm quốc tế trước hết cũng bao gồm sản phẩm hữu hình (Tangible Products) và sản phẩm vô hình (Intangible Products). Hay còn gọi là hàng hoá (Goods) và dịch vụ (Services). Sản phẩm vô hình thường phản ánh các giá trị trải nghiệm của nó sau khi khách hàng đã sử dụng. Tất cả các sản phẩm đều được đảm bảo chất lượng hay giá thành phục vụ nhu cầu nhất định của khách hàng quốc tế.
Hàng hoá lại được chia ra hàng tiêu dùng (Consumer goods) và hàng tư liệu sản xuất hay hàng công nghiệp (Industrial goods)… Các hàng hóa phản ánh nhu cầu khác nhau lại được sản xuất với các đặc điểm, tính chất khác nhau. Các khách hàng có thể là các nhân, tổ chức hay chính phủ của quốc gia khác. Tính phong phú là kết quả từ cả hai phía: nhu cầu thị trường và khả năng sản xuất.
Tuy có tính phong phú, đa dạng trên. Nhưng về cơ bản, sản phẩm quốc tế vẫn bao gồm hàng hoá và dịch vụ. Nói cách khác là các sản phẩm hữu hình cung cấp các nhu cầu thiết yếu. Và các dịch vụ cung cấp trải nghiệm. Đáp ứng các nhu cầu cao hơn trong tận hưởng và nâng cao chất lượng phục vụ đời sống. Kể cả những tổ chức và cả những ý tưởng kinh doanh. Các phát triển và định hướng tiêu chuẩn hàng hóa đối với mỗi thị trường khác nhau. Do đó các hàng hóa và dịch vụ được thể hiện rất đa dạng.
Kết luận.
Như vậy, các sản phẩm quốc tế có thể được tiêu dùng bởi người dân hoặc chính phủ của một quốc gia. Với tính chất chung được thể hiện từ nhu cầu sử dụng được đáp ứng. Ngoài ra các sản phẩm này cũng phù hợp với khả năng tài chính và các giá trị thị trường của các sản phẩm tương tự. Sản phẩm quốc tế được sử dụng phổ biến khi chính phủ các quốc gia đưa ra chính sách mở cửa thị trường. Và giảm thiểu các nghĩa vụ thực hiện khi nhập khẩu.
Các sản phẩm quốc tế cũng phản ánh các tính chất trong phân loại và cấu thành giống các sản phẩm nội địa. Khi mà nhu cầu của người tiêu dùng được đáp ứng. Bên cạnh là các trải nghiệm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tính chất quốc tế cũng giúp nó được nhiều người khám phá khi mở cửa thị trường.