Hiện nay, trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp các khu công nghiệp, công xưởng, xí nghiệp đều hoạt động với một mục đích duy nhất đố chính là việc tạo ra sản phẩm trong quá trình hoạt động này. Vậy sản lượng tương đương là gì? Phương pháp tính và công thức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Sản lượng tương đương là gì?
Sản lượng tương đương được hiểu là sản lượng đáng lẽ được sản xuất ra trong kì nếu tất cả mọi kết quả đạt được của phân xưởng đều là sản phẩm hoàn thành của phân xưởng đó.
Ở các doanh nghiệp vận dụng hệ thống tính giá thành này, quá trình sản xuất diễn ra liên tục nên tại bất kỳ thời điểm nào trên dây chuyền sản xuất cũng tồn tại sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành khác nhau. Vấn đề này đặt ra yêu cầu làm sao xác định một cách hợp lý gía trị của những sản phẩm đang chế dở để có cơ sở tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Trên góc độ dịch chuyển chi phí: vật liệu, nhân công và chi phí sản xuất chung thường phát sinh với các tỷ lệ không như nhau tại một điểm nào đó trên dây chuyền sản xuất. Chẳng hạn, chi phí vật liệu trực tiếp thường đưa ngay từ đầu quá trình sản xuất hoặc đưa vào những điểm phù hợp với qui trình công nghê.
Trong khi đó, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung (gọi chung là chi phí chế biến) phát sinh liên tục trong cả quá trình sản xuất. Nếu một doanh nghiệp vào cuối kỳ có 100 sản phẩm đang chế dở 80% công việc, thì về mặt chi phí, vật liệu trực tiếp có thể đã phát sinh đầy đủ cho số sản phẩm này, nhưng các chi phí chế biến chỉ mới phát sinh 80% so với tổng số chi phí chế biến cho 100 sản phẩm hoàn thành. Ý tưởng này dẫn đến: nếu xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang thì có thể qui đổi cả về mặt vật chất và chi phí của số sản phẩm dở dang này thành một số lượng sản phẩm hoàn thành nào đó. Đó chính là sản lượng tương đương.
Sản lượng tương đương được hiểu là sản lượng đáng lẽ được sản xuất ra trong kỳ nếu tất cả mọi kết quả đạt được của phân xưởng đều là sản phẩm hoàn thành của phân xưởng đó.
Sản phẩm tương đương có nghĩa là bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào giống hoặc tương tự với bất kỳ loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà Công ty (hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào của Công ty) cung cấp, đã cung cấp hoặc có kế hoạch cung cấp trong quá trình Điều hành làm việc dưới đây; và Người điều hành sẽ được coi là đã trở nên “gắn liền với Hoạt động cạnh tranh” nếu Người điều hành tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp với tư cách là chủ sở hữu, chính, nhân viên, cán bộ, giám đốc, nhà thầu độc lập, đại diện, cổ đông, người hỗ trợ tài chính, đại lý, đối tác , thành viên, cố vấn, người cho vay, nhà tư vấn hoặc trong bất kỳ cá nhân hoặc năng lực đại diện nào khác với bất kỳ cá nhân, đối tác, công ty hoặc tổ chức nào khác tham gia vào Hoạt động cạnh tranh.
Hơn nữa, các doanh nghiệp thừa nhận rằng các hạn chế được đưa ra trong điều khoản này là hợp lý và không lớn hơn mức cần thiết để bảo vệ và duy trì các lợi ích kinh doanh hợp pháp và độc quyền khác của Công ty, đồng thời việc thực thi các hạn chế này sẽ không ngăn cản việc các doanh nghiệp kiếm sống. Bất chấp những điều đã nói ở trên, Người điều hành có thể thực hiện và giữ lại các khoản đầu tư trong. Điều hành viên thừa nhận rằng các giao ước của Điều hành viên theo quy định của pháp luạt hiện hành này là động cơ quan trọng để Công ty tham gia Thỏa thuận này.
2. Phương pháp tính sản lượng tương đương:
Xác định sản lượng tương đương còn quan tâm đến vấn đề: dòng chi phí có gắn liền với dòng vật chất của quá trình sản xuất hay không. Có hai phương pháp tính sản lượng tương đương xét theo khía cạnh này: phương pháp bình quân gia quyền và phương pháp nhập trước – xuất trước.
– Theo phương pháp bình quân gia quyền,sản lượng tương đương của một phân xưởng chi xét đến số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ khi qui đổi. Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ coi như đã hoàn thành trong kỳ sản xuất theo dòng vật chất của quá trình sản xuất. Như vậy, sản lượng tương đương theo phương pháp bình quân gia quyền:
Sản lượng tương đương trong kỳ = Sản lượng hoàn thành trong kỳ + sản lượng tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ
Cách tính này đơn giản, dễ làm vì chỉ quan tâm đến sản lượng hoàn thành và dở dang cuối kỳ, nhưng sẽ dẫn đến tính không hợp lý trên phương diện sản lượng sản xuất và giá thành đơn vị sản phẩm. Vì mỗi loại sản phẩm dở dang đầu kỳ có mức độ hoàn thành khác nhau nên nếu quan tâm đến khái niệm sản lượng tương đương, doanh nghiệp sẽ phải tiêu dùng các nguồn lực để tiếp tục hoàn thành phần còn lại của sản phẩm. Vấn đề này chưa được xem xét đến theo phương pháp bình quân. Kết quả là giá thành đơn vị sản phẩm sẽ bị san bằng nếu hao phí giữa các kỳ có sự khác biệt thực sự.. Số lượng sản phẩm dở dang đầu kì coinhư đã hoàn thành trong kì sản xuất theo dòng vật chất của quá trình sản xuất.
– Để giải quyết những hạn chế trên có thể áp dụng phương pháp khác: phương pháp nhập trước – xuất trước. Thực chất của phương pháp này là sản phẩm dở dang đầu kỳ sẽ tiếp tục chế biến và sẽ hoàn thành trước nếu không có những sai hỏng về mặt kỹ thuật; những sản phẩm mới bắt đầu sản xuất trong kỳ sẽ hoàn thành sau và có thể là những sản phẩm dở dang còn lại cuối kỳ. Việc tính sản lượng tương đương theo phương pháp này thật sự tuân thủ theo dòng vật chất của qúa trình sản xuất, và do vậy các báo cáo về sản lượng và giá thành sẽ hợp lý hơn. Đế tính sản lượng tương đương cần phân tích các loại sản lượng theo phương trình cân đối sau:
Sản lượng dở dang đầu kỳ + Số lượng sản phẩm bắt đầu SX trong kỳ = Sản luợng hoàn thành + Sản lượng dở dang cuối kỳ Sản
Qua phương trình trên, sản lượng tương đương trong kỳ:
– Sản phẩm dở dang đầu kỳ được tiếp tục chế biến và hoàn thành
– Sản phẩm mới bắt đầu sản xuất trong kỳ và đã hoàn thành Sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Hay sản lượng tương đương trong kỳ là:
Sản lượng tương đương trong kỳ = Sản lượng dở dang đầu kỳ phải sản xuất + sản lượng bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ + sản lương tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
3. Công thức tính sản lượng tương đương:
Công thức chung để xác định sản lượng tương đương cho sản phẩm đang chế dở như sau:
Sản lượng tương đương = Sản lượng sản xuất (x) % hoàn thành công việc
Ví dụ: Trong ví dụ trên, nếu doanh nghiệp đang có 1000 sản phẩm dở dang vào cuối kỳ với mức độ hoàn thành là 80% công việc thì số sản lượng tương đương đã hoàn thành là 800 sản phẩm. Vì mỗi loại chi phí đã tiêu hao cho sản phẩm dở dang với mức độ không như nhau nên khi tính sản lượng tương đương, người ta cần tính đối với từng khoản mục phí cụ thể, đặc biệt là quan tâm đến chi phí vật liệu trực tiếp đưa ngay từ đầu quá trình sản xuất, đưa liên tục hay có những điểm phát sinh nhất định trong qui trình công nghệ.
Trong ví dụ trên, nếu vật liệu đưa ngay từ đầu quá trình sản xuất thì sản lượng tương đương cho từng khoản mục phí như sau:
– Sản lượng tương đương đối với chi phí vật liệu: 1000 sản phẩm x100% = 1000 sản phẩm
– Sản lượng tương đương đối với chi phí nhân công: 1000 sản phẩm x80% = 800 sản phẩm
– Sản lượng tương đương đối với chi phí sản xuất chung: 1000 sản phẩm x80% = 800 sản phẩm
Tuy nhiên, nếu vật liệu đưa liên tục vào quá trình sản xuất như đối với chi phí chế biến thì sản lượng tương đương đối với cả ba loại phí đều là 800 sản phẩm.
Tuy nhiên, nếu vật liệu đưa liên tục vào quá trình sản xuất như đối với chi phí chế biến thì sản lượng tương đương đối với cả ba loại phí đều là 800 sản phẩm. Xác định sản lượng tương đương còn quan tâm đến vấn đề: dòng chi phí có gắn liền với dòng vật chất của quá trình sản xuất hay không.