Trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày, dù chúng ta cũng đã tìm mọi biện pháp để nhằm mục đích có thể từ đó ngăn ngừa và phòng tránh rủi ro nhưng chúng ta vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro không thể ngờ tới. Rủi ro tổng hợp là một trong số những loại rủi ro cơ bản. Vậy rủi ro tổng hợp là gì? Đặc điểm, nội dung và ví dụ?
Mục lục bài viết
1. Rủi ro tổng hợp là gì?
Ta hiểu về rủi ro trong đầu tư như sau:
Rủi ro có những ảnh hưởng đến đa số đối với mọi người là rủi ro thị trường. Rủi ro được hiểu chính là khả năng không lấy lại số tiền đầu tư ban đầu bởi vì giá trị cổ phiếu và trái phiếu đi xuống. Theo một cách nói khác, các chủ thể sẽ có thể mất tiền.
Khi tham gia đầu tư các chủ thể hãy lưu ý, trong phạm vi đầu tư khi chúng ta nói về rủi ro, chúng ta không nói về sự sợ hãi. Sợ hãi thực chất chính là do sự lo lắng về một sự kiện nguy hiểm thực sự hoặc sự nguy hiểm trong tiềm thức. Trong trường hợp đầu tư, sự kiện nguy hiểm là khi số tiền các chủ thể đã đầu tư sẽ giảm giá trị, thậm chí chỉ trong tạm thời.
Mặt khác, rủi ro liên quan đến biến động của các loại đầu tư khác nhau theo từng thời điểm. Các chủ thể sẽ chỉ có thể bắt đầu quản lý rủi ro bằng cách học về rủi ro.
Một chủ thể là chuyên viên tài chính có thể giúp các chủ thể có thể từ đó quản lý rủi ro. Hiểu rõ mức chấp nhận rủi ro là một phần quan trọng khi lập một kế hoạch tài chính lành mạnh.
Khái niệm rủi ro tổng hợp:
Rủi ro tổng hợp trong tiếng Anh là Aggregate risk.
Rủi ro tổng hợp được hiểu cơ bản chính là số tiền của một tổ chức hoặc chủ thể là nhà đầu tư dễ bị tổn thất bởi rủi ro đối tác ngoại hối từ một khách hàng. Các hợp đồng ngoại hối, cả hợp đồng giao ngay hay hợp đồng có kì hạn, đều có một đối tác chịu trách nhiệm nằm giữ đầu bên kia của thỏa thuận.
2. Các loại tài sản và rủi ro:
– Các loại tài sản cụ thể đó chính là các loại sau đây:
Có 3 loại tài sản cơ bản: cổ phiếu, tài sản thu nhập cố định (trái phiếu), và tiền mặt hoặc tương đương tiền. Mỗi loại tài sản thực chất sẽ có độ rủi ro khác nhau. Theo nguyên tắc chung, đầu tư với lợi nhuận tiềm năng cao nhất cũng sẽ có độ rủi ro lớn nhất.
Cổ phiếu và các quỹ đầu tư cổ phiếu thường có rủi ro lớn nhất. Trái phiếu và các quỹ trái phiếu có rủi ro vừa phải, và tiền mặt và tương đương tiền ít rủi ro nhất. Nhưng các chủ thể hãy cẩn thận với những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ cụ thể như đối với quỹ cổ phiếu có danh mục đa dạng theo nhiều ngành và quy mô công ty có thể ít rủi ro hơn là quỹ trái phiếu với lợi suất cao.
– Các loại rủi ro cụ thể đó chính là các loại sau đây:
Thị trường đầu tư có hai loại rủi ro chính cụ thể đó chính là: rủi ro hệ thống và rủi ro cụ thể.
+ Rủi ro hệ thống còn được gọi là rủi ro thị trường. Rủi ro hệ thống có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế hay đến phân khúc thị trường chứng khoán. Rủi ro này ảnh hưởng đến tất cả các công ty bất kể tình trạng tài chính hoặc quản lý của công ty. Tùy thuộc vào phạm vi đầu tư, nó có thể liên quan đến yếu tố quốc tế cũng như là các yếu tố nội địa. Ví dụ cụ thể như rủi ro hệ thống bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tiền tệ và rủi ro chính trị xã hội.
Rủi ro hệ thống có thể được giảm nhẹ bằng chiến lược gọi là phân bổ tài sản. Điều này trên thực tiễn cũng có liên quan đến việc tạo ra một danh mục đầu tư gồm những tài sản không tương quan. Trong một danh mục đầu tư gồm những tài sản có sự tương quan, khi có sự kiện hệ thống xảy ra, tất cả chứng khoán sẽ cùng lúc tăng hoặc giảm giá. Khi một danh mục đầu tư được phân bổ trên những tài sản không tương quan, một sự kiện hệ thống có thể làm một số tài sản mất giá, trong khi những tài sản khác có thể không bị ảnh hưởng, hoặc thậm chí còn tăng giá. Phân bổ tài sản thực chất cũng giúp các chủ thể có thể giảm rủi ro và dàn trải trên toàn danh mục của các chủ thể.
+ Rủi ro cụ thể hay chúng ta cũng được gọi là rủi ro phi hệ thống, rủi ro cụ thể xuất hiện và loại rủi ro này thực chất đã làm ảnh hưởng đến ít số lượng công ty hoặc đầu tư hơn. Nhìn chung, rủi ro cụ thể liên quan đến khoản đầu tư vào một sản phẩm, công ty hay ngành công nghiệp đặc thù. Ví dụ rủi ro cụ thể bao gồm rủi ro quản lý, rủi ro pháp lý, rủi ro của bên thứ ba và rủi ro tín dụng.
+ Rủi ro đầu tư khác: Rủi ro đầu tư của các chủ thể cũng có thể tăng lên nếu bạn không theo dõi hiệu năng và không thay đổi kịp thời danh mục đầu tư của bạn. Các chủ thể đó sẽ cần liên hệ với chủ thể là chuyên viên Tư vấn Tài chính của các chủ thể đó một cách thường xuyên để nhằm mục đích để xem xét lại hiệu suất, mục tiêu và thời gian đầu tư có thể giúp các chủ thể đó có thể giảm rủi ro này.
Việc sử dụng các chiến lược quản lý rủi ro không đảm bảo lợi nhuận hoặc bảo vệ các chủ thể đó khỏi thiệt hại.
3. Tìm hiểu về rủi ro tổng hợp:
Rủi ro được hiểu cơ bản chính là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi. Chúng ta cũng có thể hiểu, rủi ro là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng,thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó.
Các rủi ro xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân đến từ chủ quan và khách quan.
– Nguyên nhân khách quan: Rủi ro do thiên nhiên như dịch bệnh, hạn hán, bão lũ…; Rủi ro do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo cho cuộc sống con người phát triển thuận lợi nhưng mặt khác nó luôn tồn tại mặt trái của nó, đó là làm tăng nguy cơ thất nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn giao thông… bất ngờ xảy ra; Rủi ro do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội gây nên như: Ô nhiễm môi trường, chiến tranh, khủng bố…
– Nguyên nhân chủ quan: Do lỗi bất cẩn của con người hay do lỗi của người thứ ba
Thực chất, rủi ro do nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì khi xảy ra thông thường đem lại cho con người những tổn thất về thu nhập, tính mạng, sức khỏe con người, tài sản…
Ảnh hưởng của rủi ro tổng hợp:
Nếu một tổ chức đầu tư hết số tiền vào một nơi và có nhiều hợp đồng với chỉ một khách hàng, tổ chức đầu tư có thể gặp phải những vấn đề nghiêm trọng nếu chủ thể là khách hàng đó là mặc định và không có khả năng chi trả cho tất cả các hợp đồng.
Rủi ro tổng hợp cũng khá nghiêm trọng vì việc kí quá nhiều hợp đồng với một đối tác sẽ rất khó tránh được các vấn đề. Vì thế, một tổ chức cần đa dạng hóa nguồn rủi ro đối tác của mình bằng việc thực hiện các hợp đồng với phạm vi khách hàng rộng hơn.
Rủi ro tổng hợp trong ngoại hối cũng có thể được hiểu là tổng rủi ro của một thực thể đối với những thay đổi hoặc biến động của tỉ giá tiền tệ.
Các ngân hàng và các tổ chức tài chính giám sát chặt chẽ rủi ro tổng hợp nhằm hạn chế tổn thất với các diễn biến tài chính bất lợi, ví dụ cụ thể như khủng hoảng tín dụng hoặc thậm chí là phá sản, phát sinh do một đối tác hoặc một khách hàng.
Điều này xảy đến cúng sẽ đạt được thông qua các giới hạn vị thế quy định số tiền tối đa của các giao dịch mở có thể được kí kết cho các hợp đồng tiền tệ giao ngay và có kì hạn tại bất kì thời điểm nào.
Giới hạn rủi ro tổng hợp thông thường sẽ lớn hơn đối với các chủ thể là những đối tác và khách hàng lâu năm có xếp hạng tín dụng cao và sẽ thấp hơn đối với các khách hàng mới hoặc có xếp hạng tín dụng thấp hơn.
Ví dụ về rủi ro tổng hợp:
Tập đoàn X có một số hợp đồng ngoại hối nổi bật với Công ty A. Công ty A đã đạt đến giới hạn vị thế và không còn có thể kí kết hợp đồng bổ sung với tập đoàn X cho đến khi công ty này đóng một số vị thế hiện tại.
Những giới hạn này được áp dụng để bảo vệ tập đoàn X không phải chịu quá nhiều rủi ro đối tác, hoặc rủi ro tổng hợp, với công ty A. Nếu trong trường hợp khi Công ty A không thể thanh toán cho các bên trong hợp đồng, tập đoàn X sẽ hạn chế tổn thất với khoản lỗ đó.