Như đã biết thì đối với mỗi dự án được đề ra trong kinh doanh thì hoàn toàn có thể xảy ra rủi ro. Chúng ta nên hiểu nguyên nhân để có thể phòng tránh hoặc khắc phục nếu xảy ra. Vậy nên bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp các thông tin về nội dung rủi ro tiêu cực của dự án là gì? Các giải pháp ứng phó rủi ro.
Mục lục bài viết
1. Rủi ro tiêu cực của dự án là gì?
“Rủi ro tiêu cực là các mối đe dọa ảnh hưởng tiêu cực đến một hoặc nhiều mục tiêu của dự án như chi phí, chất lượng, thời gian,… Phòng tránh rủi ro tiêu cực là một chiến lược ứng phó quan trọng, trong đó nhóm dự án cố gắng loại bỏ mối đe dọa hoặc bảo vệ dự án khỏi ảnh hưởng của chúng”. (Theo Project Manager)
Theo đó chúng tôi cho rằng bạn nên xác định những gì có thể gây rủi ro cho dự án của bạn và loại rủi ro nào được tạo ra bởi ứng dụng. Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng các ứng dụng của bạn có khả năng tạo ra rủi ro nếu chúng quan trọng, có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh, sử dụng hoặc tạo ra dữ liệu nhạy cảm.
2. Một số ví dụ về rủi ro tiêu cức của dự án:
Dưới đây là một số ví dụ về rủi ro mà bạn có thể cần xem xét:
+ Rủi ro tài nguyên: Bao gồm các rủi ro như thiếu người làm việc trên ứng dụng, thiếu kinh phí để tạo ra các ứng dụng, v.v.
+ Rủi ro kinh doanh: Trong trường hợp doanh nghiệp thường xuyên thay đổi, điều quan trọng cần lưu ý là những thay đổi trong doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến cách tạo ứng dụng.
+ Rủi ro bên ngoài: có thể hiểu các rủi ro này là những rủi ro phụ thuộc vào các yếu tố và yếu tố này nằm ngoài sự kiểm soát của nhóm dự án. Ví dụ: nếu ứng dụng cần tích hợp với các hệ thống bên ngoài khác, có nguy cơ khiến hệ thống bên ngoài có thể thay đổi cách thức hoạt động.
+ Rủi ro bảo mật sự rủi ro này là một yếu tố rất quan trọng chúng ta nên lưu ý vì loại rủi ro này có thể liên quan trực tiếp đến cách bạn tạo giải pháp của mình với Power Apps.
Sau khi bạn đã xác định được rủi ro, hãy xem xét những gì bạn sẽ làm để giải quyết chúng. Bạn cũng có thể cần phải đánh giá mức độ rủi ro của chúng để hiểu tác động tiềm ẩn.
+ Nguy cơ nghiêm trọng đây là rủi ro có thể ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ công ty
+ Rủi ro đáng kể ta hiểu đây là loại rủi ro có thể ảnh hưởng tiêu cực đến dự án này hoặc một bộ phận và cần được giải quyết trước khi tiếp tục
+ Rủi ro nhỏ loại rủi ro này có thể ảnh hưởng đến dự án nhưng sẽ không ngăn dự án tiếp tục hoặc rủi ro chỉ có tác động tiêu cực ở cấp độ cá nhân
Ví dụ: Rủi ro dự án báo cáo chi phí
Chúng tôi đã tạo một bảng như thế này cho dự án báo cáo chi phí của mình:
Rủi ro | Mức độ rủi ro | Kế hoạch giảm thiểu rủi ro |
---|---|---|
Chúng tôi không thể tự tin di chuyển dữ liệu vào hệ thống tài chính không có chuyên gia trong hệ thống trong nhóm | Đáng kể | Chuyển tích hợp ERP sang giai đoạn 2, khi có chuyên gia về CNTT. |
Để loại bỏ hệ thống giấy tờ, chúng tôi cần hướng dẫn hàng trăm nhân viên về hệ thống mới để nộp báo cáo chi phí. | Đáng kể | Tham gia nhóm truyền thông nhân sự cho các buổi giáo dục. Tạo một sàn mà các nhà quản lý có thể sử dụng tại những cuộc họp nhóm của |
Rủi ro tiêu cực – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Negative Risk.
3. Các giải pháp ứng phó rủi ro:
Nhóm giải pháp né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro có nghĩa là nhóm dự án sẽ phải đối phó bằng cách loại bỏ hoàn toàn các tác động có thể xảy ra khi rủi ro thực sự diễn ra.Khi đó các kế hoạch về chi phí, tiến độ và phạm vi dự án đã được lập từ trước có thể được điều chỉnh.
Nhóm giải pháp chuyển giao rủi ro
Nhóm này có nghĩa các tác động của rủi ro được chuyển đến một bên thứ ba. Trách nhiệm đối phó với rủi ro cũng được chuyển cho bên thứ ba, thay vì bị loại bỏ hoàn toàn.
Việc chuyển giao này không có nghĩa là rời bỏ trách nhiệm với sự cố liên quan rủi ro gói công việc dự án cho người khác khi dự án đang dở dang, mà họ không đồng ý hoặc không biết. Chuyển giao rủi ro bắt buộc phải gắn liền với việc trả một khoản phí cho bên thứ ba chấp nhân đối phó rủi ro thay cho nhóm dự án.
Nhóm giải pháp khắc phục rủi ro
Nhóm dự án có thể khắc phục rủi ro bằng cách giảm sác xuất xảy ra của rủi ro đã thực sự xảy ra của rủi ro hoặc tác động của nó tới mức tối thiểu. Nhóm dự án có thể thực hiện các phương án phòng ngừa từ trước như giảm tính phức tạp của các qui trình thực hiện, kiểm tra thường xuyên hơn, hoặc lựa chọn 2-3 nhà cung cấp cho một gói công việc dự án.
Các hành động này luôn tốn ít chi phí hơn là các hành động sửa lỗi khi rủi ro gây ra sai sót trong dự án. Giải pháp này thường được dự tính từ trong bản kế hoạch phòng ngừa rủi ro.
Nhóm giải pháp chấp nhận rủi ro
Nhóm dự án chấp nhận rằng rủi ro đã thực sự xảy ra, đã tác động tới dự án và không đưa ra hành động đối phó nào. Điều này đồng nghĩa với việc nhóm dự án không (hoặc không thể) thay đổi các kế hoạch về phạm vi, chi phí, chất lượng, và tiến độ để đối phó rủi ro.
Chẳng hạn, khi chủ đầu tư xem xét bản thiết kế của dự án, nhóm dự án sẽ phải đối mặt với rủi ro rằng bản thiết kế sẽ không được phê duyệt. Hậu quả là nhóm dự án phải làm lại hoặc mất khoản chi phí đã bỏ ra để thiết kế. Rủi ro này có tác động nhỏ nên nhóm dự án có thể sử dụng giải pháp chấp nhận rủi ro.