Sức mua trong giao dịch chứng khoán được biết đến đó là số tiền để các nhà đầu tư mua chứng khoán hay sức mua còn được biết đến với tên gọi đó là vốn chủ sở hữu dư thừa. trong sức mua này thường sẽ có các rủi ro tiềm ẩn. Vậy rủi ro sức mua là gì? Tác động và ví dụ thực tiễn về rủi ro sức mua?
Mục lục bài viết
1. Rủi ro sức mua là gì?
Rủi ro sức mua trong tiếng Anh là Purchasing power risk hay Inflation risk.
Rủi ro sức mua hay còn gọi là rủi ro lạm phát là khả năng mà dòng tiền từ một khoản đầu tư sẽ không còn giá trị trong tương lai vì những thay đổi trong sức mua do lạm phát.
Hoặc cũng có thể hiểu, rủi ro sức mua là sự thay đổi giá trị thực của chứng khoán do sự thay đổi sức mua của đồng tiền.
Nếu làm phát vượt quá tỉ lệ lạm phát dự tính, giá trị thực của đồng tiền sẽ bị giảm và làm cho giá trị thực của khoản đầu tư sẽ bị giảm.
Như ta thấy trên thị trường thì sự rủi ro sức mua là một trong những loại rủi ro hệ thống khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, là biến cố của sức mua của đồng tiền thu được. Còn với rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Ví dụ như chúng ta coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, ta có thể thấy rằng khi một người mua cổ phiếu, anh ta đã bỏ mất cơ hội mua hàng hoá hay dịch vụ trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó. Như vậy nên trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu đó, giá cả hàng hoá dịch vụ tăng, các nhà đầu tư đã bị mất một phần sức mua và với giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng gọi là lạm phát, giá cả hàng hoá giảm gọi là giảm phát, cả đều liên quan đến khái niệm rủi ro sức mua. Nguyên nhân chính của lạm phát là do giá thành sản phẩm và nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ tăng so với mức cung.
Đầu tiên ta có thể thấy vấn đề lạm phát tăng là do nhu cầu tăng lên khi nền kinh tế có nhiều công ăn việc làm hơn và cũng theo đó mà với mức cung không tăng kịp so với nhu cầu nhiều lên, các loại hàng hoá và dịch vụ sẽ phải được phân bổ theo một mức giá nào đó tăng lên mà làm cho cung cầu cân bằng tại đó.
Bên cạnh đó việc lạm phát do tăng giá thành phẩm cụ thể ới giá nguyên vật liệu và tiền công tăng lên, các nhà sản xuất cố gắng bù đắp lại bằng cách tăng giá cả hàng hoá. Tất nhiên nếu nó tồn tại ở một môi trường kinh tế có nhiều công ăn việc làm, tiền công được trả cao thì giá cả hàng hoá sẽ tăng, ngược lại giá cả hàng hoá tăng cũng đòi hỏi tiền công tăng lên, chu trình này cứ lặp đi lặp lại.
Như chúng tôi đã đưa ra các thông tin như trên ta thấy với rủi ro sức mua thường đi kèm với sự thay đổi giá hàng hoá, dịch vụ thì câu hỏi đặt ra là sự thay đổi giá những hàng hoá cụ thể nào sẽ được coi là thước đo tính lạm phát. Theo đó nên thước đo thông dụng nhất sử dụng để xác định mức thay đổi giá cả hàng hoá, dịch vụ làchỉ số giá hàng tiêu dùng và với các chỉ số được sử dụng một số loại hàng hoá và dịch vụ đại biểu để tính toán, gồm thức ăn, đồ dùng và rất nhiều các loại dịch vụ, từ y tế đến tiền học để tính toán.
Không những vậy có thể từ các loại rủi ro sức mua, khi mua chứng khoán nhà đầu tư cần phải tính kèm cả lạm phát vào thu nhập kỳ vòng để bù đắp rủi ro sức mua, mức này được đo bằng % biến động giá. Như vậy nên ta thấy với sự cần thiết phải điều chỉnh thu nhập kỳ vọng theo những biến động giá cả có thể chứng minh bằng ví dụ đơn giản sau cụ thể chúng ta hãy giả sử khi chúng ta cho ai đó vay 100 đồng ngày hôm nay và được hứa trả 105 đồng vào cuối năm, lãi suất là 5%. bên cạnh đó trong trường hợp nếu giá cả trong năm tăng lên tới 6%, khi đó 105 đồng nhận được vào cuối năm sẽ chỉ có sức mua bằng khoảng 98 đồng so với đầu năm. Trong trường hợp này thì chúng ta chắc chắn phải cộng thêm tỷ lệ lạm phát vào lãi suất, tức là thành 11% để cuối năm chúng ta có thể nhận được lãi suất thực là 5% và để bảo vệ quyền lợi cho chúng ta về lãi suất tốt nhất có thể.
2. Tác động và ví dụ thực tiễn về rủi ro sức mua:
– Nếu coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, một người mua cổ phiếu đã bỏ lỡ cơ hội mua hàng hóa hay dịch vụ trong suốt thời gian đầu tư.
– Trong khoảng thời gian đó, nếu giá cả dịch vụ tăng, nhà đầu tư sẽ mất đi một phần sức mua. Thông thường, các nhà đầu tư dự kiến trước mức độ mất giá của đồng tiền qua tỉ lệ lạm phát dự kiến và họ sẽ chỉ chấp nhận đầu tư khi phần lợi tức thu hồi bù đắp được cho họ phần tổn thất này.
– Khi lạm phát thực tế khác với tỉ lệ lạm phát dự kiến, rủi ro sức mua sẽ phát sinh. Nói cách khác, cả giảm pháp và lạm phát đều tác động tới giá chứng khoán do nhà đầu tư sẽ yêu cầu tỉ lệ lợi tức khác đi.
Ví dụ:
Ông Khâm đã sử dụng khoản tiền 300 triệu định mua ô tô của mình để đầu tư chứng khoán với hi vọng kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai.
Ông dự tính tỉ lệ lạm phát bình quân trong 10 năm tới là 6%/năm và quyết định đầu tư chứng khoán với tỉ lệ lợi tức dự tính 20%/năm.
Nếu mọi việc suôn sẻ, sau 10 năm, số tiền kiếm được từ hoạt động đầu tư của ông sẽ là:
300 x (1+ 0,2)10 = 1.857,521 triệu đồng = 1.857 tỉ đồng
Tuy nhiên không may cho ông, tỉ lệ lạm phát trong 10 năm tới không phải là 6% như đã dự tính mà là 30%.
Do lạm phát phi mã, giá ô tô tăng và để có được một chiếc ô tô như cũ, ông Khâm phải bỏ ra:
300 x (1 + 0,3)10 = 4.135.755 triệu đồng
Như vậy, ông Khâm phải bỏ ra hơn 4 tỉ đồng để có được chiếc ô tô như mong muốn trước kia. Ông Khâm không thể mua được ô tô trong trường hợp này do sức mua của đồng tiền giảm sút.
3. Tham khảo sức mua trong giao dịch chứng khoán là gì?
Sức mua là số tiền mà nhà đầu tư có sẵn để mua chứng khoán. Sức mua bằng tổng số tiền mặt được giữ trong tài khoản chứng khoán cộng với mức vay ký quỹ tối đa cấp cho nhà đầu tư đó. Theo đó tại các công ty chứng khoán, như vậy nên ta thấy với sức mua của nhà đầu tư thường gấp đôi vốn chủ của họ.
Hiểu về sức mua trong giao dịch
+ Mặc dù sức mua có thể mang một ý nghĩa khác tùy thuộc vào bối cảnh hoặc ngành, trong tài chính, sức mua liên quan đến số tiền có sẵn cho các nhà đầu tư mua chứng khoán trong tài khoản có sử dụng đòn bẩy.
+ Tài khoản này còn được gọi là tài khoản kí quĩ, vì các nhà giao dịch thực hiện một khoản vay dựa trên số tiền mặt hiện có trong tài khoản môi giới của họ.
+ Ủy ban chứng khoán Nhà nước có thể đưa ra yêu cầu mức kí quĩ ban đầu của nhà đầu tư trong tài khoản kí quĩ ít là nhất 50%, nghĩa là nhà đầu tư có sức mua gấp đôi số tiền hiện có.
Sức mua của tài khoản kí quĩ
+ Số tiền kí quĩ mà một công ty chứng khoán có thể cung cấp cho một khách hàng cụ thể phụ thuộc vào các thông số rủi ro của công ty và khách hàng. Thông thường, tài khoản kí quĩ cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều gấp đôi số tiền mặt được giữ trong tài khoản, mặc dù một số tài khoản kí quĩ môi giới ngoại hối cung cấp sức mua lên tới 50:1.
+ Công ty môi giới càng cung cấp càng nhiều đòn bẩy cho nhà đầu tư, thì nhà đầu tư càng khó khôi phục lại tài khoản khi có yêu cầu kí quĩ bổ sung. Nói cách khác, đòn bẩy mang lại cho nhà đầu tư một cơ hội để tăng lợi nhuận với việc sử dụng nhiều sức mua hơn, nhưng nó cũng làm tăng rủi ro khi phải trang trải khoản vay.
Ví dụ:
Nhà đầu tư có 10.000.000 tiền mặt trong tài khoản và muốn mua cổ phiếu ACB sử dụng ký quỹ. Tỷ lệ ký quỹ ban đầu quy định cho mã ACB là 50%, bởi thế sức mua được tính như sau: 10.000.000đ/ 50% = 20.000.000đ
Nhà đầu tư có 10.000.000đ chứng khoán ACB sử dụng 7.000.000 tiền mặt và vay ký quỹ 3.000.000đ. Bây giờ nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu STB ta thường hỏi là sức mua là bao nhiêu.
Như vậy ta thấy hiện giờ nhà đầu tư đã sử dụng 3.000.000đ từ khoản vay ký quỹ, mức vay còn lại 4.000.000đ chính là sức mua bằng tiền đối với nhà đầu tư.
4.000.000đ / 50% = 8.000.000đ → sức mua để mua chứng khoán STB.