Trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày, dù đã tìm mọi biện pháp để nhằm mục đích có thể ngăn ngừa và phòng tránh rủi ro nhưng chúng ta vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro không thể ngờ tới. Vậy rủi ro cơ bản là gì? Đặc điểm và những nội dung về rủi ro cơ bản.
Mục lục bài viết
1. Rủi ro cơ bản là gì?
Ta hiểu về rủi ro cơ bản cụ thể như sau:
Từ những phân tích cụ thể được nêu bên trên, ta hiểu rủi ro chính là những bất trắc xảy ra ngoài ý muốn mà chúng ta không thể lường trước được. Tuy nhiên, rủi ro hiện nay lại vừa mang nghĩa tiêu cực vừa mang nghĩa tích cực. Trên thực tế, tuy rủi ro gây ra nhiều tổn thất cho con người nhưng cũng chính từ những rủi ro đã gặp phải mà con người cũng sẽ có thể có cơ hội để từ đó tìm ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Như vậy, ta hiểu rủi ro chính là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi. Có thể hiểu đơn giản, theo quan điểm của nhiều người thì ta hiểu rủi ro là một điều không may mắn, mà chúng ta sẽ không lường trước được về khả năng, thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó.
Các rủi ro xảy ra có thể xảy ra bởi vì nhiều nguyên nhân đến từ các nguyên nhân chủ quan và các nguyên nhân khách quan.
Rủi ro cơ bản trên thực tế sẽ tồn tại do khả năng đánh giá lại hợp lí khi thông tin mới xuất hiện.
Rủi ro cơ bản trong tiếng Anh là gì?
Rủi ro cơ bản trong tiếng Anh là Fundamental risk.
2. Tìm hiểu về rủi ro:
Định nghĩa rủi ro như sau:
– Trước đây, khái niệm rủi ro được hiểu như sau:
Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Rủi ro được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu cơ bản chính là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nói chung lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người.
– Hiện nay, rủi ro được hiểu như sau:
Rủi ro thực chất chính là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro xảy đến có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu các chủ thể tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.
Rủi ro bao gồm ba yếu tố cơ bản sau đây:
– Thứ nhất: xác suất xảy ra (Probability).
– Thứ hai: khả năng ảnh hưởng đến đối tượng (Impacts on objectives).
– Thứ ba: thời lượng ảnh hưởng (Duration).
Bản chất rủi ro là sự không chắc chắn (uncertainty), chính vì nguyên nhân đó, nếu chắc chắn (xác suất bằng 0% hoặc 100%) thì không gọi là rủi ro.
Từ những điều cụ thể được nêu trên, chúng ta có thể hiểu cơ bản rằng, rủi ro là những bất trắc xảy ra ngoài ý muốn, không thể lường trước được. Tuy nhiên, rủi ro vừa mang nghĩa tiêu cực vừa mang nghĩa tích cực. Cụ thể, rủi ro gây ra nhiều tổn thất cho con người nhưng cũng chính từ những rủi ro đã gặp phải mà con người cũng sẽ có thể có cơ hội để tìm ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Tuy nhiên, hiện nay, hiểu theo cách chung nhất, rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi.
Rủi ro trong tiếng Anh gọi là gì?
Rủi ro trong tiếng Anh gọi là Risk.
3. Phân loại rủi ro:
Tùy theo mục đích của việc đánh giá và quản lí, các rủi ro có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức cụ thể khác nhau.
– Theo khả năng xảy ra hậu quả, rủi ro sẽ được chia thành rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần túy.
– Theo tác động và ảnh hưởng, rủi ro có hai loại là rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt.
– Theo tính chất hậu quả, rủi ro bao gồm rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính.
– Về phương diện kĩ thuật nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro được chia thành rủi ro có thể bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm.
– Trong phạm vi một hợp đồng bảo hiểm, rủi ro thường được chia thành: rủi ro được bảo hiểm, rủi ro không được bảo hiểm và rủi ro loại trừ.
Như vậy, ta nhận thấy, tùy theo mục đích của việc đánh giá và quản lí, hiện nay cũng có rất nhiều loại rủi ro khác nhau trên thực tế. Mỗi loại rủi ro sẽ có những ý nghĩa và tác động khác nhau đến đời sống xã hội.
4. Những nội dung về rủi ro cơ bản:
Ví dụ cụ thể như là một người kinh doanh chênh lệch giá tin rằng một cổ phiếu nào đó được định giá quá cao trên thị trường so với dòng cổ tức kì vọng của cổ phiếu đó trong tương lai. Chủ thể này tất nhiên sẽ bán khống cổ phiếu và cũng sẽ kì vọng rằng giá sẽ thấp hơn vào lúc chủ thể đó mua lại cổ phiếu để nhằm mục đích có thể kết thúc vị thế. Ngay cả khi niềm tin của chủ thể đó là chính xác dựa trên những thông tin sẵn có thì thực chất chủ thể đó vẫn có thể dự đoán được những bất ngờ có thể xảy đến.
Nếu đây là thông tin tích cực, giá sẽ tăng và thua lỗ sẽ xảy ra. Thua lỗ này sẽ đòi hỏi phải tăng mức kí quỹ. Bên cạnh đó, nếu cổ tức thực hiện của chứng khoán cao hơn mức kì vọng, chủ thể là nhà kinh doanh chênh lệch giá có thể đối mặt với việc cạn kiệt tiền mặt. Cũng cần phải lưu ý rằng khi thực hiện việc bán khống một cổ phần thì chủ thể là nhà kinh doanh chênh lệch giá phải chi trả cổ tức trên cổ phiếu bởi vì ông ta đã mượn cổ phiếu từ một nhà đầu tư khác.
Một nhà kinh doanh chênh lệch giá cũng sẽ có thể hạn chế việc giao dịch do e ngại công ty có thể hoạt động tốt bất ngờ, trong trường hợp cụ thể được nêu này sẽ xuất hiện thua lỗ từ hoạt động bán khống.
Việc các chủ thể sử dụng sản phẩm thay thế và kinh doanh chênh lệch có thể được sử dụng để nhằm mục đích từ đó giảm thiểu rủi ro cơ bản. Kinh doanh chênh lệch là mua và bán đồng thời các chứng khoán tương tự nhau (đôi khi có thể thay thế nhau). Các chủ thể mua một cổ phiếu mà chủ thể đó cho là tương đối rẻ, và bán (hoặc bán khống) một cổ phiếu mà chủ thể đó cho là tương đối đắt, với hi vọng rằng sự chênh lệch này sẽ thu hẹp lại.
Ví dụ cụ thể như người ta có thể bên cạnh đó bán khống các loại chứng khoán được định giá quá cao và mua thị trường với số tiền thu được (nói thị trường ở đây tức là sử dụng hợp đồng giao sau chỉ số chứng khoán). Bây giờ, nếu thông tin trên toàn thị trường làm cho tất cả cổ phiếu tăng giá, lợi nhuận trên thị trường sẽ bù đắp thiệt hại từ vị thế bán.
Tất nhiên, nhiều thông tin có khả năng thuộc về bản chất công ty hoặc một ngành nghề cụ thể. Ví dụ cụ thể như nếu một chủ thể tin rằng Merck đang được định giá cao, chủ thể đó sẽ có thể thể phòng ngừa bằng cách mua một rổ các cổ phiếu ngành dược (không bao gồm Merck). Bây giờ chủ thể đó sẽ được phòng ngừa chống lại cả rủi ro thị trường và rủi ro ngành.
Tuy nhiên, nó vẫn không thể phòng ngừa cho rủi ro đặc trưng của công ty bởi vì sẽ không có một chứng khoán nào có thể thay thế hoàn hảo được cho Merch. Merch có thể bất ngờ công bố thành công trong một thử nghiệm thuốc. Điều này thực tế sẽ chỉ ảnh hưởng đến Merch, mà nó sẽ không ảnh hướng đến các công ty khác. Có một thực tế đó chính là một cặp chứng khoán thay thế hoàn hảo hiếm khi tồn tại, và điều này cũng sẽ tạo ra rủi ro cho kinh doanh chênh lệch giá và do vậy trên thực tế cũng ít có khả năng loại bỏ việc định giá sai.