Chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ đều gặp phải những rủi ro nhất định. Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, dù đã luôn chú ý để ngăn ngừa và đề phòng những con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Vậy rủi ro cảm nhận là gì? Nguyên nhân và giải pháp hạn chế rủi ro?
Mục lục bài viết
1. Rủi ro cảm nhận là gì?
Trước tiên chúng ta hiểu về rủi ro như sau:
Cho đến hiện nay trong thực tiễn vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về rủi ro. Nói đến rủi ro mọi người thường nghĩ ngay đến những điều không may mắn, không tốt lành, không tốt đẹp. Điều này không sai nhưng chưa thực sự chính xác hoàn toàn.
Ta hiểu chung nhất thì rủi ro là một sự việc không mong muốn xảy ra với con người. Rủi ro sẽ gây ra hậu quả, để lại những thiệt hại mà chúng ta không biết, không lường trước được về không gian, thời gian, cũng như mức độ nghiêm trọng.
Rủi ro cũng chính là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng xảy ra, về thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả của nó.
Các rủi ro xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân đến từ chủ quan và khách quan.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro:
– Rủi ro do thiên nhiên như dịch bệnh, hạn hán, bão lũ…
– Rủi ro do sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thúc đẩy nền kinh tế phát triển và tạo cho cuộc sống con người phát triển thuận lợi nhưng mặt khác nó luôn tồn tại mặt trái của nó, đó là làm tăng nguy cơ thất nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn giao thông… bất ngờ xảy ra.
– Rủi ro do môi trường kinh tế, chính trị, xã hội gây nên như: Ô nhiễm môi trường, chiến tranh, khủng bố…
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro:
– Do lỗi bất cẩn của con người
– Do lỗi của người thứ ba
Dù rủi ro do nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì khi xảy ra rủi ro sẽ thường đem lại cho con người những tổn thất về thu nhập, tính mạng, sức khỏe con người, tài sản…
Định nghĩa về rủi ro cảm nhận:
Rủi ro cảm nhận được hiểu là sự không chắc chắn mà các chủ thể là những người tiêu dùng gặp phải khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ doanh nghiệp sản xuất hoặc cung ứng.
Vì rủi ro cảm nhận của các chủ thể là những người tiêu dùng đối với quá trình mua dịch vụ lớn hơn so với hàng hóa hữu hình do đó trong bài viết này sẽ đề cập đến rủi ro cảm nhận mà người tiêu dùng gặp phải khi sử dụng dịch vụ.
Rủi ro cảm nhận trong tiếng Anh là gì?
Rủi ro cảm nhận trong tiếng Anh là Perceived risk.
2. Nguyên nhân của rủi ro cảm nhận:
– Do dịch vụ mang tính vô hình nên cảm nhận về rủi ro trong quá trình sử dụng dịch vụ là cao. Bên cạnh đó yếu tố con người cũng có tác động lớn đến quá trình cung ứng dịch vụ do đó không thể có một dịch vụ đồng nhất cho mỗi lần mua.
– Dịch vụ thông thường ít khi đi kèm với bảo hành, khi các chủ thể là những người mua không hài lòng về chất lượng dịch vụ cũng không thể trả lại, bởi vì khi tiêu dùng dịch vụ chính là thời điểm cảm nhận sự hài lòng hay không hài lòng.
– Những rủi ro cảm nhận của các chủ thể là những người tiêu dùng đối với quá trình mua dịch vụ lớn hơn so với hàng hóa hữu hình.
– Một số rủi ro cảm nhận của khách hàng khi mua dịch vụ cụ thể như sau:
+ Rủi ro chức năng (Functional Risk): kết quả không đạt yêu cầu theo đúng chức năng mà dịch vụ được cung cấp.
+ Rủi ro tài chính (Financial Risk): rủi ro mất tiền và có thể phát sinh thêm nhiều chi phí khác.
+ Rủi ro thời gian (Time Risk – Wasted Time Risk): lãng phí thời gian, sự chậm trễ dẫn đến khó khăn và những vướng mắc phát sinh.
+ Rủi ro vật chất (Physical Risk): thiệt hại về tài sản và nguồn lực.
+ Rủi ro tâm lí (Psychological Risk): cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực.
+ Rủi ro xã hội (Social Risk): tác động tiêu cực đến vị trí, địa vị xã hội của một người khi mua, sử dụng hay loại bỏ dịch vụ.
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro cảm nhận:
– Để nhằm mục đích có thể hạn chế rủi ro cảm nhận thì các chủ thể là người mua dịch vụ thường tìm kiếm thông tin từ những nguồn thông tin cá nhân đáng tin cậy và có uy tín, hoặc sử dụng nguồn thông tin từ Internet để so sánh các dịch vụ và tìm kiếm các kết quả đánh giá độc lập và xếp hạng các công ty cung ứng dịch vụ.
– Sau khi đã thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các chủ thể là những người tiêu dùng sẽ đánh giá, phân tích, so sánh các thuộc tính dịch vụ và rủi ro cảm nhận, cuối cùng họ sẽ chọn mua dịch vụ với những thuộc tính có khả năng thỏa mãn nhu cầu ở mức độ cao nhất.
3. Một số thuật ngữ liên quan đến rủi ro cảm nhận:
Người tiêu dùng:
Người tiêu dùng chính là tác nhân kinh tế và các chủ thể này sẽ phải chịu trách nhiệm thực hiện hành vi tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng. Nhìn chung, người ta thường coi các chủ thể là người tiêu dùng là một cá nhân, nhưng trên thực tế người tiêu dùng có thể là một cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức.
Cũng cần lưu ý rằng nhiều khi người đưa ra nhiều quyết định tiêu dùng là hộ gia đình, chứ không phải cá nhân. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi các hô gia đình thực hiện quyết định tập thể dựa trên sự thoả hiệp nguyện vọng nào đó trong nội bộ gia đình, hoặc như thường xảy ra hơn là dựa trên quan điểm của cha mẹ hay các thành viên lớn tuổi trong gia đình.
Vì vậy, nhu cầu các các chủ thể là những người tiêu dùng cần được xem xét trong bối cảnh quyết định tập thể, phản ánh một hàm phúc lợi xã hội nào đó, bao gồm tất cả các thành viên của hộ gia đình.
Doanh nghiệp sản xuất:
Doanh nghiệp sản xuất được hiểu là các công ty chuyên tiến hành các hoạt động sản xuất các loại hàng hóa nhằm cung cấp ra thị trường. Doanh nghiệp sản xuất về bản chất là những doanh nghiệp then chốt trong việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa để nhằm mục đích cung cấp cho các chủ thể là những người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và khu vực.
Một số đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất:
– Doanh nghiệp sản xuất sẽ quyết định hoạt động của doanh nghiệp: dựa trên những yêu cầu đòi hỏi của thị trường để nhằm mục đích đưa ra những quyết định trong việc sản xuất các mặt hàng tiêu dùng ra sao, sản xuất cái gì để cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường.
– Quy trình sản xuất: dựa trên một chuỗi kết hợp giữa nguyên vật liệu, nhân công và các trang thiết bị để tạo nên sản phẩm.
– Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất được hiểu là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa, gồm chi phí nhân công và nguyên vật liệu hàng hóa để điều hành phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa.
– Giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm chính là toàn bộ chi phí để hoàn thành một số lượng hàng hóa nhất định trong thời gian nhất định.
Cung ứng:
Cung hay cung ứng được hiểu cơ bản là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp hay một ngành có khả năng và sẵn sàng bán ra. Trong phân tích kinh tế, cung về một sản phẩm thông thường được xem xét trong mối liên hệ với các yếu tố quy định nó và được biểu thị bằng hàm cung hoặc đường cung (của một doanh nghiệp, ngành).
Cung ứng chính là một khái niệm kinh tế cơ bản được sử dụng nhằm để mô tả tổng số lượng của một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể có sẵn cho người tiêu dùng. Nguồn cung có thể liên quan đến số hàng hóa có sẵn ở một mức giá cụ thể hoặc trên một phạm vi giá nếu được hiển thị trên biểu đồ. Điều này liên quan chặt chẽ đến nhu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ ở một mức giá cụ thể; tất cả những yếu tố khác đều không đổi, nguồn cung do các chủ thể là những nhà sản xuất cung cấp sẽ tăng lên nếu giá tăng vì tất cả các công ty đều tìm cách tối đa hóa lợi nhuận.
Xu hướng cung cầu cũng được hiểu là cơ sở của nền kinh tế hiện đại. Mỗi hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể sẽ có các mức cung và cầu riêng dựa trên giá cả, tiện ích và sở thích cá nhân. Nếu mọi người có nhu cầu về một hàng hóa và sẵn sàng trả nhiều hơn cho nó, nhà sản xuất sẽ thêm số lượng vào nguồn cung cấp. Khi nguồn cung tăng, giá sẽ giảm cùng mức nhu cầu. Sau đó, thị trường cũng sẽ đạt đến một điểm cân bằng, nơi cung cấp bằng với nhu cầu (không có nguồn cung dư thừa và thiếu hụt) cho một mức giá nhất định; tại thời điểm cụ thể này, lợi ích của các chủ thể là người tiêu dùng và lợi nhuận của những nhà sản xuất được tối đa hóa.