Thời đại ngày nay vấn đề sức khỏe được rất nhiều người quan tâm. Chính vì thế mà thực phẩm lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày lại càng trở nên quan trọng. Tính chất của những ảnh hưởng đến sức khỏe của con người ngày càng được quan tâm. Và rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày.
Mục lục bài viết
1. Rau an toàn là gì?
Khái niệm
Rau an toàn là một khái niệm để chỉ rau được sản xuất đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Ngoài ra, rau an toàn có thể chứa một lượng hóa chất và các vi sinh vật có hại còn tồn dư trong rau khi canh tác ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép được đánh giá là bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường.
Rau không an toàn là rau chứa những chất động hại, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đặc biệt rau không an toàn có thể mang đến những căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.
2. Tiêu chí đánh giá rau an toàn:
Để đánh giá rau có an toàn hay thông chúng ta có thể dựa vào các tiêu chuẩn sau:
– Tiêu chuẩn đánh giá rau an toàn
Theo Quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, rau an toàn phải đảm bảo các yêu cầu:
– Dư lượng của các hoá chất bảo vệ thực vật và sản phẩm phân huỷ của chúng (gồm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại…), hàm lượng đạm Nitorat (NO3-), hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Hg, As…) , mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng. Các loại dưỡng chất giúp rau phát triển và các chất hóa học bảo vệ an toàn cho rau này được dùng với liều lượng cho phép đối với từng loại rau khác nhau.
– Về chỉ tiêu hình thái: độ tươi của rau, điều này được đánh giá phụ thuộc vào thời gian thu hoạch phải đúng lúc và phải phù hợp với từng loại rau khác nhau và các bước bảo quản, vận chuyển cho đến khi đến được tay người tiêu dùng phải đảm bảo không dập nát, hư thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh….
– Ngoài ra đối với những loại rau dùng cho mục đích xuất khẩu phải đảm bảo những quy định như về chất lượng, mẫu mã, yêu cầu về kiểm dịch thực vật và các yêu cầu khác của từng nước nhập khẩu.
– Điều kiện sản xuất rau an toàn
Theo Quy định quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì trong sản xuất phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau thì được coi là rau an toàn:
– Về giống rau: Giống rau an toàn phải có nguồn gốc rõ ràng, nếu là giống nhập nội phải thông qua các quy trình kiểm tra theo quy định. Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để loại bỏ những mầm bệnh độc hại có trong hạt giống.
– Về đất trồng: Đất trồng rau an toàn không bị ô nhiễm hay ảnh hưởng của các chất thải công nghiệp, các chất độc hại từ môi trường khác.
– Yêu cầu về phân bón cho rau quả an toàn: Dùng phân xanh hoặc phân chuồng đã ủ hoai mục, tuyệt đối không được dùng phân hữu cơ còn tươi (phân bắc, phân chuồng, phân rác còn tươi…) để tưới hoặc bón cho rau quả; Ngoài ra, còn cần phải sử dụng hợp lý và cân đối giữa các loại phân hữu cơ và vô cơ. Tỷ lệ phân bón như đạm vô cơ phải phụ thuộc vào từng yêu cầu của từng loại rau quả cụ thể, đặc biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón đạm trước khi thu hoạch tối thiểu 12- 15 ngày. Bên cạnh đó, cần hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích và điều hoà sinh trưởng của cây trồng đối với rau an toàn.
– Nước tưới cho rau an toàn: Dùng các nguồn nước từ giếng khoan, nước từ các sông suối không bị ô nhiễm các hóa chất độc hại và vi sinh vật gây bệnh hoặc là nước đã qua xử lý. Và không được dùng nước thải từ khu công nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu đông dân cư, nước ao tù đọng, nước gần các nghĩa trang để tưới cho rau.
3. Phân biệt rau an toàn và không an toàn:
Rau an toàn
– Đối với phương thức canh tác: Phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,… được sử dụng với liều lượng an toàn cho rau và môi trường, giảm tối đa lượng độc tố tồn đọng trong rau như nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh như giảm lượng phân đạm bón cho cá loại rau xanh vì phân đạm chứa nitrat. Thay vào đó, rau an toàn sẽ được bón lót sớm, đúng lúc thì lượng nitrat sẽ thấp. Ngoài ra bón phân hóa học còn cần đúng quy định, sử dụng phân chuồng, phân vi lượng là cách để giảm nitrat có trong rau. Hoặc dử dụng phân hữu cơ để giảm các mầm bệnh, các vi sinh vật có hại. Rau an toàn sẽ không được bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng nước để tưới, ngoài ra, sẽ sử dụng phân hóa học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau và sẽ không bón vào trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày.
– Đất và nước canh tác: Đất và nước dùng để trồng rau được xử lý sạch trước khi đưa vào canh tác hoặc cũng có thể sử dụng nước giếng khoan. Đất và nước không bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng, không bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp. Tuyệt đối khô tưới rau bằng phân chuồng tươi, nước thải sinh hoạt và cá loại nước đã bị nhiễm bẩn.
– Hình dáng của rau: Các bộ phận của rau phải cân đối, màu đẹp mắt, hơi đậm.
– Hương vị: Rau an toàn sẽ có vị đậm đà.
– Thời gian bảo quản đối với rau an toàn: thông thường sẽ để được lâu từ 4-5 ngày đối với từng loại rau khác nhau thì sẽ có thời gian bảo quản khác nhau.
– Thời gian thu hoạch: đối với rau an toàn sẽ không thu hoạch ngay sau khi bón phân hay thuốc trừ sâu, mà sẽ đợi thuốc trừ sâu để cho chúng phân giải rồi mới thu hoạch và mang bán. Ngoài ra, sẽ thu hoạch đúng độ chín, theo yêu cầu của từng loại rau.
– Bảo quản: Sau khi thu hoạch rau sẽ được làm sạch, bảo quản trong túi sạch và để ở nhiệt độ phù hợp, thời gian bảo quản sẽ không để quá lâu khiến cho rau bị mất chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, rau cũng được loại bỏ những lá nát, hư thối để vi sinh vật gây bệnh không phát triển.
– Giống rau: được lựa chọn kỹ càng có khả năng phát triển tốt, ngoài ra, hạt giống không chỉ được đảm bảo chất lượng mà còn phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Trước khi đem ra gieo trồng thì sẽ được qua xử lý để loại bỏ những mầm bệnh độc hại có trong hạt giống.
Rau không an toàn
–Đối với phương thức canh tác: Sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu… với liều lượng quá mức cho phép, sử dụng không đúng thời gian khiến cho hàm lượng nitrat, hàm lượng của thuốc bảo vệ thực vật hay các kim loại nặng, vi sinh vật có hại, các ký sinh trùng gây bệnh còn ở trên rau.
– Đất và nước canh tác: Sử dụng đất bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng, bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp. Ngoài ra còn dùng nước ô nhiễm, chưa qua xử lý để tưới cho rau.
– Hình dáng của rau: màu của rau sẽ nhạt hơn so với rau an toàn, tuy nhiên rau không an toàn nhìn sẽ mỡ màng hơn so với rau an toàn.
– Hương vị: Rau không an toàn thường ăn sẽ mềm hơn, vị sẽ rất nhạt.
– Thời gian bảo quản đối với rau không an toàn sẽ không được lâu, rất dễ bị dập, úng, thối. Thời gian bảo quản sẽ chỉ được khoản 2 ngày.
– Thời gian thu hoạch: đối với rau không an toàn sẽ được thu hoạch khi các phân bón hay thuốc trừ sâu chưa phân giải hết chính vì lý do này mà thấy được rau nhìn sẽ mỡ màng, dễ bị dập, úng, thối nhanh hơn.
– Bảo quản: có thể sử dụng các loại thuốc bảo quản để rau được tươi lâu hơn.
– Giống rau: Không được lựa chọn kỹ càng, thậm chí là sử dụng những hạt giống không đảm bảo an toàn, có khả năng phát triển tốt, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
4. Tác hại của rau không an toàn:
Như đã biết, rau là thực phẩm giàu dinh dưỡng, bao gồm rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ,… Tuy nhiên, khi người tiêu dùng sử dụng phải rau không an toàn, thì bên cạnh những dưỡng chất có trong rau còn hấp thu luôn cả các chất độc hại có trong rau, gây ra ngộ độc thực phẩm, gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, ảnh hưởng đến tim mạch, não, gây ngộ độc thực phẩm, khi các chất độc hại có trong rau ngấm dần vào cơ thể thậm chí có thể gây ra những căn bệnh hiểm nghèo nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng. Tóm lại, hậu quả của rau bẩn là vô cùng đáng sợ.
Đặc biệt, đối với sự phát triển của thai nhi, khi sử dụng rau chứa các chất kích thích sinh trưởng và thuốc trừ sâu, các hóa chất sẽ ngấm sâu vào bên trong các mô, tế bào và không thể xử lý triệt để, chúng có thể gây ra các biến chứng sau sinh hoặc gây ra những dị tật bẩm sinh đáng tiếc mà chúng ta không thể lường trước được.
Tác hại của rau không rất nguy hiểm, nhưng không phải ai cũng nhận thức được. Rất ít người tiêu dùng có đủ kiến thức lựa chọn thực phẩm sao cho an toàn và chất lượng.Chính vì vậy để có một cơ thể khỏe mạnh, chúng ta hãy sáng suốt lựa chọn những thực phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về rau an toàn và lựa chọn mua rau tại những cửa hàng uy tín, có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng để bảo vệ cho bản thân, gia đình.