Rào cản về thể chế kinh tế là thuật ngữ được sử dụng trong hoạt động kinh tế. Nhằm thể hiện tính chất trong quản lý nhà nước. Đồng thời đảm bảo cho các lợi ích của các đối tượng tham gia vào giao dịch, đảm bảo trong ổn định kinh tế. Vậy rào cản về thể chế kinh tế là gì? Bản chất và phân loại rào cản?
Mục lục bài viết
1. Rào cản về thể chế kinh tế là gì?
Rào cản về thể chế kinh tế là những trở lực của “luật chơi” đặt ra trong nền kinh tế. Với các chủ thể năm giữ luật chơi là các chủ thể đặc biệt. Khi đó, các chủ thể khác cần thiết hoạt động trong phạm vi thị trường phải chấp nhận các nội dung luật chơi này. Rào cản do Nhà nước và cộng đồng đặt ra. Ví dụ như cá rào cản về thuế đối với hầu hết đối tượng tham gia trong thị trường lớn của một quốc gia. Trong khi các rào cản khác được tạo ra trong cộng đồng. Là các phạm vi nhỏ hơn, tuy nhiên lại tác động nên các chủ thể trong phạm vi của khu vực thị trường ấy. Việc hoạt động cần phải tuân thủ theo luật chơi.
Đương nhiên với cách thức quản lý hay tổ chức thị trường có yếu tố tham gia của bên chủ thể nắm quyền. Và xây dựng cách tổ chức thực thi “luật chơi” (của bộ máy quản lí kinh tế của Nhà nước) đối với hoạt động của các chủ thể tham gia trong nền kinh tế. Tức là mang đến các hình dung chi tiết trong các nghĩa vụ cần thực hiện. Các phạm vi, tính chất và giá trị xác định. Thông thường các chủ thể tham gia vào thể chế kinh tế này cần phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định và thể lệ mà tổ chức quản lý đặt ra.
Nói một cách đơn giản hơn, rào cản về thể chế kinh tế là những trở lực với các lý do:
– Do hệ thống luật pháp và chính sách của Nhà nước. Các quy định chung xác định các lợi ích lớn mà quốc gia theo đuổi. Do đó các quy tắc hay chuẩn mực phải được áp đặt trên thực tế. Tất cả các chủ thể tham gia trong thị trường phải hoạt động hiệu quả theo khuôn mẫu nhất định. Hạn chế các tự do dẫn đến các phản ánh cho lợi ích cá nhân, không coi trọng và cân đối với lợi ích nền kinh tế.
– Do các quy tắc của cộng đồng. Là các tính chất phản ánh khác nhau ở các địa bàn cụ thể. Nó mang đến các nét riêng tạo nên khác biệt cho các khu vực kinh tế khác nhau. Dựa trên lợi thế và tiềm năng mà các tiêu chuẩn cộng đồng được xác lập.
– Do việc tổ chức thực thi pháp luật và chính sách của bộ máy quản lí nhà nước về kinh tế các cấp. Các phân công quyền lực không có sự phối hợp hay đồng bộ. Do đó tính chất trong tác động, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau không được thực hiên hiệu quả. Mang đến các rào cản cho các địa phương khác nhau. Tạo ra sự kìm hãm phát triển đối với nền kinh tế nói chung.
– Do không bảo đảm các quyền của các doanh nghiệp, tổ chức và người dân khi tham gia hoạt động trong nền kinh tế, ở một thời kì nhất định. Đây là các chủ thể chịu ràng buộc và chi phối trong nền kinh tế. Với các nghĩa vụ được đảm bảo thực hiện và kiểm soát. Tuy nhiên đôi lúc quyền lợi không được đảm bảo.
2. Bản chất của rào cản:
– Rào cản về thể chế kinh tế cũng có tính hai mặt của nó.
Trong hoạt động quản lý nhà nước, rào cản phản ánh ý nghĩa tích cực và tiêu cực. Khi mà các lợi ích quốc gia cần được ưu tiên hàng đầu. Do đó việc cân đối các tự do phản ánh ý chí của các chủ thể trong nền kinh tế cũng bị kiểm soát. Các chi phối này vừa mang đến khuôn khổ chung cho sự phát triển theo lộ trình, theo tài năng và kinh nghiệm. Bên cạnh các kìm hãm đối với tính sàng tạo hay sự liều lĩnh tìm kiếm các giá trị cao hơn.
Mặt tích cực có thể thấy như. Các rào cản thuế quan, rào cản phi thuế quan, rào cản kĩ thuật,… Rào cản đảm bảo cho các nghĩa vụ thực hiện với quốc gia. Bên cạnh các nguồn thu ngân sách nhà nước để thực hiện các nhu cầu chung. Cũng như các quốc gia thường dùng để ngăn chặn sự xâm nhập của các loại hàng hóa từ bên ngoài vào có thể làm ảnh hưởng đến sản xuất của các mặt hàng đó ở trong nước. Các điều kiện này mang đến lợi thế cho các doanh nghiệp với mặt hàng sản xuất trong nước. Đưa ra các điều kiện cao hơn, nghĩa vụ tài chính lớn hơn cho các hàng hóa nước ngoài.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, khi nói đến rào cản về thể chế kinh tế. Người ta thường đề cập đến mặt tiêu cực, mặt hạn chế của nó là chính. Bởi các rào cản thường phản ánh trong tính chất của sự an toàn, bảo thủ. Khi đó, các tiếp cận mới không được phản ánh. Hiệu quả trong ứng dụng hay khai thác cũng không được áp dụng.
– Các ảnh hưởng của rào cản về thể chế kinh tế.
Là sự kìm hãm phát triển (cả kinh tế – xã hội) thông qua các tác động trực tiếp nên chủ thể trong nền kinh tế. Các chủ thể bị kìm hãm bởi sự tự do sáng tạo vào phát triển. Cũng như những lợi ích mong muốn không được bảo đảm thực hiện trên thực tế. Khi đó các giá trị nhận được không đạt đến tuyệt đối. Nó phản ánh kết quả trực tiếp trong nền kinh tế. Cùng với tính chất trong nhu cầu không được thực hiện và đáp ứng tuyệt đối. Sở dĩ như vậy vì, rào cản về thể chế kinh tế tác động hết sức xấu đến phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong tính chất hạn chế các hoạt động tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn.
Đặc biệt là làm thất thoát, lãng phí các nguồn lực phát triển. Khi nhiều lợi thế không được áp dụng triệt để. Nhiều chủ thể không tham gia với các tiềm lực lớn hơn vì dè dặt trước các nghĩa vụ phải thực hiện. Làm nản lòng các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế. Bởi họ không còn các đam mê hay nhiệt huyết trong tìm kiếm lợi ích chung nữa. Từ đó làm giảm động lực phát triển của nền kinh tế. Làm thui chột tính năng động, sáng tạo của người lao động.
Làm giảm lòng tin của người dân đối với Nhà nước. Khi các rào cản mang đến quá nhiều tiêu cực trong thực hiện hoạt động kinh tế. Làm xấu hình ảnh của quốc gia với bạn bè trên thế giới. Các rào cản có thể cản trở yếu tố phát triển hơn là mang đến những lợi thế cho nền kinh tế quốc gia.
3. Phân loại rào cản:
3.1. Rào cản về luật pháp, chính sách:
Rào cản về luật pháp và chính sách mang đến các nghĩa vụ chung cho các chủ thể. Thực hiện các mục đích tìm kiếm lợi ích chung quốc gia. Khi mà các chủ thể thực hiện hoạt động, phải chịu tác động và tuân thủ quy định pháp luật. Bên cạnh các nghĩa vụ thuế hay chi phí. Phản ánh với những hạn chế, những bất cập do hệ thống luật pháp và chính sách vĩ mô của Nhà nước tạo ra. Các quy định không cân đối với lợi ích, mà thể hiện tính chất quản lý nhiều hơn.
Trong tính chất nhìn nhận vĩ mô, các rào cản mang đến ảnh hưởng cho tất cả nền kinh tế. Cản trở đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Đến hoạt động của các chủ thể (doanh nghiệp, tổ chức, người dân) tham gia trong nền kinh tế nói riêng. Khi tưng chủ thể lại là đối tượng chịu tác động quản lý.
3.2. Rào cản trong quản lý nhà nước:
Tính chất quản lý được phản ánh theo ngành và theo ngành dọc. Khi đó, các hoạt động trong phân công và kiểm soát quyền lực không hiệu quả. Đó là những bất cập trong bộ máy và năng lực tổ chức triển khai thực thi luật pháp và chính sách của bộ máy quản lí nhà nước về kinh tế. Khi đó, sự triển khai không đồng bộ, thống nhất ảnh hưởng trực tiếp đến chủ thể cần giải quyết quyền lợi. Khiến cho các công việc của họ trong nền kinh tế bị ảnh hưởng.
Với đội ngũ quản lý thuộc các chuyên môn và nghiệp vụ khác nhau. Với sự phối hợp hay phân công quyền lực không hiệu quả. Việc giải quyết khó khăn trong xác định chủ thể có thẩm quyền. Hay cách thức áp dụng quy định pháp luật một cách đồng bộ chưa được hiệu quả.
3.3. Rào cản từ các quy tắc của cộng đồng:
Rào cản đến từ các quy tắc do cộng đồng đưa ra thường là những điều cấm kị đối với tổ chức và người dân một địa phương nào đó. Khi chủ thể tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm giữ truyền thống hoặc một nét văn hóa nào đó của địa phương.Nó mang đến những thiệt thòi khi thực hiện hoạt động kinh tế. Chủ thể có thể tìm kiếm các khu vực khác, từ đó khiến cộng đồng ban đầu khó khăn trong tìm kiếm sự phát triển. Chẳng hạn, ở một vùng nào đó người ta cấm không được ăn thịt bò. Thì đương nhiên những người kinh doanh thịt bò ở đây sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Ngoài ra, còn có rào cản về quyền của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân trong việc tham gia hoạch định và thực thi chính sách phát triển kinh tế – xã hội. Mang đến các cản trở khác nhau mà chủ thể kinh tế phải nắm bắt trong những phạm vi hoạt động nhỏ hơn.