Quyết toán được biết đến là công việc thường niên của mỗi doanh nghiệp và được kế toán trực tiếp thực hiện. Trên thực tế, nhằm mục đích để công việc quyết toán thuận lợi, thì việc các chủ thể hiểu biết về vấn đề quyết toán có ý nghĩa và vai trò quan trọng. Vậy quyết toán là gì? Tìm hiểu các công việc quyết toán phổ biến?
Mục lục bài viết
1. Quyết toán là gì?
Ta hiểu về quyết toán như sau:
Hay hiểu rõ ràng hơn thì quyết toán thực chất chính là việc kiểm tra, thống kê tập hợp các dữ liệu về khối lượng, giá trị một cách đúng đắn, hợp lệ về toàn bộ công việc đã được làm tại một cơ quan hay đơn vị đối với một đơn vị, cơ quan khác.
Công việc quyết toán tại doanh nghiệp thông thường sẽ do kế toán đảm nhiệm. Kế toán trong các doanh nghiệp đều có nhiệm vụ tổng hợp, thống kê các khoản thu chi và báo cáo lên cấp trên. Quyết toán cũng đã thể hiện rõ giá trị đúng, chính xác khối lượng và tính hợp lý trong công việc.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì ta nhận thấy, việc quyết toán là kiểm kê số tài liệu tài chính, số liệu kế toán của đơn vị doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Các công việc quyết toán phổ biến trong các doanh nghiệp:
– Báo cáo quyết toán:
Báo cáo quyết toán được hiểu cơ bản chính là báo cáo thống kê kế toán nhằm mục đích để có thể cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh, lợi nhuận và tiền đầu tư của doanh nghiệp.
Báo cáo quyết toán sẽ giúp doanh nghiệp nắm được các thông tin về kinh doanh và tài chính, từ đó phát hiện ra các sai sót, phù hợp trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ đây, các doanh nghiệp sẽ có thể đưa ra các quyết định tài chính, kinh doanh một cách kịp thời, đúng đắn mà các quyết định đó sẽ không gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Báo cáo quyết toán thực chất chính là báo cáo thống kê kế toán nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh, lợi nhuận và tiền đầu tư của doanh nghiệp.
Quyết toán thuế được hiểu cơ bản chính là công việc quyết toán phổ biến nhất kế toán doanh nghiệp cần thực hiện. Quyết toán thuế thực chất đó chính kà thực hiện thống kê, thu nhập và xác định các số liệu liên quan đến các khoản thuế.
Quyết toán thuế là công việc bắt buộc doanh nghiệp cần thực hiện sau thời gian thành lập, thông thường là 5 năm đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn điều lệ thấp. Với các doanh nghiệp lớn, công việc quyết toán thuế diễn ra thường xuyên hơn, định kỳ 1 năm 1 lần.
Doanh nghiệp đều cần tự tính thuế và kê khai số thuế phải nộp cho cơ quan chức năng theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp khi quyết toán thì sẽ cần đảm bảo tính toán chính xác, trung thực. Trong trường hợp sai hay thiếu trung thực thì các chủ thể sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với cơ quan chức năng.
– Quyết toán lương:
Quyết toán lương thực chất chính là thuật ngữ chưa được quy định cụ thể trong các điều luật. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản là việc doanh nghiệp trả lương cho nhân viên theo thời gian định kỳ. Việc thanh toán lương chính là việc quyết toán lương cho nhân viên khi được ghi theo bản kê khai.
Quyết toán lương được hiểu cơ bản chính là việc doanh nghiệp trả lương cho nhân viên theo thời gian định kỳ hàng tháng.
3. Quyết toán thuế là gì?
Quyết toán thuế được hiểu chính là hoạt động mà một doanh nghiệp sẽ cần phải thống kê các khoản tài chính, thu nhập, kiểm tra các số liệu tài chính có liên quan đến thuế của doanh nghiệp. Đối với từng quy mô doanh nghiệp khác nhau, hoạt động quyết toán thuế sẽ cần phải được thực hiện hàng năm. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cũng sẽ có thể dao động trong khoảng 5 năm mới phải tiến hành công tác quyết toán thuế doanh nghiệp.
Hiện nay, quy định pháp luật về thuế của nước ta cũng đã nêu rõ, mọi doanh nghiệp cần phải tính toán một cách trung thực về số tiền thuế cần phải nộp. Hoạt động quyết toán thuế nhằm mục đích chính để truy thu các khoản tiền thuế mà doanh nghiệp cần phải nộp cho ngân sách nhà nước gồm: thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp hay nhiều loại thuế khác.
Về cơ bản, hoạt động quyết toán thuế thu nhập sẽ được thực hiện với các nội dung như sau:
– Doanh nghiệp sẽ tiến hành tổng hợp, kê khai các số liệu thuế để nộp lên cho các cơ quan chức năng.
– Sau khi cơ quan chức năng nhận được hồ sơ kê khai thuế của doanh nghiệp, cơ quan chức năng sẽ cử thanh tra xuống kiểm tra, xác minh tính chính xác về các số liệu tài chính doanh nghiệp trong hồ sơ.
– Trong vòng 2 tuần trước khi cơ quan chức năng tiến hành thanh tra, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo bằng văn bản để các doanh nghiệp có thể hoàn thiện được các giấy tờ có liên quan.
– Những hồ sơ mà doanh nghiệp cần có khi thực hiện hoạt động quyết toán gồm: Hóa đơn, chứng từ, bảng cân đối kế toán trong những năm trước. Và những số liệu này phải được tổng hợp, kiểm kê tính từ thời điểm hoàn thành đợt truy thu trước đó.
– Nếu doanh nghiệp khai báo sai để nhằm mục đích làm giảm số tiền quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì các chủ thể sẽ phải tính lại số liệu và nộp phạt với mức chênh lệch theo công thức: 0.03% X số ngày X số tiền chênh lệch.
Những điều cần nắm khi quyết toán thuế doanh nghiệp:
Theo quy định pháp luật, thì tùy vào từng quy mô kinh doanh mà hoạt động quyết toán có thể diễn ra trong khoảng 1 đến 5 năm kể từ lần thực hiện gần nhất. Tuy nhiên, sẽ có những thời điểm mà doanh nghiệp bị thanh tra thuế kiểm tra đột xuất. Cũng chính bởi vì thế, các chủ thể là những kế toán viên cần nắm rõ những điều sau để các chủ thể sẽ không còn gặp phải lo lắng trong quá trình quyết toán bao gồm:
– Kế toán viên cần nắm rõ việc xuất hóa đơn tạm ứng để dự bị nhằm đề phòng quá trình thanh tra đột xuất.
– Kế toán viên cần nắm rõ việc lập bản kê khai bổ sung những thông tin đúng và in ra để kẹp cùng với các chứng từ kế toán sai sót. Tuy nhiên, nếu như tỷ lệ sai sót nhỏ thì cũng không cần thiết phải lập bản kê bổ sung.
– Nếu doanh nghiệp đã treo công nợ nhiều năm với tỷ lệ trên 20 triệu nhưng doanh nghiệp đó lại chưa thanh toán. Khi các chủ thể tiến hành hoạt động quyết toán sẽ cần phải có chứng minh cho việc xin trả chậm với ký do đi kèm.
– Nếu trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp đã có những sản phẩm được nghiệm thu và thu tiền nhưng chưa xuất chứng từ thì cũng không có vấn đề gì quá đáng lo. Các chủ thể là những kế toán viên lúc này cần xuất đủ hóa đơn bù và bổ sung nguồn tạm ứng một cách rõ ràng.
4. Những kỹ năng cần có của kế toán khi thực hiện công việc quyết toán:
Quyết toán cho dù là quyết toán thuế, lương hay thực hiện làm báo cáo quyết toán trên thực tế đều là những công việc khó, yêu cầu cao đối với những ai làm kế toán. Các sai sót dù nhỏ hay lớn thực tế sẽ đều nguy hại đến doanh nghiệp. Bởi vậy, để nhằm mục đích có thể thực hiện tốt công việc quyết toán của mình, kế toán cần trang bị các kỹ năng cần thiết.
Để có thể trở thành kế toán giỏi, các chủ thể sẽ cần trang bị cho mình không ít các kỹ năng cần thiết sau đây:
Có kiến thức chuyên môn vững vàng chính là yêu cầu cần phải có của một kế toán khi thực hiện công việc quyết toán. Đặc biệt, khi các chủ thể thực hiện quyết toán thuế càng yêu cầu kế toán có chuyên môn cao, am hiểu luật về thuế doanh nghiệp.
– Kế toán viên cần có sự cẩn thận, trung thực trong công việc :
Công việc quyết toán có những liên quan đến sổ sách, hồ sơ giấy tờ và đặc biệt là các con số. Kế toán gắn liền với các con số, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của công ty, doanh nghiệp. Bởi vậy sự cẩn trọng trong tính toán, lưu trữ hồ sơ giấy tờ luốn được đánh giá chính là kỹ năng quan trọng.
Bên cạnh đó, tính trung thực của kế toán cũng rất được đề cao. Việc thiếu trung thực sẽ khiến công ty thất thoát tiền, thậm chí chịu trách nhiệm về hồ sơ sổ sách trước pháp luật.
– Kế toán viên cần có khả năng chịu áp lực trong công việc:
Công việc quyết toán sổ sách mỗi dịp cuối năm để nhằm mục đích chuẩn bị quyết toán thuế cuối năm thường rất áp lực. Khối lượng công việc hàng ngày nhiều sẽ đè nặng lên vai kế toán. Bởi vậy, kế toán doanh nghiệp cần có khả năng chịu áp lực trong công việc tốt.
– Kế toán viên cần có kỹ năng tin học văn phòng :
Tin học văn phòng là kỹ năng không thể thiếu khi bất cứ ai muốn trở thành kế toán viên. Tin học văn phòng tốt sẽ giúp công việc của kế toán dễ dàng hơn.