Quyết định đầu tư cũng giống như quyết định tài trợ đây được xem như là quyết định quan trọng nhất trong các quyết định tài chính doanh nghiệp vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Vậy cùng đọc bài viết để hiểu thêm về quyết định tài trợ là gì?
Mục lục bài viết
1. Quyết định tài trợ là gì?
Quyết định tài trợ là quyết định liên quan đến việc huy động nguồn vốn để tài trợ và thực hiện các quyết định đầu tư. Quyết định tài trợ hướng đến việc xác lập cấu trúc vốn tối ưu cho từng giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống, chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Ảnh hưởng của quyết định tài trợ đến tỷ suất sinh lợi tương lai của chứng khoán rất được các doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm trong thời gian gần đây và trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu vấn đề này. Hầu hết các nghiên cứu đều dựa trên hai khía cạnh của một quyết định đầu tư đó là mức độ vốn tài trợ và thành phần vốn tài trợ. Đây cũng là những nội dung chính của hai lý thuyết về cấu trúc vốn hiện đại: lý thuyết định thời điểm thị trường và lý thuyết đầu tư thực.
Quyết định nguồn tài trợ gắn liền với quyết định lựa chọn loại nguồn vốn cung cấp cho việc mua sắm tài sản. Chủ doanh nghiệp nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay vốn vay, nên dùng vốn vay ngắn hạn hay dài hạn.
Quyết định về nguồn vốn còn xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận để lại tái đầu tư và lợi nhuận được phân chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ tức. Nhà quản trị phải quyết định làm thế nào để huy động được các nguồn vốn đó. Một số quyết định về nguồn vốn như sau:
+ Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn, bao gồm: Quyết định vay ngắn hạn hay quyết định sử dụng tín dụng thương mại, quyết định vay ngắn hạn ngân hàng hay sử dụng tín phiếu công ty.
+ Quyết định huy động nguồn vốn vay dài hạn gồm: quyết định nợ dài hạn hay vốn cổ phần, quyết định vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty, quyết định sử dụng vốn cổ phần phổ thông hay vốn cổ phần ưu đãi.
Trên đây là những quyết định liên quan đến nguồn vốn trong hoạt động của doanh nghiệp. Có được một quyết định đúng đắn là một thách thức không nhỏ đối với những người ra quyết định. Điều đó đòi hỏi người ra quyết định phải có những hiểu biết về việc sử dụng các công cụ phân tích trước khi ra quyết định.
Quyết định tài trợ tiếng Anh là ” Sponsorship decision”.
2. Quyết định tài trợ của doanh nghiệp:
Quyết định về nguồn vốn bao gồm các quyết định liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyết định đầu tư. Các quyết định huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm:
– Quyết định huy động vốn ngắn hạn: Quyết định vay ngắn hạn hay sử dụng tín dụng thương mại.
– Quyết định huy động vốn dài hạn: Quyết định sử dụng nợ dài hạn thông qua vay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty. Quyết định phát hành vốn cổ phần (cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi), quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính), quyết định vay để mua, hay thuê tài sản…
Các quyết định huy động vốn là một thách thức không hề nhỏ đối với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp. Để có các quyết định huy động vốn đúng đắn, các nhà quản trị tài chính phải có sự nắm vững những điểm thuận lợi, bất lợi của việc sử dụng các công cụ huy động vốn. Đánh giá chính xác tình hình hiện tại và dự báo đúng đắn diễn biến thị trường, giá cả trong tương lai… trước khi đưa ra quyết định huy động vốn. Vai trò của hoạt động tài trợ cụ thể đó là:
– Giúp cho công chúng làm quen với các sản phẩm mới của công ty, hình ảnh và tên tuổi, thương hiệu của một tổ chức.
– Xây dựng và tăng cường sự hiểu biết về công ty, tình cảm của công chúng với hoạt động của tổ chức, thu hút các phương tiện truyền thông đại chúng.
– Tài trợ thể hiện thiện chí của tổ chức và công ty đối với các hoạt động mang tính xã hội.
– Tạo ra hiệu ứng tích cực của công chúng và người tiêu dùng, nhất là khách hàng mục tiêu thông qua các chương trình mà công ty tài trợ.
Ví dụ: Bia Heneiken tài trợ cho bóng chuyền bãi biển; P/S tài trợ cho phẫu thuật nụ cười, Honda tài trợ cho chương trình Tôi yêu Việt Nam.
– Hoạt động tài trợ giúp nâng cao sự yêu mến của các đối tượng khách hàng mục tiêu, do đó sẽ giành được sự tôn trọng và ủng hộ hơn các đối thủ cạnh tranh khác. Đặc điểm của tài trợ cụ thể như sau:
Tài trợ thương mại tại Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến. Hoạt động này được xem như một công cụ làm marketing hiệu quả mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải sử dụng để thiết lập hình ảnh, danh tiếng và thương hiệu. So với quảng cáo, tài trợ thương mại tỏ ra hiệu quả hơn rất nhiều.
Đơn vị thực hiện tài trợ thương mại tại Việt Nam thường là các ngân hàng, nơi có tiềm lực tài chính vững chắc, tạo chỗ dựa cho các doanh nghiệp. Các hoạt động tài trợ đến từ phía các ngân hàng vì thế cũng chứa ít rủi ro hơn.
Tuy nhiên, sự hạn chế trong đối tượng đơn vị tài trợ cũng khiến cho hiệu quả của hoạt động tài trợ bị giảm sút do thiếu đi tính đa dạng, và sự hỗ trợ chưa thể tạo ra một môi trường đủ an toàn để doanh nghiệp phát triển.
Các ngân hàng, đơn vị tài trợ hay hỗ trợ tài chính thường dựa vào nội dung, ý nghĩa cũng như đối tượng khách hàng tiềm năng, công chúng của công ty, doanh nghiệp để đánh giá mức độ phù hợp và quyết định có tài trợ thương mại hay không. Thông qua chính những hoạt động tài trợ này, các nhà tài trợ có thể quảng bá hình ảnh của mình một cách mạnh mẽ.
Hoạt động tài trợ thương mại tại Việt Nam tuy xuất hiện không lâu nhưng cũng đã cho thấy được mức độ hiệu quả của nó đối với phía tài trợ cũng như bên nhận tài trợ.
Khác với Việt Nam, hoạt động tài trợ thương mại đã diễn ra trên thế giới từ khá lâu. Đặc biệt là ở các nước phương Tây, hoạt động này đã được coi như một công cụ marketing thay thế cho nhiều hình thức quảng cáo. Điểm khác biệt của hoạt động tài trợ quốc tế đó là nó được lên kế hoạch một cách kỹ càng, được coi như một nhiệm vụ quan trọng trong việc vận hành công ty, doanh nghiệp.
Trong khi đó, tài trợ thương mại tại Việt Nam mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn khá nhỏ lẻ, không đồng bộ. Do đó mà hiệu quả đối với doanh nghiệp nói riêng và sự thúc đẩy mạnh mẽ đối với nền kinh tế là chưa cao. Đồng thời, các hoạt động tài trợ tại Việt Nam cũng đang thiếu đi sự đa dạng cần thiết, hiệu quả quảng bá cũng như thu về lợi nhuận không đạt được như kỳ vọng.
3. Những hình thức tài trợ chủ yếu:
(1) Tài trợ cho các hoạt động thể thao
– Thể thao là lĩnh vực nhận được sự tài trợ nhiều nhất hiện nay, do khả năng thu hút công chúng và sự hấp dẫn của hoạt động thể thao mang lại.
– Các công ty tài trợ cho thể thao có thể tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật (dụng cụ thi đấu, trang phục thi đấu).
(2) Tài trợ cho các sự kiện văn hóa
– Tài trợ cho xuất bản sách (kỉ lục Guiness, bách khoa toàn thư…)
– Tài trợ cho các chương trình âm nhạc và nghệ thuật
– Tài trợ cho các hoạt động triển lãm và hội chợ
(3) Tài trợ cho các hội nghị chuyên đề, các hội thảo khoa học
Dạng tài trợ này thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn và khách hàng mục tiêu. Các lĩnh vực như dược phẩm, y tế, dịch vụ tài chính… thường sử dụng hình thức tài trợ này.
(4) Tài trợ cho các hoạt động mang tính nhân đạo
Công ty tài trợ cho các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng (phẫu thuật nụ cười, trái tim cho em, hiến máu nhân đạo…)
(5) Tài trợ cho các hoạt động giáo dục và đào tạo
– Tài trợ trang thiết bị điều kiện dạy và học cho nhà trường (phòng thí nghiệm, bàn ghế, máy tính, thư viện…)
– Tài trợ bằng việc trao học bổng cho các học sinh, sinh viên xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học.
(6) Tài trợ cho các sự kiện ở địa phương và các dịch vụ công
– Những công ty hoạt động trên toàn quốc có trụ sở chính và chi nhánh tại các địa phương có thể tài trợ cho các sự kiện diễn ra ở địa phương như các lễ hội, sự kiện thể thao văn hóa.