Quyền chọn khống được hiểu là một dạng hợp đồng quyền chọn mà người bán quyền chọn không sở hữu tài sản cơ sở cần thiết để nhằm mục đích để bảo đảm cho nghĩa vụ của mình. Vậy quyền chọn khống là gì? Ví dụ và những đặc điểm cần lưu ý?
Mục lục bài viết
1. Quyền chọn khống là gì?
Khái niệm quyền chọn khống:
Quyền chọn khống còn được biết đến với tên gọi là quyền chọn không đảm bảo.
Quyền chọn khống được hiểu là một dạng hợp đồng quyền chọn mà người bán quyền chọn không sở hữu tài sản cơ sở cần thiết để nhằm mục đích để bảo đảm cho nghĩa vụ của mình. Khi các chủ thể thực hiện bán quyền chọn, người bán có nghĩa vụ cung cấp cho người mua quyền chọn tài sản cơ sở (đối với quyền chọn mua) hoặc một khoản tiền mặt (đối với quyền chọn bán) khi đáo hạn.
Trong trường hợp chủ thể là những người bán hợp đồng không sở hữu tài sản cơ sở hoặc số tiền tương ứng đó khi hợp đồng được thực hiện, thì người bán cần phải mua chúng vào lúc đó với mức giá thị trường hiện tại.
Bởi vì không hề được bảo vệ khỏi những biến động giá nên loại hình quyền chọn này có rủi ro thua lỗ rất cao và gây ra những thiệt hại cho những nhà đầu tư.
Quyền chọn khống trong tiếng Anh gọi là gì?
Quyền chọn khống, tiếng Anh gọi là naked option. Nó còn được biết đến với tên gọi là quyền chọn không đảm bảo, tiếng Anh gọi là uncovered option.
Tìm hiểu rõ hơn về quyền chọn khống:
Vị thế khống là tên gọi cho trường hợp các chủ thể là những người bán hợp đồng quyền chọn không nắm giữ tài sản cơ sở để bảo vệ mình khỏi những biến động giá ngược chiều. Quyền chọn khống có sức hấp dẫn với các trader và các chủ thể là những nhà đầu tư bởi vì mức dao động tiềm năng của nó sẽ được tính vào giá quyền chọn.
Nếu giá của tài sản cơ sở biến động ngược với chiều mà các chủ thể là những người mua hợp đồng mong chờ, hay thậm chí cả khi nó di chuyển đúng theo hướng các chủ thể mong muốn, nhưng không đủ mạnh để nhằm mục đích bù đắp cho độ dao động đã được tính vào giá quyền chọn, thì các chủ thể là những người bán quyền chọn vẫn giữ lại được mức phí quyền chọn của mình.
Điều này có nghĩa là các chủ thể là những người bán hợp đồng sẽ chiến thắng trong 70% các giao dịch. Đây là một dạng công cụ hấp dẫn đối với những trader và các chủ thể là những nhà đầu tư thích một tỉ lệ chiến thắng cao trong giao dịch.
Nếu một trader bán một quyền chọn mua cổ phiếu khống, thì chủ thể đó cũng sẽ cần phải chấp nhận nghĩa vụ bán cổ phiếu ấy tại mức giá thực hiện trong hoặc trước ngày đáo hạn, dù cho giá cổ phiếu ấy có cao như thế nào. Trong trường hợp trader đó không sở hữu cổ phiểu cơ sở, thì các chủ thể đó sẽ bị buộc phải mua chúng, sau đó các chủ thể đó sẽ bán lại cho các chủ thể là những người mua hợp đồng để có thể hoàn tất nghĩa vụ của mình.
Bởi vì không hề có giới hạn cao nhất nào đối với giá cổ phiếu, nên chủ thể là những người bán quyền chọn mua về cơ bản là đang chấp nhận một rủi ro không giới hạn. Nhưng đối với quyền chọn bán thì ngược lại, do lúc này rủi ro của người bán quyền chọn là có giới hạn vì giá của tài sản cơ sở chỉ có thể giảm xuống thấp nhất là 0 đồng.
2. Các thuật ngữ liên quan quyền chọn khống:
Trader:
Đây là thuật ngữ được sử dụng chỉ nhóm người giao dịch trong ngắn hạn, đầu tư lướt sóng. Trade sẽ giao dịch một cách liên tục nhằm mục đích để có thể tìm kiếm lợi nhuận nhanh từ khoảng chênh lệch giữa việc mua đi bán lại. Trader thông thường sẽ lợi dụng biến động thị trường trong thời gian ngắn để nhằm mục đích thực hiện các lệnh giao dịch.
Tim hiểu về hợp đồng quyền chọn:
– Ta hiểu về hợp đồng quyền chọn như sau:
Hợp đồng quyền chọn được hiểu là một thỏa thuận trong đó các chủ thể là những nhà đầu tư tham gia hợp đồng có quyền mua hoặc bán tài sản ở một mức giá được xác định trước, có thể xảy ra trước hoặc tại một thời điểm nhất định. Mặc dù khái niệm này có vẻ giống như hợp đồng tương lai, nhưng các nhà đầu tư mua hợp đồng quyền chọn không có nghĩa vụ phải thực hiện vị thế của họ.
Hợp đồng quyền chọn cũng được hiểu là các công cụ tài chính phái sinh có thể dựa trên nhiều loại tài sản cơ sở bao gồm cổ phiếu và tiền mã hóa. Các hợp đồng này cũng có thể được phái sinh từ các chỉ số tài chính. Hợp đồng quyền chọn sẽ thường được sử dụng để nhằm mục đích giúp các chủ thể có thể phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra ở các vị thế hiện tại và để thực hiện buôn bán đầu cơ.
3. Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn:
Có hai loại quyền chọn cơ bản, được gọi là quyền chọn bán và quyền chọn mua. Quyền chọn mua cho phép các chủ thể là những người chủ sở hữu hợp đồng quyền được mua các tài sản bảo đảm, trong khi quyền chọn bán thì lại cho họ quyền được bán chúng. Chính bởi vì thế, các nhà đầu tư thường mua quyền chọn mua khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ tăng và quyền chọn bán khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ giảm. Các chủ thể cũng có thể sử dụng các quyền chọn mua và bán và hy vọng giá sẽ ổn định hoặc thậm chí kết hợp cả hai loại hợp đồng để nhằm có thể giúp có lợi cho họ dựa vào dự đoán của họ về sự biến động của thị trường.
Hợp đồng quyền chọn bao gồm ít nhất bốn thành phần cụ thể như sau: kích cỡ, ngày đáo hạn, giá thực hiện và phí thực hiện quyền chọn. Cụ thể như sau:
+ Đầu tiên, kích cỡ của lệnh liên quan đến số lượng hợp đồng được giao dịch.
+ Thứ hai, ngày đáo hạn được hiểu là ngày mà sau đó nhà đầu tư sẽ không còn có thể thực hiện quyền chọn nữa.
+ Thứ ba, giá thực hiện được hiểu là giá mà tài sản sẽ được mua hoặc bán (trong trường hợp người mua hợp đồng quyết định thực hiện quyền chọn).
+ Cuối cùng, phí thực hiện hợp đồng được hiểu là giá mua hợp đồng quyền chọn. Nó cũng chính là số tiền mà các chủ thể là những nhà đầu tư phải trả nhằm mục đích để có được quyền chọn. Chính bởi vì thế những chủ thể là người mua có được hợp đồng từ người bán theo giá trị của phí thực hiện quyền chọn. Phí này sẽ biến động khi càng đến gần ngày đáo hạn.
Về cơ bản, nếu giá thực hiện thấp hơn giá thị trường, các chủ thể là những nhà đầu tư có thể mua tài sản cơ sở ở mức giá rẻ và sau khi cộng cả phí thực hiện quyền chọn, họ có thể chọn thực hiện hợp đồng để kiếm lợi nhuận. Nhưng nếu giá thực hiện cao hơn giá thị trường, nhà đầu tư không có lý do để thực hiện quyền chọn và hợp đồng được coi là vô dụng. Khi hợp đồng không được thực hiện, người mua chỉ mất phí thực hiện quyền chọn mà họ đã phải thanh toán để mua vị thế đó.
Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù người mua có thể chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn mua hay quyền chọn bán của mình, nhưng người bán phải thực hiện vị thế của mình nếu người mua quyết định thực hiện. Do đó, nếu người mua quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng của mình, thì người bán có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở.
Cũng giống như vậy, nếu một chủ thể là nhà đầu tư mua một quyền chọn bán và quyết định thực hiện nó, thì người bán có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở từ người đã mua hợp đồng. Điều này cũng có nghĩa là chủ thể là những người bán sẽ cần phải chịu rủi ro cao hơn người mua. Trong khi mức thua lỗ của người mua chỉ trong nằm trong giới hạn ở giá trị của phí thực hiện quyền chọn mà họ đã thanh toán để có thể mua hợp đồng, thì người mua có thể mất nhiều hơn tùy thuộc vào giá thị trường của tài sản.
Một số hợp đồng sẽ cho phép các chủ thể là nhà đầu tư thực hiện quyền chọn của mình ở bất cứ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Các chủ thể này thông thường được gọi những hợp đồng như thế này là hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ. Ngược lại, các hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu thì chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn hợp đồng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các mệnh giá trong hợp đồng không liên quan đến vị trí địa lý của hợp đồng.
4. Tài sản cơ sở của quyền chọn khống:
– Ta hiểu về tài sản cơ sở như sau:
Tài sản cơ sở trong tiếng Anh là Underlying Asset. Tài sản cơ sở được hiểu là các tài sản tài chính mà giá của các công cụ phái sinh dựa trên đó. Hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai là một ví dụ về công cụ phái sinh. Các công cụ phái sinh được hiểu là các công cụ tài chính có giá dựa trên mỗi loại tài sản khác nhau.
– Đặc điểm của tài sản cơ sở:
Tài sản cơ sở được hiểu là nền tảng xác định giá trị của các công cụ phái sinh. Ví dụ cụ thể một quyền chọn của cổ phiếu XYZ cho phép chủ sở hữu quyền mua hoặc bán cổ phiếu XYZ với giá thực hiện quyền cho đến khi quyền chọn đáo hạn.
Tài sản cơ sở của quyền chọn trên là cổ phiếu XYZ.
Tài sản cơ sở được sử dụng để nhằm mục đích để xác định các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh tạo ra giá trị cho hợp đồng phái sinh đó.
Tài sản cơ sở được hiểu là loại chứng khoán có liên quan đến các thỏa thuận mà các bên đã đồng ý trong hợp đồng phái sinh.