Quyền chọn lai chắc hẳn không còn là một thuật ngữ xa lạ đối với mỗi chúng ta. Có nhiều dạng quyền chọn lai trong thực tiễn đời sống và mỗi loại có những chức năng và ý nghĩa khác nhau. Quyền chọn bắt đầu sau là một dạng quyền chọn lai. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về quyền chọn bắt đầu sau:
1.1. Khái niệm:
Quyền chọn bắt đầu sau được hiểu là dạng quyền chọn lai tuy được mua vào lúc này nhưng được kích hoạt và xác định giá thực hiện sau đó. Ngày bắt đầu, ngày đáo hạn và loại tài sản cơ sở đều được cố định vào lúc mua hợp đồng. Quyền chọn lai (tiếng Anh gọi là Exotic option) được hiểu cơ bản là loại hình hợp đồng quyền chọn có cấu trúc thanh toán, ngày đáo hạn và giá thực hiện khác với những hợp đồng quyền chọn truyền thống.
Một chuỗi những quyền chọn bắt đầu sau được gọi là quyền chọn cliquet hay quyền chọn ratchet. Trong dạng này thì mỗi quyền chọn sẽ được kích hoạt sau khi quyền chọn trước đó đáo hạn và giá thực hiện của mỗi quyền chọn cũng được xác định cụ thể khi kích hoạt.
1.2. Quyền chọn bắt đầu sau trong tiếng Anh gọi là gì?
Quyền chọn bắt đầu sau trong tiếng Anh gọi là forward start option.
1.3. Ví dụ cụ thể và những đặc điểm cần lưu ý về quyền chọn bắt đầu sau:
Vào thời điểm khởi tạo, một hợp đồng quyền chọn bắt đầu sau sẽ thiết lập đầy đủ những thông số liên quan, trừ mức giá thực hiện. Ngày đáo hạn, tài sản cơ sở, kích cỡ hợp đồng và ngày bắt đầu đều được thiết lập vào thời điểm tạo hợp đồng. Giá thực hiện được hiểu là mức giá thiết lập trước mà tại đó hợp đồng phái sinh có thể được mua hay bán khi thực hiện. Đối với quyền chọn mua, giá thực hiện được hiểu cơ bản là mức giá của chứng khoán mà chủ thể là những người nắm giữ hợp đồng có thể mua. Đối với quyền chọn bán, giá thực hiện được hiểu là mức giá mà chứng khoán có thể được bán.
Yếu tố chưa biết duy nhất của hợp đồng là giá thực hiện. Và trong việc định giá hợp đồng thì giá tương lai của tài sản cơ sở cũng được xem là một ẩn số đối với các chủ thể. Thông thường thì hợp đồng được ký kết sẽ đề ra một vài tham số về sự liên quan giữa giá thực hiện và giá của tài sản cơ sở trong thực tiễn.
Ví dụ cụ thể như chủ thể là người mua hay bán quyền chọn có thể chỉ rõ rằng giá thực hiện phải bằng với giá của tài sản cơ sở, hoặc phải cao hơn hay thấp hơn 3%, 5%. Bởi vì nó chính là một dạng hợp đồng tùy chỉnh, nên mọi người có thể thương lượng với nhau về bất kì điều khoản nào mà mình muốn.
Quyền chọn bắt đầu sau thường cố điều chỉnh giá thực hiện trong tương lai sao cho trạng thái của quyền chọn là hòa vốn (at the money) hay gần hòa vốn (near the money). Trong trường hợp cụ thể này thì chủ thể là người người nắm giữ quyền chọn sẽ có quyền, nhưng các chủ thể này cũng không bắt buộc, mua hoặc bán tài sản cơ sở trong tương lai với mức giá thị trường hoặc xấp xỉ như vậy.
Việc biết được sự tương quan giữa giá thực hiện và giá của tài sản cơ sở cũng có vai trò quan trọng và sẽ giúp các chủ thể có thể xác định phí quyền chọn một cách dễ dàng hơn. Phí quyền chọn cũng được thiết lập vào thời điểm bắt đầu hợp đồng, trước ngày kích hoạt.
Khi quyền chọn bắt đầu sau được kích hoạt thì quyền chọn bắt đầu sau được tính giá trị tương tự giống như là một quyền chọn giản đơn.
Quyền chọn cổ phiếu công nhân viên cũng là một dạng quyền chọn bắt đầu sau. Trong trường hợp cụ thể này là khi công ty cam kết thưởng cho nhân viên những quyền chọn huề vốn mà không cần biết giá cổ phiếu tương lai là bao nhiêu.
2. Một số các thuật ngữ liên quan:
Giá thực hiện:
– Khái niệm giá thực hiện:
Giá thực hiện là mức giá thiết lập trước mà tại đó hợp đồng phái sinh có thể được mua hay bán khi thực hiện.
Đối với quyền chọn mua, giá thực hiện được hiểu cơ bản là mức giá của chứng khoán mà chủ thể là người nắm giữ hợp đồng có thể mua. Đối với quyền chọn bán, giá thực hiện được hiểu là mức giá mà chứng khoán có thể được bán ra.
– Giá thực hiện trong tiếng Anh gọi là gì?
Giá thực hiện trong tiếng Anh gọi là strike price hay exercise price.
– Tìm hiểu rõ hơn về giá thực hiện:
Giá thực hiện được sử dụng trong giao dịch phái sinh (đa phần là giao dịch quyền chọn). Công cụ phái sinh được hiểu cơ bản là những sản phẩm tài chính có giá trị dựa trên một tài sản cơ sở (thường là những công cụ tài chính khác). Giá thực hiện cũng chính là biến số chính của những quyền chọn mua và bán.
Ví dụ cụ thể như chủ thể là người mua quyền chọn mua sẽ có quyền, nhưng các chủ thể này sẽ không bắt buộc, mua chứng khoán đó trong tương lai tại mức giá thực hiện. Và, cũng tương tự như vậy, chủ thể là những người mua quyền chọn bán sẽ có quyền, và các chủ thể này trên thực tế cũng không bắt buộc, bán chứng khoán trong tương lai tại mức giá thực hiện.
Giá thực hiện cũng chính là nhân tố chính có ý nghĩa quyết định giá trị của quyền chọn. Giá thực hiện được thiết lập khi hình thành hợp đồng và cho các chủ thể là những nhà đầu tư có thể biết được mức giá mà tài sản cơ sở phải chạm đến trước khi quyền chọn này có lời.
Khác biệt giá giữa giá của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện sẽ xác định giá trị của hợp đồng. Đối với những chú thể là người mua quyền chọn mua, nếu giá thực hiện cao hơn giá của chứng khoán cơ sở thì quyền chọn đó đang lỗ.
Trong trường hợp được nêu cụ thể bên trên, quyền chọn đó không có giá trị nội tại, nhưng quyền chọn đó vẫn có thể có giá trị nhờ độ dao động và thời gian còn lại trước khi đáo hạn. Hai nhân tố này có thể giúp quyền chọn chuyển sang trạng thái có lời trong tương lai. Ngược lại, nếu giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện thì quyền chọn có giá trị nội tại và đang trạng thái có lời.
Những chủ thể là người mua quyền chọn bán sẽ có trạng thái đang lời nếu như giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện và đang lỗ nếu như giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện.
Phí quyền chọn:
– Khái niệm phí quyền chọn:
Phí quyền chọn được hiểu là giá thị trường hiện tại của một hợp đồng quyền chọn. Phí quyền chọn cũng chính là khoản tiền thu về của người thực hiện bán quyền chọn cho người khác.
Phí quyền chọn của quyền chọn đang lời bao gồm giá trị nội tại và giá trị ngoại lai. Còn phí quyền chọn của quyền chọn đang lỗ thì chỉ có giá trị ngoại lai.
– Phí quyền chọn trong tiếng Anh gọi là gì?
Phí quyền chọn trong tiếng Anh gọi là option premium.
– Tìm hiểu rõ hơn về phí quyền chọn:
Những chủ thể là những nhà đầu tư bán quyền chọn mua hay bán quyền chọn bán sử dụng phí quyền chọn làm nguồn thu nhập phối hợp với một chiến lược đầu tư bao quát hơn để phòng vệ giá cho một phần hoặc cả danh mục đầu tư.
Giá của quyền chọn hiển thị tại sàn giao dịch sẽ mặc định được coi là phí quyền chọn. Bởi vì bản thân những quyền chọn này không hề có giá trị cơ sở nào.
Những nhân tố cấu thành nên phí quyền chọn hiện nay bao gồm giá trị nội tại, giá trị thời gian và biến động ngụ ý của tài sản cơ sở. Khi quyền chọn gần đến ngày đáo hạn, giá trị thời gian của nó sẽ tiến về 0, còn giá trị nội tại sẽ đại diện chặt chẽ cho khoản khác biệt giữa giá của tài sản cơ sở và giá thực hiện của hợp đồng.
Những nhân tố của phí quyền chọn
Nhân tố chính ảnh hưởng đến phí quyền chọn chính là giá của tài sản cơ sở, trạng thái hợp đồng, thời gian còn lại trước khi đáo hạn và biến động ngụ ý.
Khi giá của tài sản cơ sở thay đổi thì phí quyền chọn cũng sẽ thay đổi trong thực tiễn. Nếu giá của tài sản cơ sở tăng lên thì phí quyền chọn của quyền chọn mua tăng nhưng phí quyền chọn của quyền chọn bán giảm. Còn khi giá của tài sản cơ sở giảm thì phí quyền chọn của quyền chọn bán tăng, còn quyền chọn mua thì ngược lại.
Trạng thái moneyness tác động cụ thể đến phí quyền chọn vì trạng thái moneyness thể hiện giá của tài sản cơ sở đang cách giá thực hiện bao xa. Đối với quyền chọn đang lời thì phí quyền chọn cũng sẽ tăng. Ngược lại, phí quyền chọn cũng sẽ giảm nếu quyền chọn đang lỗ.
Thời gian còn lại trước khi đáo hạn, hay thời gian hữu dụng cũng sẽ ảnh hưởng đến giá trị thời gian của phí quyền chọn. Khi quyền chọn gần đến ngày đáo hạn, phí quyền chọn chỉ còn chủ yếu là giá trị nội tại.