Hiện nay, cùng với cơ chế mở cửa thị trường của các quốc gia, hợp tác kinh tế quốc tế, giao thương hàng hóa ngày càng phát triển, mở rộng. Tuy nhiên khi hàng hóa được xuất xứ ra thị trường quốc tế thì cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện cũng như những quy tắc xuất xứ hàng hóa quốc tế. Vậy quy tắc xuất xứ hàng hóa quốc tế là gì? Các vấn đề liên quan?
Mục lục bài viết
1. Quy tắc xuất xứ hàng hóa quốc tế là gì?
– Các “quy tắc xuất xứ” là các tiêu chí được áp dụng để xác định nơi mà sản phẩm được sản xuất. Các quy tắc này là yếu tố cơ bản đối với các luật lệ thương mại bởi vì có một số biện pháp dẫn đến sự phân biệt đối xử giữa các nước xuất khẩu: hạn ngạch, thuế quan ưu đãi, biện pháp chống bán phá, giá, thuế đối kháng… Các quy tắc xuất xứ cũng được dùng để thống kê thương mại và tạo các nhãn mác (sản xuất tại…) dán trên sản phẩm. Quá trình toàn cầu hoá đang làm cho mọi thứ trở nên phức tạp hơn. Nó cũng làm phức tạp cách thức xác định xuất xứ của một sản phẩm khi sản phẩm đó được cấu thành từ nhiều thành tố cùng lúc được tạo ra từ nhiều nơi khác nhau.
– Luật thương mại quốc tế về các quy tắc xuất xứ buộc các nước phải làm sao để các quy tắc xuất xứ của họ bảo đảm được tính minh bạch; không hạn chế, bóp méo hoặc làm rối loạn hoạt động thương mại quốc tế; được triển khai áp dụng một cách đồng bộ, thống nhất, công bằng và thoả đáng; phải được xây dựng theo các tiêu chí tích cực nhằm xác định khi nào thì xuất xứ của sản phẩm được công nhận, chứ không phải để xác định khi nào thì nó không được công nhận.
– WTO có Hiệp định về quy tắc xuất xứ (Hiệp định RO). Hiệp định RO quy định một khuôn khổ để thống nhất về quy tắc xuất xứ không ưu đãi, những quy tắc mà sẽ điều chỉnh thương mại quốc tế khi không có hiệp định thương mại tự do hay liên minh thuế quan. Hiệp định thành lập Ủy ban về quy tắc xuất xứ và khuyến nghị sẽ có một hiệp định của WTO về quy tắc xuất xứ (“hài hoà hoá các quy định”) được áp dụng cho tất cả các nước, trừ một số ngoại lệ chẳng hạn, các nước thuộc khu vực thương mại tự do được phép áp dụng những quy tắc xuất xứ khác nhau đối với hàng hoá được trao đổi trong khối. Hiện nay, Ủy ban về các quy tắc xuất xứ của WTO và một Ủy ban về kĩ thuật đang triển khai các công việc này dưới sự bảo trợ của Liên minh hải quan thế giới ở Brussels nhằm tạo ra được những quy tắc chung về xác định xuất xứ của hàng hoá.
– Điều được nhất trí chung là xuất xứ thông thường cần phải được quyết định theo sự chuyển dịch của dòng thuế (sự thay đổi về nhóm mã HS của dòng thuế) tức là khi các nguyên liệu hay linh kiện được xếp vào một nhóm mã HS của dòng thuế này nhưng sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra lại được xếp vào một nhóm mã HS khác. Thông thường thì sự chuyển dịch của dòng thuế như vậy cho thấy có sự chế xuất đáng kể hay sự thay đổi hình dạng đáng kể tại nước nơi có sự chuyển dịch đó đủ để trao xuất xứ từ nước đó.
– Cũng có các tình huống, đối với các sản phẩm nhạy cảm, các nước thành viên mong muốn có cách tiếp cận khác, chẳng hạn, quy định một bộ phận cấu thành quan trọng của sản phẩm phải có nguồn gốc từ nước xuất xứ hoặc một tỉ lệ cụ thể chi phí sản xuất phải phản ánh hàm lượng nội địa, hoặc một số nguyên liệu nhất định (như là cotton được sử dụng trong sản xuất hàng dệt) phải có xuất xứ trong nước…)
– Khi các quy tắc xuất xứ ưu đãi chỉ được sử dụng trong một khu vực thương mại tự do hay liên minh hải quan thì Phụ lục II của Hiệp định RO yêu cầu các quy tắc đó phải tuân theo các yêu cầu minh bạch của Điều X GATT và phải áp dụng quy chuẩn suy loại (tức là chấp nhận cái đem lại xuất xứ mới sẽ thay cho cái không đem lại xuất xứ mới). Cũng có những ý kiến khác nhau trong xử lí một số vấn đề liên quan, chẳng hạn, liệu việc nhuộm hay in sản phẩm dệt có đem lại xuất xứ của nước nhuộm hay in sản phẩm dệt không hay là xuất xứ của nước vải được dệt? Sản phẩm thép mạ có xuất xứ của nơi mạ hay nơi thép được sản xuất? Khi 120 xe máy được một nước này lắp ráp từ nguyên liệu và linh kiện được sản xuất tại một nước khác thì nước nào là nước xuất xứ? Liệu đường có nguồn gốc từ nước mà sản phẩm này được tinh chế hay từ nước làm ra nước mía hay từ nước trồng củ cải đường đó? Khi cá được đánh bắt tại vùng đặc quyền kinh tế của một nước bởi tàu của nước khác và có thể là sau đó được chế biến tại nước thứ 3 thì sản phẩm cá có nguồn gốc nước nào? Xuất xứ của dầu lửa và khí gas được lọc tại một nước nhưng lấy từ dầu thô của một nước khác thì xuất xứ nước nào? Xuất xứ ra sao đối với cà phê được rang và đóng gói tại một nước nhưng từ nguồn cà phê được trồng tại nước khác?…
– Việc thi hành các quy định về quy tắc xuất xứ tại các nước đang phát triển khá phức tạp. Một vấn đề lớn với các quy tắc xuất xứ là chúng rất khó quản lí và thực thi đối với cả doanh nghiệp và cơ quan hải quan. Ngoài EU, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và một số ít nước công nghiệp phát triển khác, còn hầu hết các cơ quan hải quan các nước, nhất là các nước kém phát triển (LDCs) không được đào tạo và có | trình độ đủ để giám sát một cách hiệu quả các nhà nhập khẩu thực thi các vấn đề liên quan đến quy tắc xuất xứ, nhất là các vấn đề liên quan tới tỉ lệ trị giá gia tăng nội địa trong một sản phẩm.
2. Các vấn đề liên quan quy tắc xuất xứ hàng hoá quốc tế:
– Các biện pháp đầu tư liên quan thương mại: Đầu tư là vấn đề luôn được các nước quan tâm. Pháp luật về đầu tư quốc tế sẽ được nghiên cứu ở Phần IV của Chương này. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại thường được nhiều nước áp dụng như là các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ thương mại trong nước. Luật thương mại quốc tế có nhiều quy định về vấn đề này. WTO có Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIMs). Hiệp định TRIMs chỉ áp dụng cho các biện pháp gây cản trở cho việc tiến hành các hoạt động thương mại hàng hoá. Hiệp định thừa nhận một số biện pháp có thể gây hạn chế hoặc bóp méo thương mại hàng hoá.
– Hiệp định quy định không áp dụng những biện pháp phân biệt đối xử đối với người hoặc hàng hoá nước ngoài (tức là vi phạm nguyên tắc “đối xử quốc gia” của GATT) và làm hạn chế khối lượng hàng hoá lưu thông (trái với một nguyên tắc khác của GATT). Theo Hiệp định, một ủy ban về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại được thành lập với trách nhiệm giám sát việc triển khai các cam kết. Hiệp định cũng quy định các thành viên của WTO sẽ xem xét, muộn nhất là vào ngày 01/01/2000, xem liệu có nên bổ sung vào hiệp định một số điều khoản về chính sách đầu tư và cạnh tranh hay không. Quá trình xem xét này nằm trong khuôn khổ Chương trình Doha về phát triển.
3. Một số quy định tùy nghi trong thương mại quốc tế:
+ Các quy định về mua bán máy bay dân dụng: Các quy định này nằm trong Hiệp định về mua bán máy bay dân dụng có hiệu lực từ ngày 01/01/1980. Hiệp định quy định xoá bỏ thuế nhập khẩu đánh vào tất cả các loại máy bay không phải là máy bay quân sự cũng như vào các sản phẩm có liên quan khác như động cơ máy bay dân dụng, linh kiện và phụ tùng của động cơ, tất cả các linh kiện và bộ phận của máy bay dân dụng cũng như các thiết bị dạy bay, bộ phận, phụ
– Các quy định về chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ a. Các biện pháp chống bán phá giá | Điều VI Hiệp định GATT 1994 quy định về chống bán phá giá (AD) như sau: “Các bên kí kết nhận thấy rằng bán phá giá, với việc sản phẩm của một nước này được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá trị bình thường của sản phẩm này, phải bị lên án nếu việc đó gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất đáng kể cho một ngành kinh tế tại lãnh thổ của một bên kí kết hay thực sự làm chậm trễ sự thiết lập một ngành kinh tế trong nước”. WTO có Hiệp định về thực thi Điều VI của GATT nói trên, thường được gọi là “Hiệp định chống bán phá giá” (Hiệp định AD).
– Định nghĩa pháp lí về bán phá giá được nêu rất cụ thể trong Hiệp định AD, theo đó một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu của sản phẩm đó thấp hơn giá có thể so sánh được trong điều kiện thương mại bình thường (giá trị bình thường) của sản phẩm tương tự được tiêu thụ tại thị trường nước xuất khẩu. WTO không đề cập trường hợp bán phá giá sản phẩm tương tự trong thị trường nội địa của một nước.
– Hiệp định AD có quy định chi tiết đối với việc so sánh về giá để đi đến quyết định cuối cùng về việc bán phá giá; quy định cách thức xác định “giá trị bình thường” (là giá bán tại thị trường trong nước hay nếu giá này không cho phép so sánh đúng thì là giá tại nước thứ ba hay giá “tính toán” từ các thông số về chi phí). Hiệp định AD yêu cầu phải có những nỗ lực để so sánh các sản phẩm tương tự”, mặc dù các sản phẩm đó không nhất thiết phải là giống hệt.
– Điểm then chốt trong việc xác định có bán phá giá hay không là yêu cầu phải có sự so sánh công bằng” giữa giá trị bình thường của sản phẩm tại thị trường trong nước và giá xuất khẩu sản phẩm này. Về cơ bản, việc tính toán đó có điều chỉnh đối với cả giá trị bình thường và giá xuất khẩu trên cơ sở giá xuất xưởng thông qua những điều chỉnh cần thiết liên quan tới những khác biệt về chi phí bán hàng, vận chuyển, đặc điểm vật lí và các yếu tố khác “có ảnh hưởng tới khả năng so sánh của giá”. Các nước có thể áp dụng nhiều phương pháp tính toán khác nhau để biết liệu một sản phẩm bị phá giá nhiều hay ít. Hiệp định AD chỉ cho phép ba phương pháp tính toán “giá trị bình thường” của một sản phẩm, phương pháp chính dựa trên mức giá được áp dụng trên thị trường của nước xuất khẩu. Nếu phương pháp này không áp dụng được thì có thể sử dụng hai cách sau: hoặc dựa trên mức giá mà nhà xuất khẩu áp dụng tại một nước khác; hoặc tính mức giá theo chi phí sản xuất, các chi phí khác và mức lợi nhuận thông thường của nhà xuất khẩu.
– Hiệp định AD cũng quy định rõ làm thế nào để so sánh một cách công bằng mức giá của nhà xuất khẩu với mức giá trị có thể được coi là bình thường. Sự khác biệt về phương pháp tính toán giá trị bình thường” của một sản phẩm không nhất thiết tạo ra cơ sở để kết luận có bán phá giá hay không. Vấn đề cốt lõi là nếu so sánh hai loại giá trên và nhận thấy có sự khác biệt giữa giá trị bình thường và giá xuất khẩu (hiệu của chúng lớn hơn 0) thì có thể xác định là có bán phá giá.
– Hiệp định AD cho phép chính phủ các nước có biện pháp chống bán phá giá khi ngành sản xuất trong nước thực sự bị thiệt hại vật chất do việc bán phá giá gây ra. Muốn vậy, chính phủ nước có liên quan phải chứng minh được là có hành vi bán phá giá, tính được biên độ phá giá mức độ thấp hơn, chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá lưu hành trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu) và chứng minh được rằng việc bán phá giá đang gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại vật chất đáng kể. Hiệp định AD, pháp luật AD của Việt Nam và nhiều nước khác đều thừa nhận việc chống bán phá giá bất kể hành vi nào có hợp lí hay bất hợp lí từ góc độ kinh tế và bất kể có đem lại lợi ích cho người tiêu dùng hay không.
– Các cuộc điều tra chống phá giá phải chấm dứt ngay lập tức, nếu cơ quan có thẩm quyền xác định được rằng biên độ phá giá là quá nhỏ tức dưới 2% giá xuất khẩu. Các điều kiện khác cũng được nêu ra trong Hiệp định AD chẳng hạn cơ quan có thẩm quyền cũng phải chấm dứt điều tra nếu hàng hoá nhập khẩu được bán phá giá với số lượng không đáng kể, tức lượng hàng xuất khẩu bán phá giá của một nước thấp hơn 3% tổng giá trị nhập khẩu của sản phẩm đó. Tuy nhiên, các cuộc điều tra AD có thể được tiếp tục nếu tổng lượng hàng xuất khẩu bán phá giá của những nước thuộc diện này chiếm ít nhất 7% tổng giá trị nhập khẩu.
– Các biện pháp chống phá giá phải chấm dứt sau năm năm kể từ ngày đưa vào áp dụng các biện pháp đó, trừ phi có cuộc điều tra AD khác chứng minh rằng việc bãi bỏ biện pháp AD này có thể gây ra thiệt hại cho ngành kinh tế trong nước.