Quy tắc tài khóa được xem như là công cụ quan trọng do chính phủ sử dụng nhằm mục đích để can thiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm cho người dân trên địa bàn cả nước. Chính bởi vì thế mà chính phủ nước ta đã sử dụng những quy tắc tái khóa trong nền kinh tế của đất nước.
Mục lục bài viết
1. Quy tắc tài khóa là gì?
Tài khóa có thể hiểu là một chu kỳ trong thời gian cụ thể là 12 tháng, đây được xem là mốc thời gian được sử dụng để nhằm tính thuế hàng năm, có hiệu lực cho báo cáo dự toán và quyết toán hàng năm của ngân sách nhà nước cũng như của các doanh nghiệp. Tài khóa thông thường sẽ được sử dụng tương đương hoặc thay thế cho từ năm quyết toán thuế hoặc cụm từ năm tài chính.
Chính sách tài khóa được hiểu là quyết định của chính phủ về điều chỉnh mức chi tiêu và thuế suất nhằm mục đích hướng nền kinh tế vào mức sản lượng, mức việc làm mong muốn, ổn định giá cả, lạm phát trong nền kinh tế của một quốc gia. Hiểu một cách đơn giản hơn thì chính sách tài khóa được xem là công cụ quan trọng của nền kinh tế vĩ mô, tác động đến quy mô hoạt động kinh tế thông qua thay đổi chi tiêu, thuế của chính phủ.
Như vậy, ta có thể hiểu như sau, các chính sách tài khóa là các biện pháp can thiệp của chính phủ vào các hệ thống thuế khóa trong khoảng thời gian nhất định và chi tiêu của chính phủ với mục đích chính là để đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân hoặc ổn định giá cả và lạm phát. Ta cũng có thể hiểu chính sách tài khóa là một công cụ quan trọng của chính sách kinh tế vĩ mô, để có thể tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu hay thuế của chính phủ. Chính vì thế việc thực thi chính sách tài khóa trên đất nước ta sẽ do chính phủ thực hiện liên quan đến những thay đổi trong các chính sách thuế hay có thể là thay đổi chính sách chi tiêu chính phủ.
Quy tắc tài khoá trong tiếng anh là Fiscal rules.
2. Phân loại quy tắc tài khóa:
Quy tắc tài khóa có các loại khác nhau, đầu tiên chúng ta phải kể đến quy tắc hình thức xác định các thuộc tính và tương tác giữa các bên tham gia vào quy trình ngân sách với mục tiêu tăng cường tính minh bạch và có thể trách nhiệm giải trình và hiệu quả của quản lí tài khóa. Ngoài ra thì các quy tắc tài khóa định lượng có thể được hiểu là các cam kết lâu dài nhằm mục đích để đạt được các mục tiêu định lượng đề ra cho một số số liệu ngân sách tổng thể chính. Cụ thể quy tắc tài khóa được phân loại như sau:
– Thứ nhất: Quy tắc hình thức:
Đối với quy tắc tài khóa thì các quy tắc hình thức có thể được xem là công cụ để nhằm mục đích nâng cao công tác quản lý tài khóa. Các quy tắc hình thức có thể giúp cho quy trình ngân sách mang tính chất thứ bậc hơn bằng cách trao quyền lực cho những chủ thể đảm bảo thực hiện chính sách tài khóa đúng đắn và có thể làm rõ những điểm yếu kém trong khuôn khổ tài khóa và giúp tăng cường tính trách nhiệm giải trình đối với xã hội.
Ở khâu dự toán ngân sách, các quy tắc mang tính thứ bậc là những quy tắc trao nhiều quyền lực cho bộ trưởng tài chính hơn là các bộ chi tiêu; ở khâu phê chuẩn, chúng hạn chế quyền điều chỉnh quy mô đề xuất ngân sách của cơ quan lập pháp; và ở khâu chấp hành, chúng hạn chế quyền sửa đổi ngân sách đã được thông qua của cơ quan lập pháp. Theo đó nên có thể thấy bên cạnh việc nâng cao khả năng quản trị và tính minh bạch, các quy tắc hình thức có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được sự đồng thuận về các cải cách tài khóa.
– Thứ hai: Quy tắc định lượng:
Quy tắc định lượng dược phân ra làm bốn loại đó là các quy tắc về cán cân ngân sách, quy tắc về nợ hay các quy tắc bù đắp, các quy tắc chi tiêu, các quy tắc thu cụ thể được hiểu như sau:
+ Các quy tắc về cán cân ngân sách:
Các quy tắc này có thể được áp dụng cho cán cân tài khóa không điều chỉnh hoặc cán cân (cơ cấu) được điều chỉnh theo chu kì.
Chúng có thể được xác định cho cán cân tổng thể (bao gồm tất cả các khoản thu và chi tiêu tài khóa), cán cân ngân sách cơ bản (không bao gồm chi trả lãi) hoặc cán cân vãng lai (không bao gồm chi đầu tư, được gọi là các quy tắc vàng).
+ Các quy tắc về nợ hay các quy tắc bù đắp:
Các quy tắc về nợ thông thường được quy định như là mức giới hạn trần hệ số nợ trên GDP, thể hiện dưới dạng số tổng hoặc số ròng. Các quy tắc về nợ hay các quy tắc bù đắp cũng có thể đặt ra những giới hạn về vay mượn, ví dụ như trong vấn đề ngân hàng trung ương phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ.
+ Các quy tắc chi tiêu:
Các quy tắc này định mức giới hạn trần cho tổng chi tiêu công hoặc một số hạng mục chi công cụ thể. Chúng ta thường được áp đặt cho mức độ, tỉ lệ tăng trưởng hoặc tỉ lệ phần trăm GDP.
+ Các quy tắc thu:
Các quy tắc thu có thể được dùng nhằm mục đích để định mức giới hạn trần nhằm tránh hiện tượng gánh nặng thuế khóa quá mức hoặc giới hạn sàn để khuyến khích thu.
Như vậy, ta nhận thấy, thông qua quy tắc định lượng chúng ta có thể thấy đây được xem là một hình thức để nhằm cách lượng hóa các tính chất, quy luật tác động giữa các yếu tố trong quá trình hoạt động tài chính kinh tế và thị trường thông qua những ảnh hưởng lẫn nhau của các yếu tố tài chính trên thực tế và từ đó đưa ra độ đo cụ thể để phản ánh ứng độ ảnh hưởng, tương tác của các yếu tố tài chính, quy luật tài chính trên những con số cụ thể.
3. Vai trò của quy tắc tài khóa:
Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa đóng góp những vai trò vô cùng quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế đất nước.
+ Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa được xem là công cụ được sử dụng để nhằm mục đích điều tiết nền kinh tế của chính phủ thông qua thuế và chính sách chi tiêu mua sắm. Nếu trong điều kiện bình thường, chính sách tài khóa dùng để tác động cho tăng trưởng kinh tế. Còn khi nền kinh tế phát triển quá mức hoặc bị suy thoái thì nó lại là công cụ đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng nhất.
+ Với điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để nhằm tác động vào tăng trưởng kinh tế đất nước.
+ Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mức mục tiêu), chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
+ Về mặt ý thuyết, chính sách tài khóa còn được xem là một công cụ để nhằm mục đích khắc phục thất bại của thị trường. Bên cạnh đó còn giúp phân bổ các nguồn lực có hiệu quả thông qua việc thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thuế.
Như vậy, ta nhận thấy, chính sách tài khóa là công cụ phân phối, tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân. Mục tiêu của chính sách tài khóa sẽ làm để điều chỉnh phân phối thu nhập, tài sản, cơ hội hoặc rủi ro có nguồn gốc từ thị trường. Tức chính sách tài khóa sẽ tạo lập sự ổn định về mặt xã hội để tạo nên môi trường ổn định hơn cho việc tăng trưởng và đầu tư.
+ Chính sách tài khóa còn giúp phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu chi ngân sách hiệu quả.
+ Chính sách tài khóa có ý nghĩa trong việc hướng đến mục tiêu tăng trưởng, định hướng phát triển. Dù tăng trưởng trực tiếp hay gián tiếp thì tất cả cũng là mục tiêu cuối cùng của chính sách tài khóa.
Như vậy, ta nhận thấy, chính sách tài khóa đóng vai trò to lớn và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của đất nước cũng như chính sách tài khóa còn giúp thúc đẩy phát triển kinh tế trên thị trường hiện nay.
Ngày nay, các chính sách tài khóa được ban hành và áp dụng trễ hơn so với diễn biến của thị trường tài chính, chính phủ cần thu thập dữ liệu báo cáo trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó mới thống kê làm căn cứ đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, quyết định ban hành chính sách. Chính vì thế, sau khi chính sách tài khóa được ban hành thì cần một khoản thời gian để đến được với người dân và các chủ thể là người thụ hưởng.